Văn bản Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt đã giúp bạn hiểu thêm gì về hoạt động sáng tạo thơ ca? (trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5- 7 câu)
Bài viết của Lê Đạt cho ta những suy nghĩ: Hoạt động thơ ca với mỗi cá nhân, nếu chỉ dùng kĩ năng máy móc thì sẽ cho ra những câu thơ vô nghĩa, vô hồn. Vì vậy, thơ ca ra đời không chỉ cần có kĩ năng ngôn từ, am hiểu thể loại, sắp xếp bố cục mà còn phải có năng khiếu, xúc cảm chân thành và thăng hoa của những tâm hồn nhạy cảm trước cuộc sống.
Bài viết của Lê Đạt cho ta những suy nghĩ: Hoạt động thơ ca với mỗi cá nhân, nếu chỉ dùng kĩ năng máy móc thì sẽ cho ra những câu thơ vô nghĩa, vô hồn. Vì vậy, thơ ca ra đời không chỉ cần có kĩ năng ngôn từ, am hiểu thể loại, sắp xếp bố cục mà còn phải có năng khiếu, xúc cảm chân thành và thăng hoa của những tâm hồn nhạy cảm trước cuộc sống. Đồng thời, có thể mở rộng ra về một bài thơ hay dĩ nhiên phải làm bài thơ tràn đầy cảm xúc, dồn nén, truyền cảm, ám ảnh… Chúng ta không thể phản bác được các thi sĩ duy cảm này, bởi vì họ nói đúng. Một bài thơ mà chỉ toàn lí sự, bằng ngôn ngữ khái niệm… thì không phải là thơ. Và bao năm trời, ta từng run rẩy với những kiệt tác “thơ duy cảm” của các nhà thơ thời Thơ mới và nhiều nhà thơ say này. Đó là những bài thơ như “Tiếng thu”, “Tràng giang”, “Ngậm ngùi”, “Đây mùa thu tới”, “Tương tư chiều”, “Mùa xuân chín”, “Chân quê”… mãi còn khiến người đọc xúc động. Và với khả năng vượt thời gian như vậy- những bài thơ đó đích thị là những bài thơ hay.