Văn bản Thần Trụ Trời — Không quảng cáo

Soạn văn 10, ngữ văn 10 chân trời sáng tạo


Văn bản Thần Trụ Trời

Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo.

Thần Trụ Trời

(Thần thoại Việt Nam)

Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo. Bỗng nhiên, một vị thần khổng lồ xuất hiện. Chân thần dài không thể tả xiết. Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.

Thần ở trong đám mờ mịt hỗn độn kia không biết từ bao lâu. Bỗng có một lúc thần đứng dậy, ngẩng đầu đội trời lên, rồi tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời. Hễ cột được thần đắp cao lên chừng nào thì trời như một tấm màn rộng mênh mông được nâng dần lên chừng ấy. Thần hì hục vừa đào vừa đắp, chẳng bao lâu, cột đá cứ cao dẫn, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù mịt.

Từ đó, trời đất mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, tròi trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.

Khi trời đã cao và đã khô, không hiểu tại sao thần lại phá cột đi, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi, biến thành một hòn núi hay một hòn đảo; đất tung toé ra mọi nơi thành gò, thành đống, thành những dải đồi cao. Vì thế cho nên mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà có chỗ lồi, chỗ lõm. Chỗ thần đào đất, đào đá mà đắp cột ngày nay thành biển rộng

Cột trụ trời bây giờ không còn nữa. Sau này người ta thường nói rằng vết tích cột đó ở núi Yên Phụ vùng Hải Hưng'. Người ta cũng gọi đó là cột chống trời (hình thiên trụ). Vị thần Trụ Tròi đó sau này cũng gọi là Trời hay Ngọc Hoàng bao trùm tất cả, trông coi mọi việc trên trời, dưới đất.

Sau khi thần Trụ Trời chia ra trời đất thì có một số thần khác nối tiếp công việc còn dở dang, để xây dựng nên thế gian. Các vị thần đó rất nhiều, như thần Sao, thần Sông, thần Biển,...

Vì vậy, dân gian có câu hát còn truyền đến ngày nay.

Ông Đếm cát

Ông Tát bể (biển)

Ông Kể sao

Ông Đào sống

Ông Trồng cây

Ông Xây rú (núi)

Ông Trụ Trời.

(theo Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003, tr.67-68)


Cùng chủ đề:

Văn bản Nắng đã hanh rồi
Văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê – đê
Văn bản Nguyễn Trãi – Nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ
Văn bản Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống và Thêm một bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật
Văn bản Prô - Mê - Tê và loài người
Văn bản Thần Trụ Trời
Văn bản Thị Mầu lên chùa
Văn bản Thơ duyên
Văn bản Thư lại dụ Vương Thông (Tái dụ Vương Thông thư)
Văn bản Tôi có một giấc mơ
Văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam