Văn bản Đất rừng phương Nam
Buổi sáng, đất rừng thật là yên tĩnh. Trời không gió, nhưng không khí vẫn mát lạnh. Cái lành lạnh của hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ấm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh.
Đất rừng phương Nam
Đoàn Giỏi
Buổi sáng, đất rừng thật là yên tĩnh. Trời không gió, nhưng không khí vẫn mát lạnh. Cái lành lạnh của hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ấm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh. Ánh sáng trong vắt, hoi gọn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thuỷ tinh.
Tía nuôi tôi đi trước, bên hông lủng lẳng chiếc túi da beo, lưng mang cái gùi tre đan đã trát chai, lay cầm chà gạc. Lâu lâu, ông vung lay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi.
Thằng Cò đội cái thúng to lướng, trong thủng đụng một vò nước, mấy gói cơm nắm và cái áo ướt mồ hôi nó vừa cỏi ra cuộn lại, trên thủng úp chiếc nón lá rách. Tôi đã chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi tôi đã bơi xuống đi mượn của nhà ai ngoài xóm bìa rừng từ chiều hôm qua. Con Luốc chạy tung tăng sục sạo trong các bụi cây.
Lần đầu tiên tôi theo tỉa nuôi và thằng Cò đi “ăn ong” đây. Mấy hôm trước, má nuôi tôi đã kể tỉ mỉ cho tôi nghe cách gác kèo ong thế nào, nhưng tôi vẫn chưa hình dung được “ăn ong” ra sao. Những điều má nuôi lôi kể trong các sách giáo khoa không thấy nói. Khoa học tự nhiên ở trường chỉ mới cho tôi một khái niệm chung chung về xã hội loài ong, về những lợi ích của con ong, đại khái vậy thôi. Hiển nhiên từ những thời xa xôi, thuở con người ăn lông ở lỗ cho đến ngày nay, người la vẫn đi tìm lấy mật rừng bằng cách theo dấu đường bay của những con ong về tổ. Người ta phải khó nhọc lắm mới đưa được con ong rừng về nuôi thành con ong nhà, vì như thế, việc lấy mật sẽ dễ dàng và bảo đảm hơn.
Trong kho tàng kinh nghiệm của những nhà nuôi ong trên thế giới ghi chép trong các sách vở mà tôi được nghe thầy giáo tôi kể, không thấy có nơi nào nói đến việc lấy mặt bằng cách gác kèo như má nuôi tôi đã bảo cho tôi nghe vừa rồi.
– Thôi, dừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hãng đi!
Tía nuôi tôi ra lệnh cho chúng tôi như vậy.
Quả là tôi đã mệt thật. Tía nuôi tôi chỉ nghe tôi thỏ đằng sau lưng ông thôi mà biết chứ ông có quay lại nhìn tôi đâu! Chúng lôi đã bơi xuống đi từ lúc gà vừa gáy rộ canh tư. Thắng Cò thì coi bộ chưa thấm tháp gì. Cặp chân của nó như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chả mùi gì nữa là Tía nuôi tôi ngồi tựa lưng vào một gốc cây ngải, nhồi thuốc lá vào tẩu. Con chó sẵn trung thành bao giờ cũng ngồi bảo vệ bên chân chủ. Thằng Cò bung vò nước ra, ngửa cổ kể miệng vào vò uống nước ùng ục. Bỗng nó đặt và nước xuống, thúc vào lưng tôi:
- Đố mày biết con ong mật là con nào?
Hỏi xong, nó đưa tay trỏ lên phía trước mặt. Tôi đảo mắt nhìn khắp nơi vẫn không thấy gì. Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc nào cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vẫn có tiếng chim ở một nơi xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng?
Cao quá đầu lôi một với lay, có những chấm đen không nhúc nhích. Đó là ruồi xanh dang bay đứng. Ông ánh lướt những lá bông súng dưới vũng kia là con chuồn chuồn bay ngang với những cánh mỏng và dài. Bé như hạt khế, cứ lắc lư lắc lư từ đất nhoi lên và đáp vào một cành ngải khô trên đầu tía nuôi tôi là điệu bay của con mối cánh.
- Chịu thua mày đó! Tao không thấy con ong mật đầu cả.
Thằng Cò nghe tôi chịu thua, nó bèn vênh mặt lên cười, quay sang tôi:
– Bây giờ mày cứ nhìn kĩ vào khoảng cách giữa hai nhánh chàm cao kia! Ờ! Đúng rồi. Nhìn một chỗ trống ấy thôi nhá. Nó tới liền bây giờ.
Đã lâu lắm mà sao tôi chưa thấy gì cả. Tôi vừa toan đứng dậy thì tía nuôi tôi đã đến cầm tay tôi trỏ lên:
– Đó con thấy nó chưa?
— Thấy rồi!
Tôi kêu khe khẽ. Ở, phải rồi! Phải hết sức tinh mắt, thính tai mới tìm được những tay sứ giả của bình minh này. Một con... hai con... ba con...Rồi một đàn mười mấy con bay nối nhau như một xâu chuỗi hạt cườm, trong những lầng xanh cây lá, có một cái chấm nâu đen cỡ đầu đũa vụt qua rất nhanh. Trên những ngọn tràm cao, đang lướt qua một đàn li ti như nắm trấu bay, phát ra những tiếng kêu eo... eo... eo...
Tiếng kêu thật nhỏ, không chú ý theo dõi thì không thể nào nghe được. Chúng tôi giỏ những nắm cơm vắt ra. Ăn xong, bấy giờ bóng nắng mới bắt đầu lên. Gió cũng bắt đầu thổi rao rao theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi nhè nhẹ toả lên phủ mà những bụi cây cúc áo, rồi nhè nhẹ tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.
Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngắt. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phoi lưng
trên gốc cây mục, sắc da lung luôn luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hoá đỏ, từ đỏ hoá tím xanh... Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén mò lới. Nghe động liếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loại bò sát bốn chân, to hon ngón chân cái kia, liền quật chiếc đuôi dài chạy tứ tán. Con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây. Con đeo trên tấm lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái.
Chúng tôi tiếp tục đi lới một cái trảng rộng . Giữa vùng cỏ tranh khô vàng gió thổi lao xao, một bầy chim hàng nghìn con vọt cất cánh bay lên. Chim áo già màu nâu, chim manh mạnh mỏ đó bóng như màu thuốc đánh móng tay, lại có bộ lông xám tro điểm những chấm trắng chấm đỏ li ti rất đẹp mắt... Những con chim nhỏ bay vù vù kêu líu ríu lượn vòng trên cao một chốc, lại đáp xuống phía sau lưng chúng tôi.
– Chim đẹp quá, Cò oi! – Tôi tặc lưỡi, kêu lên.
– Thứ chim cỏ này mà đẹp gì!
– Ở đây, chim nhiều quá. Bữa nào tụi mình đi bắn một bữa đi.
– Thứ đồ bó, không ăn thua gì đâu. Mày mà gặp “sân chim” thì mày sẽ biết...
Nó nói cách lo là như vậy rồi cứ cắm cúi đội cái thúng đi. Tôi muốn hỏi về cái “sản chim”, nhưng vì tự ái và nghĩ nếu mình gặp cái gì cũng hỏi thì nó sẽ khinh mình dốt, bèn im im đi lới.
Lội qua mấy vũng lầy sâu quá gối, chúng tôi đã đến chỗ lấy mật.
Tía nuôi tôi ngồi xuống, dáng rất ung dung. Ông tháo miệng túi da beo ra, bỏ cái tẩu vào. Rồi ông xé mảnh giấy nhật trình cũ, cuộn một điếu thuốc lá to bằng ngón chân cái, bật lửa lên đốt hút.
– Sắp lấy mật đa, này An! – Thằng Cò trỏ điếu thuốc lá to tổ bố đang cháy như
cây đuốc kia, bảo tôi.
Tôi chẳng hỏi gì thêm, cứ lặng thinh. Nó cũng không thèm chú ý đến vẻ mặt khó đăm đăm của tôi, cứ nắm tay tôi lôi đi, lại còn khoát tay ra hiệu bảo tôi đi thật khẽ.
Tôi nhìn theo ngón tay nó trỏ lên một kèo ong gác trên cây tràm thấp. Tổ ong kia rồi!
Sự mừng rõ làm tôi quên phắt cái bực mình vừa qua. Tôi lại hỏi:
- Sao biết nó về cây này mà gác kèo?
– Thằng mau quên hé! Vậy chó mấy bữa nay, má nói gì cho mày nghe đó? –
Nó chành môi ra cười hì hì, trống cái miệng thấy ghét quá. Tôi ngước nhìn tổ ong như cái thúng, lúc nhúc không biết bao nhiêu ong dần dần nhớ lại lời má nuôi tôi kể:
- ... Rừng thì mênh mông, biết bao nhiêu cây! Một cây còn biết bao nhiêu nhánh!
Biết con ong sẽ đóng tổ ở cây nào, nhánh nào? Có phải bạ chỗ nào nó cũng gỏi mật đâu?
Nhưng làm nghề nào rồi khắc phải thạo nghề ấy con ạ! – Má nuôi lôi đưa mắt trông ra những cánh rừng tràm lờ mờ khuất sau những bụi cây bình bát dại mọc quanh hè, ngẫm nghĩ một lúc rồi nói tiếp - Gió thổi có hướng, cây tốt cũng có vùng.
Chọn được vùng rừng tốt, biết rằng đến mùa xuân tràm sẽ kết nhiều hoa, mình mới định chỗ gác kèo. Phải xem hướng gió, tính trước đường bay của ong mật. Đó là những chỗ “ấm”, cây dày, không bị ngọn gió thốc thẳng vào và ít khi có những dấu chân người đi bắt rắn, người đi đốn củi lội đến.
– Kèo là gì, hở má?
– Ở, kèo cũng là nhánh tràm thôi. Nó to cỡ cổ tay, mang nhiều nhánh con tua tủa vào quãng giữa. Mình chặt lấy một khúc dài non thước tây, một đầu có cái nhánh con dùng làm cái mấu. Chọn được vùng rồi, còn phải chọn cây nào vừa kín, vừa im, có ít nhiều bóng nắng kia! Con ong không thích đóng chỗ rợp. Ở những nơi đó, bao giờ mật cũng chua, dễ bị ẩm. Các chiếc kèo chênh chếch lên cây tràm xong, phải “rửa” bớt những nhánh chung quanh để khi lấy mật khỏi vướng. Kèo chặt vào khoảng giữa tháng mười một. Những con mưa muộn sẽ rửa hết mùi sắt ở hai đầu kèo bị dao rựa chặt, và nhánh kèo cũng đủ thời gian
khô đi, cũ đi, giống với những nhánh khô khác trên cây. Kèo nào còn mùi sắt của con dao mỗi chặt thì con ong mật chúa kị, nó không bao giờ đóng tổ.
[...]
Mắt tôi vẫn không rời tổ ong lúc nhúc trên cây tràm thấp kia.
Tía nuôi tôi đã đi lần tới, đứng phía trên hướng gió. Ông hít một hơi cho điều thuốc đó lên, và từ từ dưa đầu khói cháy lại gần tổ ong. Quả thật! Thảo nào người ta hay nói “như ong võ tổ”! Ong võ tổ là lúc này đây. Không biết cơ man nào là ong. Chúng bay vù vù, đen ngòm, loạn xạ, thành một vắng đen như cái chiếu.
Bỗng thằng Cò kêu “oái” một tiếng hai tay vò trán lia lịa.
– Có ong sắt, tía ơi! Nó đánh con một vết đây nè!
Tôi nhanh tri ngược hướng gió chạy ra xa để tránh bầy ong và nhân thể bút vội vàng một nắm cỏ tranh và sậy khô đưa lại cho tỉa nuôi tôi:
— Tía oi, đốt nó đi, tía!
Tía nuôi tôi mỉm cười, khoát khoát tay:
– Đừng! Không nên giết ong, con à! Để tía đuổi nó cách khác...
Tía nuôi lôi mở túi da beo, lấy với bôi chỗ vết ong đốt trên trán cho thằng Cò. Đoạn ông mở gói giấy, lấy ra cục a nguỳt – cái thứ thuốc dẻo quánh, màu vàng xỉn mà tôi đã thấy dạo trước – véo một miếng gắn vào đầu một cọng sậy. Ông bảo tôi bật lửa lên, rồi đốt cháy miếng thuốc. Khói vị thuốc bắc hôi quá! Tôi chóng mặt oẹ oẹ luôn mấy cái tưởng đã nên rồi. Tia nuôi tôi cầm cọng sậy có gắn miếng thuốc bốc khói đưa lên kê vào gần tổ ong
Bầy ong hoảng hốt nối nhau bay mất không còn một con.
Trên nhánh kèo khô còn trơ lại cái làn ong sáp trắng to bằng chiếc nón, nặng trĩu những mặt vàng Tía nuôi tôi rướn chân lên, gượng nhẹ đỡ nhánh kèo xuống
Ông vắt mật vào cái gùi của tôi, còn sáp thì ném vào cái thúng của thằng Cò, thấy tôi vét một tí mật dinh chỗ miệng gùi đưa lên mũi, thằng Cò cười hì hì:
- Cho mày ăn thả cửa! Cứ uống no đi. Chỉ sợ mày say không đi được thôi!
Mặt nó nhãn nhó, mấy vệt vôi trăng trắng bôi vào giữa trán rúm ró lại coi như mặt hề.
– Mày có thấy khỉ ăn ớt chưa hỏ Cờ? – Tôi hỏi nó.
— Ờ? Cho mày cười tạo... Chốc nữa, trời xui đất mày một vệt, rồi mày sẽ biết.
khiến gặp con ong lỗ nó táng cho.
Từ sáng sớm đến lúc gần về chiều, tía nuôi tôi đã gỡ hơn năm mươi kèo ong. Mật đầy cả hai gùi. Tôi mang gùi mật óc ách đằng sau lưng mà vẫn cảm thấy
nhẹ tênh, và tiếc cái gùi i bé quá.
– Một tổ nữa kìa, tía ơi!
Thôi để mai. Chà, năm nay mật trúng lắm! Sáng mai phải mang vài thùng thiếc nữa mới lấy hết mật. Mình mới lấy chưa được nửa số kèo đã gác mà! – Tía nuôi
tôi vừa nói vừa đưa bàn tay dính đầy mật ra cho con chó săn liếm.
Chúng tôi tháo gùi, đặt đồ lề xuống bên một gốc cây. Cần phải nghỉ, ăn cơm cho lại sức trước khi trở về...
[...]
Tôi ngồi nhìn lên kèo ong, thấy nó cũng giống như những tổ ong rừng vẽ trong sách vậy thôi. Nhưng có một điều khác là không phải ngẫu nhiên mà nó đóng trên một cành cây nào đó. Chính tỉa nuôi tôi đã định sẵn cho chúng nó một nơi về đóng tổ... Theo như lời thầy giáo của tôi bảo, người La Mã xưa kia nuôi ong trong những cái tổ bằng đồng hình chiếc vại, có đục thủng nhiều hàng lỗ con vòng quanh miệng quanh đáy. Người Mễ Tây Cơ làm tổ nuôi ong bằng đất nung, như một cái ống có hai cái loa hai đầu, giữa lưng ống đắp một hình đầu người nho nhỏ làm vật trang trí, dùng hai sợi thừng treo lên cành cây. Người Ai Cập nuôi ong trong những tổ bằng sành, hình ống dài, xếp chồng lên nhau, đặt trên bãi cỏ. Ở Phi Châu, người la đục ruỗng ruột một khúc thân cây, vít kín hai đầu, chỉ chừa một lỗ khoét nho nhỏ cho ong ra vào, treo lên bằng một đoạn dây nhỏ có mấu. Ở xứ Tây Âu, tổ ong lại lợp bện bằng rơm đủ kiểu, hình thù khác
nhau... Không có nơi nào, xứ nào có kiểu tổ ong hình nhánh kèo như vùng U Minh này cả.
Những con ong vẫn nối cánh nhau bay đi bay về trên tổ, trước mặt chúng tôi kia. Con nào cũng lượn một vòng tròn trước khi đáp xuống. Người ta bảo rằng đó là vũ điệu báo hiệu của loài ong.
(In trong Đất rừng phương Nam, tải bản, NXB Văn học, 2015, tr. 148 – 158)