Từ đồng nghĩa trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 5, giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 cánh diều, tập đọc lớp 5 Bài 1. Trẻ em như búp trên cành


Từ đồng nghĩa trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều

Xếp các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau vào nhóm phù hợp:

Nhận xét 1

Trả lời câu hỏi 1 Nhận xét trang 11 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Xếp các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau vào nhóm phù hợp:

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học để sắp xếp các từ vào nhóm phù hợp

Lời giải chi tiết:

Nhóm 1: xinh xắn, đẹp, xinh

Nhóm 2: xe lửa, tàu hỏa

Nhóm 3: nhà nước, non sông, giang sơn, tổ quốc, đất nước

Nhóm 4: cho, biếu

Nhận xét 2

Trả lời câu hỏi 2 Nhận xét trang 11 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Đặt một câu với động từ cho , một câu với động từ biếu . Rút ta nhận xét về cách dùng mỗi từ đó

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức thực tế và đã học để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Nay mẹ mua quà sinh nhật cho em

- Bố mẹ đã biếu bà ngoại ít bánh chưng và mứt Tết.

- Nhận xét: Các từ biếu, cho đều là chuyển vật mình đang sở hữu cho người khác mà không đổi lấy gì cả. Tuy nhiên lại khác nhau về sắc thái biểu cảm và đối tượng nói đến khi sử dụng.

+ Từ “cho” thường dùng trong trường hợp người trên/lớn tuổi hơn trao cho người dưới/nhỏ tuổi hơn biểu thị sắc thái bình thường, thân mật.

+ Từ “biếu” thường dùng trong trường hợp người dưới/ nhỏ tuổi hơn trao cho người trên/lớn tuổi hơn biểu thị sợ tôn trọng, thành kính.

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi 1 Luyện tập trang 11 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: học trò, siêng năng, giỏi.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về từ đồng nghĩa để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Học trò: Học sinh, học viên, đệ tử…

- Siêng năng: cần cù, chăm chỉ, kiên trì…

- Giỏi: thông minh, xuất sắc, tài giỏi…

Luyện tập 2

Trả lời câu hỏi 2 Luyện tập trang 11 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Tìm trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống từ mang . Theo em, việc dùng các từ ấy ở mỗi câu có phù hợp không? Vì sao?

Bạn Lê đeo trên vai chiếc ba lô con cóc đựng mấy chai nước uống, haia tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thưu điệu đà xách túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn “đô vật” vác một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to khỏe hăm hở khiêng thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại.

Theo sách Tiếng việt 5 (2006)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống từ mang là: đeo, xách, vác, khiêng

- Theo em, việc dùng các từ ấy ở mỗi câu là phù hợp vì để tránh lặp từ và để phù hợp với từng ngữ cảnh, cách thức hành động.


Cùng chủ đề:

Trò chơi mở rộng vốn từ: Hòa bình trang 83 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều
Trò chơi: Chinh phục đỉnh núi Phan Xi Păng trang 35 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều
Trò chơi: Trại hè quốc tế trang 111 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều
Tuần lễ Vàng trang 54 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều
Từ đa nghĩa trang 57 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Từ đồng nghĩa trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Tự đánh giá: Rất nhiều Mặt Trăng trang 18 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Tự đọc sách báo trang 54 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Tự đọc sách báo về nghề nghiệp trang 78 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Tục ngữ về ý chí, nghị lực trang 60 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Viết báo cáo công việc trang 77 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều