Viết bài văn phân tích nhân vật cụ Phó bảng trong Dọc đường xứ Nghệ lớp 7 — Không quảng cáo

Tổng hợp 50 bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong m


Viết bài văn phân tích nhân vật cụ Phó bảng trong Dọc đường xứ Nghệ lớp 7

1. Mở đoạn: - Giới thiệu về tác phẩm và đoạn trích - Nêu cảm nhận chung về nhân vật cụ Phó bảng

Dàn ý chi tiết

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu về tác phẩm và đoạn trích

- Nêu cảm nhận chung về nhân vật cụ Phó bảng

2. Thân đoạn:

- Đưa cơm nắm cho hai con ăn.

- Chậm rãi, từ tốn kể chuyện cho con nghe.

- Mỉm cười dịu dàng trước sự ngây ngô của con.

- Sững sờ, ngạc nhiên khi con biết phân tích đúng sai.

=> Là người cha yêu thương con cái, biết tôn trọng ý kiến của con mình.

- Kể cho các con nghe về những câu chuyện, sự tích của đời trước.

=> Là người hiểu biết sâu rộng, học thức uyên bác.

- Nhẹ nhàng phân tích, giảng giải. Từ đó giáo dục các con qua những bài học cụ thể.

=> Là người cha mẫu mực, tu dưỡng đạo đức cho các con.

=> Nhận xét về nghệ thuật: ngôn từ giản dị, gần gũi, sử dụng từ địa phương,…

3. Kết đoạn:

- Nêu đánh giá khái quát về nhân vật cụ Phó bảng.

Bài siêu ngắn Mẫu 1

Cụ Phó bảng trong Dọc đường xứ Nghệ của nhà văn Sơn Tùng là một nhân vật đặc biệt để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.

Qua những câu chuyện cụ Phó bảng kể cho hai con trên đường dọc xứ Nghệ đã thể hiện cụ là người có vốn hiểu biết vô cùng sâu rộng, là người có cả trí và tài, hơn cả là có tình yêu quê hương đất nước. Và cụ cũng có cách giáo dục con cái rất đúng đắn, lan tỏa tình yêu thương đất nước cho các con thông qua những câu chuyện lịch sử của những con người đi trước đã làm nên Tổ quốc.

Có thể nói, ông quả là một người cha nghiêm khắc dạy dỗ, uốn con thơ từ thuở còn non, bồi đắp nhân cách tình yêu quê hương cho con.

Bài siêu ngắn Mẫu 2

Trong văn bản "Dọc đường xứ Nghệ", nhân vật cụ Phó bảng đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc.

Câu chuyện kể về hành trình đi qua các địa danh của ba cha con cụ Phó bảng. Mỗi địa danh họ đi qua đều gắn với một câu chuyện. Và qua các câu chuyện đó, cụ Phó bảng đã giáo dục các con những phẩm chất, tu dưỡng làm người. Đồng thời, cách kể chuyện và dạy con của cụ Phó bảng khiến em thêm biết ơn thế hệ cha anh đi trước và tự hào về truyền thống dân tộc. Từ đó suy nghĩ về cách tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để trở thành một công dân có ích, sau này tiếp bước ông cha xây dựng và kiến thiết đất nước thêm tươi đẹp.

Tóm lại, cụ Phó bảng là là một người hiểu biết, ân cần, khí tiết y được sự tỉ mỉ, ân cần đối đãi với các con và có vốn học vấn sâu rộng.

Bài siêu ngắn Mẫu 3

Sơn Tùng là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa Việt Nam, trong đó nổi tiếng nhất là tiểu thuyết Búp sen xanh viết về cuộc đời Hồ Chí Minh. Đoạn trích “Dọc đường xứ Nghệ” trích từ cuốn tiểu thuyết lịch sử Búp sen xanh, trong đó để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là nhân vật cụ Phó bảng.

Đoạn trích thuật lại chuyến đi về xứ Nghệ của ba cha con Phó bảng. Đi đến đâu ông Phó bảng cũng giải thích cho hai cậu con trai Côn và Khiêm về những địa danh lịch sử, những phong cảnh đất nước và những câu chuyện gắn với địa danh đó.

Bút pháp nghệ thuật của tác giả người Pháp An-phông-xơ Đô-đê đã thể hiện được diễn biến tâm trạng nhân vật, qua đó ca ngợi sự hiểu biết sâu rộng về địa lí, truyền thống lịch sử của cụ Phó bảng.

Bài tham khao Mẫu 1

Có thể nói, cái hạnh phúc lớn nhất của cậu bé Côn là được sinh ra và nuôi dưỡng trong một mái ấm mà cả ông bà cha mẹ đều là những “bảo tàng sống” về văn học bình dân. Đặc biệt là người cha Nguyễn Sinh Sắc - nhân vật cụ Phó bảng trong đoạn trích “Dọc đường xứ Nghệ” của nhà văn Sơn Tùng.

Ông Nguyễn Sinh Sắc là một kho tàng sống của văn học dân gian xứ Nghệ. Mỗi câu chuyện mỗi địa danh, mỗi nơi đi qua ông đều tỉ mỉ kể cho các con nghe về lịch sử từng vùng, từng miền. Mỗi một câu chuyện lại cho ta thêm hiểu biết về một địa danh của xứ Nghệ. Hiện lên đó là hình ảnh người cha hiền lành, ân cần dạy dỗ từng cử chỉ, hành vi cho con. Với mong muốn các con của mình nên người. Ông cũng âm thầm dạy con rằng:

Dân vạn đại, quan nhất thời

Ghế quan ai ngồi xin chớ thờ ơ

Thương dân, dân lập đền thờ

Hại dân, dân đái ngập mồ thối xương

Lời nói của Côn khi ngâm nga được ông khẳng định chắc nịch: “Bà ngoại nói không phải để mua vui đâu mà bà dạy cha, dạy những người có học, có chức trọng quyền cao đó con ạ.” Câu vè của đứa trẻ nghe được từ bà đã trở thành kim chỉ nam để ông dạy con, nếu làm quan thì phải thanh liêm bảo vệ dân, thương dân. Ông Nguyễn Sinh Sắc học giỏi, tuy đã ghi danh bảng vàng, vẫn canh cánh trong lòng nỗi đau nước mất nhà tan. Đối với ông, cứu nước chỉ còn con đường “làm quan thanh liêm” để bảo vệ dân. Chính ông đã tiếp bước ươm mầm ra một búp sen xanh cho dân tộc Việt Nam.

Bên cạnh đó, ông cũng là một người cha nghiêm khắc, trước đó ông đã phạt Côn phải xin lỗi anh Khiêm vì đã bất lễ mà nói với anh:

“Côn cáu lại anh: “Anh lắm lời quá!”. Ông Sắc quắc mắt, nghiêm giọng:

- Côn! Vì đang ở trên đường, nếu ở nhà thì cha bắt con nằm xuống đánh mười roi về tội bất đễ. Anh con có nói sai, xử sự sai với con thì đã có cha phân xử, hoặc con phải nói với anh bằng một thái độ lễ phép. Con không được nói với anh câu nói của con nhà vô giáo dục như vậy.”. Rõ ràng ông Phó Bảng rất yêu thương con nhưng không nuông chiều mà luôn tỉ mỉ dạy dỗ. Mong con sẽ thành nhân. Khi con sai ông phạt con, nhưng cũng lí giải cho con hiểu lẽ đúng sai ở đời. Các con của ông đều yêu thương nhau. Anh cả Khiêm rất thương Côn và ngược lại.

- Tri thức là biển cả rộng lớn, những địa danh ông chưa đi qua ông cũng không hề giấu con, câu hỏi của Côn về Cổ Loa ông thành thật mà nói cha cũng chưa từng đi: “- Thành Cổ Loa ở mãi tận đâu, thưa cha?

- Cha chưa đi tới đó, nhưng cha đọc sách thấy xa… xa lắm, con ạ”

Trong cái nôi của một vùng đất giàu bản sắc văn hóa mà truyền thống gia đình là dưỡng chất đầu đời hình thành nên nhân cách lớn. Có một người cha nghiêm khắc dạy dỗ, uốn con thơ từ thuở còn non, bồi đắp nhân cách tình yêu quê hương cho con.

Bài tham khảo Mẫu 2

Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Phải chăng chính vì thế mà các nhà văn luôn tạo ra những nét riêng cho mình bằng việc xây dựng lên những hình tượng nhân vật độc đáo chở nặng tâm tư của tác giả. Điều đó được thể hiện rõ qua nhân vật cụ Phó bảng trong tác phẩm “Dọc đường xứ Nghệ” của nhà văn Sơn Tùng.

Ngay từ đầu đoạn trích, theo chân ba cha con cụ Phó bảng về Nghệ An, người đọc đã được chiêm ngưỡng khung cảnh yên bình, đẹp đến vô thực của nước ta, nơi “sông núi mây trời đẹp như bức gấm thêu”. Đến ngôi đền cổ kính sát đường Thiên Lí cùng với những ngọn núi nhiều hình thù, cụ Phó bảng đã kể về sự tích của ngôi đền và những hòn núi cho hai con. Đây chính là địa danh lịch sử đầu tiên trên con đường về xứ Nghệ mà cụ Sắc giải thích cho các con. Ngôi đền đó gắn với chuyện tình của Mị Châu – Trọng Thủy, vậy là khi ngồi nghỉ ăn cơm nắm, cụ Phó bảng đã kể lại toàn bộ câu chuyện đó cho hai con. Sau khi nghe xong, hai cậu bé đều thích thú và có những cách nhìn nhận khác nhau về câu chuyện.

Tiếp nối câu chuyện, cụ Sắc cũng sững người nhìn ngôi đền thờ vua Thục mà dạy hai con “Nước có lúc thịnh, lúc suy. Đó là điều thường thấy trong trời đất. Nhưng con người ta lại phải biết giữ trọn khí tiết. Vua Thục Phán thuộc loại đó”. Rồi cụ Sắc lại tiếp tục giải thích cho hai con về hình hài kì lạ của những hòn núi, gồm ngọn núi giống người cụt đầu gọi là hòn “Hai Vai” hoặc núi “Tướng Quân rơi đầu”, hòn “Trống Thủng”, núi “Cờ Rách”, núi “Mã Phục”. Trước tiên là câu chuyện về vùng Ba Hòn có hòn “Hai Vai”, hòn “Trống Thủng” và núi “Cờ rách”. Chuyện kể rằng khi giặc phương Bắc tràn xuống xâm lược nước ta có một vị Tướng quân ở vùng Nghệ Tĩnh đã mang quân ra Bắc đánh thắng nhiều trận, nhưng trong một trận không may bị giặc chém rơi mất đầu, vị tướng quân đó nhặt đầu lên lắp vào, tiếp tục phi ngựa “mở đường máu” trở về. Trên đường vị Tướng gặp một ông lão ở cuối sông Mã và hỏi ông lão có tin người bị mất đầu mà chắp lên cổ vẫn sống được không, ông lão bảo tin, tướng quân đi tiếp. Về đến Diễn Châu, gặp một bà lão ở phía Nam sông Bùng, tướng quân hỏi câu tương tự thì bà lão không tin “Loài quỷ, loài yêu tinh thì mới có thể bị chặt đầu này mọc ra đầu khác, còn loài người thì nếu bị chặt đầu là chết”. Đến đây, đầu tướng quân rơi xuống, người ông hóa thành hòn Hai Vai, ngựa của ông hóa thành hòn Mã Phục, trống và cờ trong trận chiến hóa thành hòn Trống Thủng và Cờ Rách.

Ba cha con cụ Phó Bảng tiếp tục cuộc hành trình thì đi qua đền Quả Sơn, ngôi đền này nhìn còn uy nghi hơn cả đền Vua Thục Phán trước đó ba cha con gặp. Tại đây, cụ Sắc lại tiếp tục kể cho Khiêm và Côn nghe về vị vua Lý Nhật Quang, người đã mở rộng bờ cõi, dẹp tan giặc xâm lược và dạy cả nghề cho nhân dân. Đất nước ta thật nhiều con người bình thường nhưng lại phi thường qua từng địa danh và câu chuyện cụ Sắc kể cho các con nghe với vốn hiểu biết phong phú của cụ. Cuối cùng, cụ Phó Bảng đưa hai con đến thăm nhà thờ họ Nguyễn Tiên Điền và mộ của Đại thi hào Nguyễn Du, người vô cùng tài năng và để lại nhiều tác phẩm có giá trị cho nền văn học nước ta, nhưng không được lập đền thờ.

những câu chuyện cụ Phó bảng kể cho hai con trên đường dọc xứ Nghệ đã thể hiện cụ là người có vốn hiểu biết vô cùng sâu rộng, là người có cả trí và tài, hơn cả là có tình yêu quê hương đất nước. Và cụ cũng có cách giáo dục con cái rất đúng đắn, lan tỏa tình yêu thương đất nước cho các con thông qua những câu chuyện lịch sử của những con người đi trước đã làm nên Tổ quốc.

Đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ với những địa danh và câu chuyện lịch sử qua lời kể của cụ Nguyễn Sinh Sắc đã giáo dục cậu bé Khiêm và Côn những bài học về cách làm người và tình yêu quê hương, đất nước. Cũng qua đó, nhắc nhở mỗi chúng ta, đặc biệt là học sinh, tương lai của đất nước phải luôn nhớ ơn cha ông đi trước và cố gắng tu dưỡng bản thân để xứng đáng với lịch sử nước nhà, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Bài tham khảo Mẫu 3

Trong đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ, cụ Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người thông qua những câu chuyện về lịch sử.

Nhân vật cụ Phó bảng hiện lên là một người cha am hiểu sâu rộng về kiến thức lịch sử. Đối với con cái, ông là người nhẹ nhàng, lắng nghe những suy nghĩ của con, và không ngần ngại kể những điều ông đã biết về lịch sử khi thấy được thái độ thích thú của Côn. Đây quả là một người cha đáng để học hỏi.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Sinh Sắc là một kho tàng sống của văn học dân gian xứ Nghệ. Mỗi câu chuyện mỗi địa danh, mỗi nơi đi qua ông đều tỉ mỉ kể cho các con nghe về lịch sử từng vùng, từng miền. Mỗi một câu chuyện lại cho ta thêm hiểu biết về một địa danh của xứ Nghệ. Hiện lên đó là hình ảnh người cha hiền lành, ân cần dạy dỗ từng cử chỉ, hành vi cho con. Với mong muốn các con của mình nên người. Ông cũng âm thầm dạy con rằng:

Dân vạn đại, quan nhất thời

Ghế quan ai ngồi xin chớ thờ ơ

Thương dân, dân lập đền thờ

Hại dân, dân đái ngập mồ thối xương

Có thể nói, chính ông đã tiếp bước ươm mầm ra một búp sen xanh cho dân tộc Việt Nam. Đoạn trích “ Dọc đường xứ Nghệ” đã ca ngợi sự hiểu biết sâu rộng về địa lí, truyền thống lịch sử của cụ Phó bảng.


Cùng chủ đề:

Viết bài văn phân tích nhân vật cậu ấm trong đoạn trích Một cuộc đua của nhà văn Quế Hương lớp 7
Viết bài văn phân tích nhân vật cậu bé Côn trong Dọc đường xứ Nghệ lớp 7
Viết bài văn phân tích nhân vật cậu bé Tùng trong tác phẩm Chiếc đèn ông sao lớp 7
Viết bài văn phân tích nhân vật cậu bé thợ nề trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả lớp 7
Viết bài văn phân tích nhân vật chú bé Phrăng trong Buổi học cuối cùng lớp 7
Viết bài văn phân tích nhân vật cụ Phó bảng trong Dọc đường xứ Nghệ lớp 7
Viết bài văn phân tích nhân vật em bé bán diêm trong truyện Cô bé bán diêm lớp 7
Viết bài văn phân tích nhân vật người bố trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ lớp 7
Viết bài văn phân tích nhân vật người con trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ lớp 7
Viết bài văn phân tích nhân vật ông Một trong truyện Ông Một lớp 7
Viết bài văn phân tích nhân vật thầy Ha - Men trong Buổi học cuối cùng lớp 7