Tự học - Một thú vui bổ ích — Không quảng cáo

Tác giả, tác phẩm Văn 7 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị Tác giả - Tác phẩm Chân trời sáng tạo HK2


Tự học - một thú vui bổ ích

Tự học - một thú vui bổ ích (Chân trời sáng tạo) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 7

Tác giả

1. Tiểu sử

- Nguyễn Hiến Lê (08/01/1912-22/12/1984), quê ở làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc xã Phú Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội).

- Gia đình: xuất thân từ một gia đình nhà Nho

2. Sự nghiệp

- Năm 1934, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Công chính Hà Nội rồi vào làm việc tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ

- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông đi dạy học ở Long Xuyên

- 1952, ông chuyển lên Sài Gòn mở nhà xuất bản và biên dịch sách, sáng tác, viết báo

- Những năm trước và sau 1975, Nguyễn Hiến Lê luôn là một cây bút có tiếng, viết miệt mài và là một nhân cách lớn.

- Là học giả, nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập Việt Nam

- Ông có 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, gương danh nhân, chính trị, kinh tế…

- Các tác phẩm tiêu biểu: Kim chỉ nam cho học sinh (1951); Nghệ thuật nói trước công chúng (1953); Tương lại trong tay ta (1962); Hương sắc trong vườn văn (1962); Đại cương văn học sử Trung Quốc (1955); Chiến tranh và hòa bình (1968) (dịch Lev Nikolayevich Tolstoy); Con đường thiên lý (1990)...

Sơ đồ tư duy tác giả Nguyễn Hiến Lê:

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Trích Tự học - một như cầu thời đại , NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2007

b. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “nó là một cái thú”): Giới thiệu về tự học

- Phần 2 (tiếp theo đến “đọc sách một giờ mà không hết buồn”): Tác dụng của tự học

- Phần 3 (còn lại): Tầm quan trọng của tự học

c. Thể loại: văn bản nghị luận

d. Phương thức biểu đạt: nghị luận

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Văn bản giúp người đọc nhận ra được tầm quan trọng của tự học: tự học là sự cần thiết nhưng không bắt buộc, giúp ta hoàn toàn tự do, tự chủ giống như cái thú đi chơi bộ, một cuộc du lịch bằng trí óc, một thú vui thanh nhã.

b. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi

- Lối viết hấp dẫn, thuyết phục

- Dẫn chứng cụ thể, sinh động, thể hiện sự hiểu biết sâu rộng của tác giả

Sơ đồ tư duy văn bản Tự học - một thú vui bổ ích:


Cùng chủ đề:

Trái tim Đan - Kô
Trò chơi cướp cờ
Trở gió - Nguyễn Ngọc Tư
Trưa tha hương
Tượng đài vĩ đại nhất
Tự học - Một thú vui bổ ích
Tục ngữ và sáng tác văn chương
Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1),(2)
Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa - Đinh Trọng Lạc
Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ
Xưởng sô - Cô - La