Văn bản Sao băng — Không quảng cáo

Soạn văn 8, ngữ văn 8 cánh diều


Văn bản Sao băng

Sao băng (hay sao sa, sao đổi ngôi) là một trong những hiện tượng đẹp và kì thú của thiên nhiên

SAO BĂNG

Sao băng (hay sao sa, sao đổi ngôi) là một trong những hiện tượng đẹp và kì thú của thiên nhiên. Mỗi khi trên bầu trời xuất hiện những cơn mưa sao băng, tất cả mọi người đều hào hứng chờ đón. Vậy bạn có thực sự biết sao băng là gì? Chúng xuất hiện từ đâu ngoài vũ trụ bao la? Những điều ước khi gặp mưa sao băng liệu có thể trở thành sự thật? Với bài chia sẻ dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những bí mật của hiện tượng thiên nhiên thú vị này nhé!

Sao băng là gì? Tại sao bầu trời lại xuất hiện những cơn mưa sao băng?

Nếu từ mặt đất nhìn lên bầu trời, những cơn mưa sao băng thật đẹp. Sao băng xuất hiện khi nào? Sự thật thì chúng có thơ mộng hay không?

Sao băng là gì?

Thực tế những ngôi sao băng là những tia lửa thoáng qua trên bầu trời. Sao băng là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào khí quyển của Trái Đất. Nó không phải là một ngôi sao đang bị rơi khỏi bầu trời. Sao băng có thể là một thiên thạch, mảnh vỡ của các sao chổi cũ, mảnh kim loại từ các tiểu hành tinh khi va chạm với nhau… Chúng xuyên qua khí quyển với vận tốc khoảng 100 000 km/h và tạo nên sao băng, mưa sao băng.

Sở dĩ, chúng ta nhìn thấy sao băng là vì lượng nhiệt phát sinh do áp suất khi các thiên thạch đi vào khí quyển. Các phân tử không khí trên đường di chuyển của thiên thạch bị tăng lên đến hàng ngàn độ. Nó làm cho các vật chất của thiên thạch bị nung đến mức nóng sáng. Nó sẽ để lại một vệt sáng khi sao băng di chuyển.

Những ngôi sao băng sẽ không còn thơ mộng nếu chúng quá lớn và rơi xuống bề mặt địa cầu. Những thiên thạch có khối lượng đủ lớn có thể tạo nên những hố lòng chảo sâu trên lục địa.

Tại sao lại có mưa sao băng?

Thực tế, sao chổi là nguyên nhân chính xuất hiện mưa sao băng. Sao chổi gồm băng, bụi và đá di chuyển quanh Mặt Trời và quỹ đạo hình hypebol hoặc elip dẹt.

Khi chuyển động đến gần Mặt Trời, nó sẽ bị tan ra tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo của mình. Nếu một ngôi sao chổi đi qua gần Trái Đất, các bụi khí của nó sẽ bay vào khí quyển làm xuất hiện rất nhiều sao băng nhỏ – mưa sao băng.

Những thế kỉ trước, người ta cho rằng sao băng, mưa sao băng là rất hiểm. Thực tế không phải vậy. Việc quan sát sao băng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hơn nữa, nhiều sao băng, mưa sao băng xuất hiện vào ban ngày mà chúng ta không thể quan sát bằng mắt thường. Những trận mưa sao băng mỗi năm chỉ xuất hiện vài lần nhưng nó không hiếm đến vậy. Năm 2018, các nhà thiên văn học đã ghi nhận có tới 30 cơn mưa sao băng.

Sao băng, mưu sao băng xuất hiện có chu kì không?

Như đã giải thích bên trên, mưa sao băng là do những ngôi sao chổi gây ra. Quỹ đạo của Trái Đất và các ngôi sao chổi là xác định. Do đó, các giao điểm giữa Trái Đất và chúng có thể được xác định. Trong hành trình quay quanh Mặt Trời, Trái Đất sẽ đi qua những giao điểm đó tại những thời điểm xác định (chênh lệch rất ít). Điều này giải thích những cơn mưa sao băng mà chúng ta nhìn thấy đều có chu kỉ. Hầu hết chu kì của các trận mưa sao băng là 1 năm.

Hằng năm, trên bầu trời có thể xuất hiện rất nhiều sao băng, cơn mưa sao băng. Nhưng những cơn mưa sao băng nổi tiếng xuất hiện lâu mà chúng ta có thể quan sát được lại khá ít. [...]

Cực điểm của những cơn mưa sao băng không cố định mà có thể thay đổi hằng năm. Chỉ khi đến gần ngày diễn ra mưa sao băng, các nhà thiên văn học mới có thể đưa ra những con số ngày tháng chính xác.

Làm thế nào để xem được những cơn mưa sao băng?

Hiện tượng mưa sao băng không hiếm, nhưng việc quan sát có thể gặp khó khăn bởi mây, thời tiết, độ ô nhiễm của không khí,... Tất nhiên, nếu bầu trời quá nhiều mây, bạn sẽ không thể nhìn thấy sao băng. Không khí quá ô nhiễm, quá nhiều ánh sáng có thể làm ảnh hưởng đến việc quan sát sao băng.

Tâm điểm của các cơn mưa sao băng nằm trên bầu trời. Do đó, nếu muốn xem được cơn mưa sao băng hoàn hảo, bạn cần xác định hướng của các chòm sao. Những nơi có thể nhìn được chòm sao thì có thể dễ quan sát mưa sao băng hơn. Những nơi gần xích đạo Trái Đất sẽ dễ nhìn thấy sao băng nhất. Càng dần về hai cực, việc quan sát hiện tượng mưa sao băng cảng khó khăn.

Việt Nam nằm gần xích đạo nên cũng thuộc những nơi quan sát mưa sao băng khá thuận lợi. […]

Thấy sao băng rơi là điềm gì?

Bên cạnh câu hỏi mưa sao băng là gì, thì vấn đề sao băng rơi là điềm báo gì cũng được khá nhiều người quan tâm. Vì sao người ta lo lắng không biết sao băng rơi có phải báo hiệu điềm gì hay không? Sở dĩ có những lo lắng này là do trước đây, hiểu biết về thiên văn học, vũ trụ của con người còn hạn chế, việc lí giải những hiện tượng vũ trụ không có căn cứ khoa học mà chỉ là những tư tưởng mang đậm tính chất duy tâm.

Người ta tin rằng mỗi người sống trên cuộc đời này đều có một ngôi sao chiếu mệnh. Sao băng đồng nghĩa với việc người đó chết. Vì vậy, khi nhìn thấy sao băng, người ta cho rằng đã có một ai đó chết. Sao đổi ngôi có thể là báo hiệu của một hiện tượng nào đó (thay đổi một triều đại,...). Một số quan niệm khác lại cho rằng sao băng là một hình tượng đẹp. Nó tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. Và tất nhiên, những quan điểm trên đều không có cơ sở khoa học.

Cách ước khi có sao băng như thế nào?

Từ xưa tới nay, con người ta luôn tin rằng nếu bạn thành tâm ước một điều gì đó khi nhìn thấy sao băng thì điều ước đó sẽ trở thành sự thật. Đây chỉ là quan niệm dân gian, chưa được kiểm chứng. Trong những câu chuyện cổ tích của An-đéc-xen (Andersen), truyện cổ Grim (Grimm),... không ít câu chuyện nhắc đến điều ước khi nhìn thấy mưa sao băng.

Cách ước khi có sao băng là bạn hãy nhắm mắt và nghĩ trong đầu về ước nguyện của mình. Sao băng sẽ mang đến may mắn, biến điều ước thành sự thật cho bạn. […..]


Cùng chủ đề:

Văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
Văn bản Nước biển dâng: Bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI
Văn bản Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi)
Văn bản Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục 8 CD
Văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh (Ngô gia văn phái)
Văn bản Sao băng
Văn bản Thi nói khoác
Văn bản Tôi đi học 8 Cánh diều
Văn bản Trong mắt trẻ
Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Cảnh khuya"
Văn bản Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)