“Tuyên ngôn độc lập” láy đi láy lại hai sự thật lịch sử nào? Ý nghĩa? - Ngữ Văn 12 — Không quảng cáo

Văn mẫu 12 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 12 hay nhất Nghị luận xã hội lớp 12


“Tuyên ngôn độc lập” láy đi láy lại hai sự thật lịch sử nào? Ý nghĩa? - Ngữ Văn 12

Tuyên ngôn độc lập” láy đi láy lại hai sự thật lịch sử, đó là: - Sự thật là dân ta đã lấy lại đất nước từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Đề bài

“Tuyên ngôn độc lập” láy đi láy lại hai sự thật lịch sử nào? Ý nghĩa?

Lời giải chi tiết

Gợi ý:

a. Tuyên ngôn độc lập” láy đi láy lại hai sự thật lịch sử, đó là:

- Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

- Sự thật là dân ta đã lấy lại đất nước từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

b. Ý nghĩa:

- Vào thời gian này, chính quyền thực dân Pháp đang rêu rao với dư luận rằng “Đông Dương là của Pháp, nay Nhật đầu hang Đồng minh thì Đông Dương phải trả lại cho Pháp”. Với hai sự thật được nêu ra, Hồ Chí Minh đã đập tan xảo ngôn của nhà cầm quyền Pháp.

- Láy đi láy lại hai từ “sự thật” cũng là cách lập luận sắc sảo, câu văn trùng điệp tạo nên niềm tự hào về chiến thắng quan trọng của nhân dân ta. Đó là chiến thắng phát xít, chiến thắng thực dân và làm sụp đổ chế độ phong kiến hàng ngàn năm trên đất nước ta.


Cùng chủ đề:

Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đối cả thế giới ” (N. Mandela). Anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về câu nói trên - Ngữ Văn 12
“Nhiều vần thơ xúc động đã dành để ca ngợi người phụ nữ” - Ngữ Văn 12
“Trong bóng tối, Mị đứng im lặng…không bằng con ngựa”. Phân tích đoạn văn trên, nêu rõ cảm nhận về nhân vật Mị và về ngòi bút miêu tả tinh tế, sâu sắc của Tô Hoài
“Tuyên ngôn độc lập” láy đi láy lại hai sự thật lịch sử nào? Ý nghĩa? - Ngữ Văn 12
“Văn học là nhân học” - Ngữ Văn 12
“Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và “Vợ nhặt” của Kim Lân là hai truyện ngắn đều viết về số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động. Em hãy phân tích hai truyện ngắn trên trong mối quan hệ đối sánh để n