Văn bản Cô bé bán diêm — Không quảng cáo

Soạn văn 8 tất cả các bài, Ngữ văn 8 , tổng hợp văn mẫu hay nhất


Văn bản Cô bé bán diêm

I/ Kiến thức cần nhớ: Các truyện kể cho trẻ em của An-đec-xen thường được biết đến với tên gọi truyện cổ tích vì truyện ông viết cho thiếu nhi thường phảng phất màu sắc cổ tích, tuy nhiên ở đó nhiều khi yếu tố hiện thực lại xuất hiện rất đậm nét.

1. Sự bất hạnh của em bé bán diêm và thế giơí mộng tưởng của em -> tấm lòng yêu thương  của nhà văn trước một số phận bất hạnh.

2. Nghệ thuật tương phản đặc biệt là sự đan xen, chuyển hóa giữa mộng và thực, cách kể chuyện giản dị nhưng truyền cảm và đầy ấn tượng đối với người đọc.

II/ Luyện tâp:

1. Vì sao thế giới mộng tưởng của em bé bán diêm được bắt đầu bằng hình ảnh lò sưởi và kết thúc bằng hình ảnh người bà nhân từ?

(* Vì em đang phải chịu cái rét khủng khiếp của đêm giao thừa với gió và tuyết lạnh, hơn nữa phải chịu cả cái rét của sự  thiếu vắng tình thương – hình ảnh bà xuất hiện -> tô đậm những bất hạnh của em bé trong thế giới hiện thực).

2. Hãy chỉ ra sự chuyển hóa giữa mộng và thực trong truyện?

( *Thế giới mộng tưởng của em bé trước tiên được dệt lên từ những chất liệu rất thực: lò sưởi, ngỗng quay….đây là những cảnh sinh hoạt rất thực đang bao quanh em, mọi người có nhưng em thì không -> cái thực đã thành mộng tưởng, chỉ trong mộng tưởng, em mới tìm được cái thực đã mất; còn người bà đã mất nhưng với em hình ảnh bà hiện lên rất thực…)

3. Theo em, kết thúc truyện có phải là kết thúc có hậu không? Vì sao?

(* Không, vì truyện cổ tích thường kết thúc có hậu, nhân vật tìm được hạnh phúc ngay trong hiện thực còn cô bé tìm thấy hạnh phúc trong mộng tuởng và chết trong cô đơn, giá lạnh, trong một thế giới mà chẳng ai biết về nó -> nỗi xót xa làm day dứt người đọc)

III. Những băn khoăn của An- đéc xen về số phận trẻ em nghèo

Một cô bé nhỏ xinh, ngoan ngoãn đáng được sống đầy đủ lại phải chịu nhiều bất hạnh trái ngang.

Từ khi gia đình tiêu tán, gia đình em phải sống chui rúc trong xó tối tăm. Cô phải bàn diêm để kiếm sống . Em bị bỏ đói, rét … đầu trần chân đi đất cứ lang thang trong đêm tối. Rét buốt đã khiến đôi bàn tay em cứng đờ ra, chân bầm tím. Em thiếu sự quan tâm tình thương của gia đình và xã hội.

Bà nội và mẹ cô những người thương yêu em thì đã lần lượt ra đi. Chỗ dựa tinh thần cuối cùng của em là người cha, nhưng cha lại lạnh lùng tàn nhẫn, khiến em luôn sống trong sợ hãi không muốn về nhà.

Người đời thì lạnh lùng nhẫn tâm, vô cảm trước tình cảnh của em, không ai đoái hoài đến lời chào của cô…người ta còn diễu cợt trên nỗi đau của em. Nhà văn day dứt trước cái chết của cô bé, nhà văn đã cổ tích sự ra đi của em trong thanh thản, mãn nguyện.


Cùng chủ đề:

Trong số những tác phẩm đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Phân tích tác phẩm đó để làm rõ lí do
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Từ một số bài ca dao than thân đã học hoặc đã đọc, hãy phát biểu cảm nghĩ của anh (chị) về số phận người phụ nữ trong xã hội cũ
Tức cảnh Pác Bó
Văn Thuyết Minh lớp 8
Văn bản Cô bé bán diêm
Văn bản tường trình - Văn bản thông báo
Văn tự sự lớp 8, văn kể truyện lớp 8
Viết bài tập làm văn số 2 lớp 8 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
Viết bài văn chứng minh nhận định: Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo của Vũ Ngọc Phan là đúng
Viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) về cảnh đẹp của quê hương em, trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép