Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh — Không quảng cáo

Văn mẫu 9 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý, thuyết minh, tự sự và nghị luận lớp 9 hay nhất


Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh

Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh: một số bài làm tham khảo. Đề 3: Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em. (Gợi ý: Thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam)

Lời giải chi tiết

Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh

Đề 1 : Cây lúa Việt Nam.

I. Mở bài:

- Giới thiệu tổng quát về cây lúa.

- Cây lúa gắn bó với đời sống Việt Nam từ xưa đến nay.

II. Thân bài

1. Khái quát

- Cây lúa là cây trồng quan trọng của người dân Việt Nam.

- Là nhóm cây lương thực chính của người Việt Nam và các nước khác trên thế giới.

2. Chi tiết.

a. Đặc điểm, hình dạng và kích thước của cây lúa.

- Cây lúa sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước. Không có nước, lúa không thể sống nổi.

- Thuộc loại cây một lá mầm và rễ chùm.

- Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mềm, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng.

- Thân cây lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60 – 80 cm.

- Lúa được chia thành ba bộ phận:

+ Rễ: nằm dưới đất có tác dụng hút dinh dưỡng nuôi cơ thể.

+ Thân: là cầu nối dinh dưỡng từ rễ lên ngọn.

+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.

b. Cách trồng lúa:

- Gieo giống: hay còn được gọi là đi gieo, để cho cây lúa sinh trưởng tốt người xưa có quan niệm phải trải qua 4 giai đoạn : nhất nước ⟶ nhị phân ⟶ tam cần ⟶ tứ giống

+ Nhất nước : lúa sinh trưởng là nhờ vào nước, cho nên khi trồng lúa người nông dân phải chú trọng đến nước nhằm đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng tốt nhất.

+ Nhị phân : thứ hai là phân bón, ngày nay có rất nhiều phân bón hỗ trợ cho lúa, điều đó giúp cây lúa phát triển mạnh và tránh được các mầm bệnh trong cây. Nhưng phân cũng cần phải bón đúng loại, đúng lúc và đầy đủ.

+ Tam cần : đó là cần cù trong việc lao động, đưa các phương pháp tiến bộ kỹ thuật vào trồng lúa.

+ Tứ giống : một cây lúa khỏe mạnh, năng suất cao phụ thuộc nhiều vào giống, hiện nay có khá nhiều loại giống có sức đề kháng lại rầy, sâu nên được khá nhiều bà con lựa chọn.

- Cấy lúa: ngày xưa việc gieo mạ bằng tay nên lúa mọc không đều, khi cây lúa cao khoảng 20 cm. Người nông dân tiếp tục ra đồng để cấy lại lúa cho thật thẳng, đều để giúp cây phát triển tốt hơn. Nhưng ngày nay, việc gieo lúa bằng máy nên người nông dân đỡ vất vả. Cây lúa ngay từ khi gieo đã thẳng hàng nên người nông dân không cần đi cấy lúa như ngày xưa.

- Chăm sóc lúa: Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện ra các ổ sâu, chuột hại lúa. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, người nông dân phải làm cỏ, bón phân và diệt sâu bỏ nhằm giúp cây lúa phát triển tốt hơn.

- Gặt lúa: khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng, người nông dân từng tốp ra đồng để thu thành quả sau một thời gian lao động. Ngày trước người nông dân thu hoạt lúa bằng tay, điều đó khiến cho bà con tốn kém và vất vả. Vì sau khi gặt, người nông dân đem về và phải tuốt lúa, phơi. Nhưng ngày nay việc thu hoạch lúa bằng máy, lúa được tuốt ngay ngoài đồng nên bà con đỡ vất vả hơn ngày trước.

- Sau khi gặt lúa: để tiếp tục cho các vụ tiếp theo, người nông dân lại ra đồng cày, bừa cho đất thật phẳng để tiếp tục gieo.

c. Vai trò của cây lúa.

- Sau khi xay lúa, người ta dùng gạo để ăn: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạo như: gạo thơm, gạo B40, gạo 504, gạo Xuân Mai, gạo tẻ, gạo nếp.

- Lúa được dùng để chế tạo các loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở…

- Các vai trò khác:

+ Lúa non được dùng để làm cốm.

+ Sau khi xay hạt lúa, lúa được tách ra thành 2 loại đó là: gạo và trấu. Gạo dùng để ăn. Trấu dùng để làm phân bón cho cây cối, làm nguyên liệu đốt hoặc thẩm chí làm ổ cho già, vịt nằm trong mùa lạnh.

+ Thân lúa sau khi lấy hạt được gọi là rơm: rơm được phơi khô và chất thành đống để dữ trự. Rơm được dùng để làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu đốt và dùng để gia súc nằm khi trời lạnh.

d. Thành tựu

- Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia.

- Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.

III. Kết bài.

- Cây lúa vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam.

- Lúa không chỉ đem lại cuộc sống no đủ, mà nó còn mang đến cho người dân Việt Nam một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần mà không có một thứ gì có thể thay thế được.

Đề 2: Cây… ở quê em. (Gợi ý: Thuyết minh về cây chuối)

I. Mở bài: Giới thiệu về cây chuối

Cây chuối là một loại cây rất phổ biến ở Việt Nam. Đi khắp vùng quê trên đất nước đều thấy chuối một loại cây mang lại một cảm giác thân thiện và dân dã.

II. Thân bài

1. Đặc điểm

a. Hình dạng

- Cây chuối thân mềm, hình trụ, tán lá dài mỏng, xanh và mượt.

- Gốc chuối tròn, rễ chum ăn sâu dưới đất, và rễ lớn dần theo thời gian.

- Buồng chuối: Tùy theo mỗi cây mà buồng chuối to nhỏ khác nhau, có những cây chuối trăm quả, nghìn quả và có cả những buồng chuối dài đến tận gốc.

- Cây chuối rất ưa ẩm nên thường sống bên cạnh ao hồ, hay sông suối

- Chuối phát triển rất nhanh và mọc thành từng khóm, từng bụi chen chúc.

b. Nơi sinh sống

- Cây chuối từng sống nơi ẩm ướt, nên thường mọc bên song suối, ao hồ.

- Cây chuối thích nghi với môi trường nhiệt đới

- Chuối thường không bám chặt trên đất nên thường rất dễ ngã

2. Phân loại

- Chuối sứ: Chuối sứ to tròn, chín màu vàng tươi

- Chuối ngự: Chuối ngự to, thơm và ngon

- Chuối cau: Nhỏ như quả cau, vàng tươi khi chín

- Chuối tiêu: Nhỏ vừa, chín rất ngọt và thơm

- Chuối lùn: Quả to dài, thơm và ngon

- Chuối hột: Quả to, bên trong hạt chi chít như hạt tiêu

- Chuối kiểng: Là cây dung kiểng, không trái

3. Công dụng

- Tất cả bộ phận của cây chuối có thể sử dụng được

+ Lá: Gói bánh, làm thức ăn cho thực vật,…

+ Thân: Thức ăn

+ Quả: Thức ăn

+ Gốc: Thức ăn

- Chuối góp phần tạo nên các món ăn ngon

- Quả chuối là một thực phẩm bổ dưỡng và bổ ích

- Chuối có thể chữa bệnh

- Làm mặt nạ dưỡng da

4. Ý nghĩa của cây chuối

- Trong thơ ca: Chuối đi vào thơ ca một cách thân thuộc và dân dã

- Trong thi ca: Trong các bức họa đồng quê bên cạnh các con sông luôn gắn với cây chuối

- Cây chuối rất hữu ích với người dân

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây chuối

Cây chuối là một loại cây thân thuộc và gắn bó với người dân Việt Nam. Bên cạnh tre, nứa thì chuối cũng một hình ảnh dân dã, thể hiện sự bất khuất của người dân.

Đề 3 : Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em. (Gợi ý: Thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam)

I. Mở bài:

– Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:

– Trâu Việt Namcó nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.

– Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ,thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừnghình lưỡi liềm…

– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…

2. Lợi ích của con trâu:

a. Trong đời sống vật chất:

– Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạtgạo.

– Là tài sản quý giá của nhà nông.

– Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…

b. Trong đời sống tinh thần:

– Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đihọc, một buổi đi chăn trâu:thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăntrâu…

*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

“Ai bảo chăn trâu là khổ ?”

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

– Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:

+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.

+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.

+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.

+…

III. Kết bài:

– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quêViệt Nam.

– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

Đề 4: Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em.

I. Mở bài

- Giới thiệu: Trên đất nước Việt Nam thân yêu có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhưng có lẽ tiêu biểu nhất chính là Vịnh Hạ Long.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc, xuất xứ

- Hạ Long nghĩa là “nơi rồng đáp xuống”. Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc thuộc khu vực này được gọi là Lục Châu, Lục Hài. Các thời Lý, Trần, Lê Vịnh mang các tên Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Tên Hạ Long mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bán đồ hàng hải của Pháp từ cuối thế kỷ 19.

- Theo tài liệu của người Pháp:

+ Trên tờ Tin tức Hải Phòng xuất bản bằng tiếng Pháp có bài viết về sự xuất hiện của sinh vật giống rồng trên khu vực là vịnh Hạ Long ngày nay, khi viên thiếu úy người Pháp Legderin, thuyền trưởng tàu Avalence cùng các thủy thủ bắt gặp một đôi rắn biển khổng lồ ba lần (vào các năm 1898, 1900 và 1902).

+ Có lẽ người Châu Ảu đã liên tưởng con vật này giống như con rồng châu Á. loài vật huyền thoại được tôn sùng trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa các nước châu Á nói chung và đó là lý do khiến vùng biển đảo Ọuảng Ninh được người Pháp gọi bằng cái tên vịnh Hạ Long tên đó tồn tại đến ngày nay.

- Theo truyền thuyết dân gian Vìêt Nam:

+ Theo truyền thuyết dân gian Việt Nam: trong tâm thức của người Việt từ thời tiền sử với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về cội nguồn con Rồng cháu Tiên, một số truyền thuyết cho ràng khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phun nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sừng làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.

2. Kết cấu

Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).

- Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô

- Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi.

- Có rất nhiều đảo và cồn đá.

- Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp, những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long.

- Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía phản chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời.

- Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn.

- Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh.

- Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang.

- Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam.

- Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

3. Ý nghĩa

- Vịnh Hạ Long là một trong những tài sản vô giá của đất nước Việt Nam thân yêu.

- Ngoài ý nghĩa là một cảnh đẹp, nó còn tượng trưng cho nét đẹp hồn hậu của con người Việt Nam mỗi khi du khách ghé thăm.

III. Kết bài

- Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới.

- Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới.


Cùng chủ đề:

Văn mẫu 9 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý, thuyết minh, tự sự và nghị luận lớp 9 hay nhất
Vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều
Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và sóng của Ta - Go
Vẻ đẹp ngôn từ trong truyện Kiều
Viếng lăng Bác là bài ca ân tình cảm động, đẹp đẽ của nhà thơ Viễn Phương và đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ vô vàn kính yêu. Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương để làm sáng tỏ nhận xét
Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh
Viết bài văn giới thiệu về một mảnh đất đã để lại trong em nhiều ấn tượng
Viết một bài văn chứng minh Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu và đẹp
Viết một bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến về một vấn đề đang đặt ra trong đời sống văn hoá - Tinh thần của con người
Viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về lợi và hại về hiện tượng sử dụng blog trong giới trẻ hiện nay
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về những điều em học tập được từ phong cách Hồ Chí Minh