Văn bản Giờ Trái Đất — Không quảng cáo

Soạn văn 6 siêu ngắn, Ngữ văn 6 Cánh diều , tổng hợp văn mẫu hay nhất


Văn bản Giờ Trái Đất

Tối nay (29/3), 63 tỉnh thành Việt Nam sẽ cùng cả thế giới hành động trong chiến dịch Giờ Trái Đất, với nhiều hoạt động nhằm sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường trước biến đổi khí hậu.

29/3/2014

Tối nay (29/3), 63 tỉnh thành Việt Nam sẽ cùng cả thế giới hành động trong chiến dịch Giờ Trái Đất, với nhiều hoạt động nhằm sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường trước biến đổi khí hậu.

Vào năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế của Ô-xtray-li-a (Australia) tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền. Tổ chức này đã thảo luận với Công ti quảng cáo Lê-ô Bớc-nét Xít-ni (Leo Burnett Sydney) về các ý tưởng truyền thông nhằm thu hút sự chú ý của người dân Ô-xtrây-li-a về vấn đề biến đổi khí hậu. Chiến dịch dựa trên niềm hi vọng rằng mỗi cá nhân đều có trách nhiệm với tương lai của Trái Đất nơi chúng ta đang sinh sống.

Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtray-li-a và Công ti Lê-ô Bớc-nét Xít-ni bắt đầu xây dựng một ý tưởng tắt điện ở quy mô lớn, dự án có tên gọi “Tiếng tắt lớn”.

Đến năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-nét được giao một nhiệm vụ khó khăn: đặt tên cho chiến dịch. Từ đó, tên “Giờ Trái Đất” ra đời, kêu gọi các cá nhân và doanh nghiệp tắt điện một tiếng đồng hồ vào tối thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hằng năm. Tên gọi Giờ Trái Đất giúp chiến dịch mở rộng từ mục tiêu kêu gọi mọi người tắt đèn và các thiết bị sử dụng điện sang mục tiêu có tính bền vững, lâu dài hơn. Chiến dịch Giờ Trái Đất nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Thị trưởng thành phố Xít-ni.

Vào ngày 31-3-2007, lễ khai mạc sự kiện Giờ Trái Đất được tổ chức tại Xít-ni, Ô-xtray-li-a với sự tham gia của 2,2 triệu người dân và 2100 doanh nghiệp tại đây, sự kiện kéo dài một tiếng đồng hồ từ 19h30 đến 20h30/

Chiến dịch Giờ Trái Đất ban đầu chỉ nằm trong kế hoạch thuộc phạm vi quốc gia của Ô-xtray-li-a nhưng đã thực sự thu hút sự quan tâm của thế giới và các nước bắt đầu tham gia vào chiến dịch Giờ Trái Đất những năm sau đó.

Vào ngày 29-3-2008, chiến dịch Giờ Trái Đất mở rộng được tổ chức ở 371 thành phố và thị trấn thuộc hơn 35 quốc gia trên thế giới với sự tham gia của hơn 50 triệu người.

Một năm sau đó (2009), chiến dịch Giờ Trái Đất đã thu hút sự tham gia của hàng trăm triệu người. hơn 4000 thành phố và thị trấn thuộc 88 quốc gia trên thế giới cùng biểu thị tinh thần chống biến đổi khí hậu bằng hành động tắt đèn trong vòng một giờ đồng hồ.

Giờ Trái Đất không phải chỉ dừng lại ở hành động tắt đèn, mà đây là chiến dịch trong đó tất cả mọi người trên thế giới cùng nhau đoàn kết và thể hiện họ có thể làm gì trong suốt cả năm để bảo vệ hành tình”

(En-đi Rít-li (Andy Ridley), Giám đốc và là người sáng lập chiến dịch Giờ Trái Đất toàn cầu)

Cuối năm 2009, nhận thức của thế giới về biến đổi khí hậu được nâng cao chưa từng thấy trong lịch sử tại Hội nghị biến đổi khí hậu Liên hiệp quốc với sự tham gia của 192 nước, diễn ra ở Cô-pen-ha-ghen (Copenhagen), Đan Mạch. Cũng bắt đầu từ năm 2009, Việt Nam đã chính thức tham gia chiến dịch Giờ Trái Đất – hoạt động góp phần thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng năng lượng của người dân.


Cùng chủ đề:

Văn bản Ca dao Việt Nam
Văn bản Chích bông ơi!
Văn bản Cô bé bán diêm - CD 6
Văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ
Văn bản Gấu con chân vòng kiềng
Văn bản Giờ Trái Đất
Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập
Văn bản Khan hiếm nước ngọt
Văn bản Lượm
Văn bản Nguyên Hồng - Nhà văn của những người cùng khổ
Văn bản Những phát minh "tình cờ và bất ngờ"