Vị trí của vật chuyển động tại các thời điểm
Lí thuyết Ví dụ minh họa Bài tập vận dụng
VỊ TRÍ CỦA VẬT CHUYỂN ĐỘNG TẠI CÁC THỜI ĐIỂM
I. Lí thuyết
- Cách xác định vị trí của vật: dùng hệ tọa độ vuông góc có gốc là vị trí của vật mốc, trục hoành Ox và trục tung Oy. Các giá trị trên các trục tọa độ được xác định theo một tỉ lệ xác định.
- Cách xác định thời điểm: Chọn mốc thời gian, đo khoảng cách thời gian từ thời điểm được chọn làm mốc đến thời điểm cần xác định.
* Chú ý: Khi vật chuyển động trên đường thẳng thì chỉ cần dùng hệ tọa độ có điểm gốc O (vị trí của vật mốc) và trục Ox trùng với quỹ đạo chuyển động của vật.
II. Ví dụ minh họa
- Nếu tỉ lệ là \(\frac{1}{{1000}}\) thì vị trí của điểm A trong Hình 4.1 được xác định trên hệ tọa độ là A (x = 10 m; y = 20 m) và của điểm B là B (x = -10 m; y = 20 m).
- Nếu chọn mốc thời gian là lúc 6 h và thời gian chuyển động là 2 h thì thời điểm kết thúc là 2 + 6 = 8 h.
=> Hệ quy chiếu = Hệ tọa độ + Mốc thời gian + Đồng hồ đo thời gian.