Văn bản Ghe xuồng Nam Bộ — Không quảng cáo

Soạn văn 7, ngữ văn 7 cánh diều


Văn bản Ghe xuồng Nam Bộ

[…] Ghe xuồng Nam Bộ rất đa dạng, phong phú với nhiều kiểu loại, tên gọi khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, chức năng sử dụng và phương thức hoạt động, ta có thể phân chia thành nhiều loại.

Ghe xuồng Nam Bộ

[…] Ghe xuồng Nam Bộ rất đa dạng, phong phú với nhiều kiểu loại, tên gọi khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, chức năng sử dụng và phương thức hoạt động, ta có thể phân chia thành nhiều loại.

Về xuống, có các loại phổ biến như xuồng ba lá, xuồng năm lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng máy,…

Xuồng ba lá có có chiều dài trung bình 4 mét, rộng 1 mét, sức chở từ 4 – 6 người. Xuồng làm bằng ba tấm ván gỗ dài ghép lại, các đường nối được trét bằng nhựa chai, mũi và lái đều nhọn. Dùng sào nạng và bơi chèo để đi lại. Riêng Cần Thơ có xuồng năm als.

Xuồng tam bản có 4 bơi chèo, dùng để chuyên chở nhẹ. Có loại thon dài, lại thêm mui ống, dáng đẹp. Số lượng tấm ván be không chỉ có 3 mà có thể là 5 hoặc 7 đến 9 tấm. Các điền chủ hạng nhỏ và vừa thường sử dụng để đi lại trên sông rạch. Ở Vĩnh Long, xuồng tam bản còn dùng để đi câu tôm hoặc dùng làm xuồng cào tôm cá. […]

Xuồng vỏ gòn (giống vỏ trái gòn) kích thước nhỏ, kết cấu đơn giản, kiểu dáng gọn nhẹ, chủ yếu để đi lại, chuyên chở, trao đổi, buôn bán.

Xuồng độc mộc (ghe lườn) do người Khmer làm bằng cách chẻ dọc thân cây thốt nốt, khoét rỗng ruột hoặc mua xuồng độc mộc thân gỗ sao, sến ở Cam-pu-chia và Lào. […]

Xuồng máy gắn máy nổ và chân vịt như xuồng máy đuôi tôm là loại phương tiện rất “cơ động”, phổ biến ở vùng sông nước này, nhất là trong giới thương hồ.

Về ghe, thường là những chiếc ghe có kích thước lớn, sức chở nặng, đi được đường dài.

Ghe bầu là loại ghe có mũi và lái nhọn, bụng phình to, có tải trọng tương đối lớn, chạy buồm (từ 1 đến 3 buồm), lướt sóng tốt và đi nhanh, có nhiều chèo để đi sông và đi biển dài ngày, thường dùng đi đường biển. Loại ghe bầu lớn thường gọi là ghe trường đà. Ghe bầu (Prau) bắt nguồn từ tiếng Mã Lai, do người Việt trong quá trình Nam tiến tiếp thu được của người Chăm. […]

Ghe lồng (hay ghe bản lồng); loại ghe lớn, đầu mũi dài, có mui che mưa này dùng vận chuyển hàng hoá đi dọc bờ biển. [...]

Ghe chài: to và chở được nhiều nhất, có mui rất kiên cố, gồm nhiêu mảnh gỗ ghép lại, có hai tầng. Ghe được chia làm hai phần, phần đầu chứa hàng hoá, phần là chỗ nghỉ cho người đi ghe. Một mui rời phía sau phòng lái dùng làm nơi tắm rửa, nấu cơm. Ghe có sức chở từ 150 – 200 tấn, riêng loại ghe chài Nam Vang chở được đến 300 tấn. Ghe chài thường có cả chục người chèo với kiểu chèo “neo” ngược chứ không như kiểu chèo ghe bình thường. Về sau, người ta dùng tàu kéo ghe chài. Ghe dùng cho người đi buôn bán xa, dài ngày và sống trên sông nước. Thường dùng chở lúa gạo, than củi. [...]

Ghe cào tôm: đầu mũi dài và khá phăng, có bánh lái gập bên hông, dáng nhỏ. Loại ghe này thường dùng cào tôm vào ban đêm. [...]

Ghe ngo: loại ghe nhiều màu sắc của dân tộc Khmer, thường dùng để bơi đua trong các lễ hội. Ghe làm bằng cây sao, dài khoảng 30 mét. Ghe không mui, ở đầu mũi chạm hình rồng, rắn, phụng, lẫn hoặc voi, sư tử, ó biển. Mỗi chiếc có thể chở trên dưới 50 tay chèo và có một người ngồi đẳng mũi chỉ huy, một người đứng giữa ghe giữ nhịp.

Ghe hầu: dành cho cai tổng, tri phủ, tri huyện. Ban đêm, ghe thắp sáng không phải vì mục đích soi đường, mà để báo hiệu cho biết là ghe của

Ngoài ra, ở mỗi địa phương cũng có những loại ghe phù hợp với điều kiện sông nước và nhu cầu sản xuất, đi lại trong vùng. Một số loại ghe có tiếng như:

Ghe câu Phú Quốc (Kiên Giang) có buồm, có 5 cặp chèo, dùng để đánh bắt thuỷ sản. [...]

Ghe cửa Bà Rịa để chuyên chở thuỷ sản.

Ghe lưới rùng Phước Hải (Long Đất, Bà Rịa – Vũng Tàu) dùng đánh bắt thuỷ sản.

Ghe Cửa Đại dùng đánh bắt trên biển, chuyên chở hàng hoá đi biển hoặc trên các con sông lớn. Loại ghe này có nét đặc trưng, khá nổi tiếng, do những thợ thủ công Bình Đại

Ghe xuồng ở Nam Bộ vừa là một loại phương tiện giao thông vô cùng hữu hiệu, gắn bó mật thiết với cư dân vùng sông nước, lại vừa ẩn chứa bên trong những giá trị văn hóa vô cùng độc đáo. Mai đây, ở vùng châu thổ này, phương tiện khoa học kĩ thuật có phát triển đến mấy đi nữa, đời sống người dân có khấm khá hơn, nhưng chắc rằng vai trò của “người bạn đường” này là không thể thay thế được.


Cùng chủ đề:

Văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân
Văn bản Ca Huế
Văn bản Chất làm gỉ
Văn bản Dọc đường xứ Nghệ
Văn bản Ếch ngồi đáy giếng
Văn bản Ghe xuồng Nam Bộ
Văn bản Hội thi thổi cơm
Văn bản Mây và sóng
Văn bản Mẹ
Văn bản Mẹ và quả
Văn bản Người ngồi trước hiên nhà