Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong văn bản “Về thăm mẹ” — Không quảng cáo

Văn mẫu lớp 6 - Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 6 Cánh diều Bài 2: Thơ - Văn mẫu 6 Cánh diều


Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong văn bản “Về thăm mẹ”

Tải về

Mẹ là người gần gũi và thân yêu đối với mỗi đứa con, chẳng thế mà hình ảnh người mẹ đã trở thành đề tài quen thuộc trong thơ văn, tiểu thuyết. Đinh Nam Khương đã đưa hình ảnh người mẹ thân thiết, lam lũ tần tảo thương con của mình trong tác phẩm “Về thăm mẹ”

Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong văn bản “Về thăm mẹ”

Bài làm

Mẹ là người gần gũi và thân yêu đối với mỗi đứa con, chẳng thế mà hình ảnh người mẹ đã trở thành đề tài quen thuộc trong thơ văn, tiểu thuyết. Đinh Nam Khương đã đưa hình ảnh người mẹ thân thiết, lam lũ tần tảo thương con của mình trong tác phẩm “Về thăm mẹ”. Hình ảnh người mẹ tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng lại được hiện lên qua những hình ảnh thân thuộc quê nhà. Hình bóng người mẹ thấp thoáng đằng sau “chum tương”, “nón mê”, “áo tơi” cho thấy sự lam lũ, vất vả của người phụ nữ thôn quê gắn bó với đồng ruộng, công việc bếp núc. Chum tương mẹ phơi, nón mê mẹ đội, áo tơi mẹ mặc, rồi hình ảnh đàn gà mới nở được mẹ chăm sóc từng chút một chính là hình ảnh hoán dụ cho cuộc sống thôn quê dân dã, tần tảo của những người phụ nữ xưa, chúng giúp hình tượng người mẹ của tác giả trở nên tiêu biểu, đại diện cho những bà mẹ chắt chiu, dành dụm từng chút một để hi sinh cho con cái, đồng thời còn cho thấy sự chịu thương chịu khó của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam. Sự yêu thương và hi sinh ấy còn thể hiện ở hình ảnh “trái na cuối vụ” được mẹ để dành, chăm chút đợi đứa con trở về. Tình cảm yêu thương của người mẹ được thể hiện ngay từ những chi tiết, sự quan tâm nhỏ nhặt nhưng chứa đựng biết bao tình yêu trìu mến của người mẹ hiền. Chẳng thế mà ở những dòng thơ cuối, tác giả “nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…”, đôi khi tình yêu thương của cha mẹ không phải là những gì lớn lao như trời bể mà chỉ được thể hiện ra bằng những sự quan tâm nhỏ nhặt, thân thuộc bên ta mỗi ngày. Hình ảnh người mẹ của Đinh Nam Khương trong văn bản “Về thăm mẹ” chính là đại diện cho người mẹ Việt Nam tần tảo, lam lũ sớm hôm với tình yêu thương chắt chiu vô bờ dành cho những đứa con.


Cùng chủ đề:

Viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về truyện Sự tích Hồ Gươm
Viết một đoạn văn về tình cảm mẹ con qua văn bản “À ơi tay mẹ”
Viết đoạn văn cảm nhận về bài ca dao số 1
Viết đoạn văn cảm nhận về bài ca dao số 2
Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh lời ru trong văn bản “À ơi tay mẹ”
Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong văn bản “Về thăm mẹ”
Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh quê nhà của tác giả trong bài thơ “Về thăm mẹ”
Viết đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình trong văn bản “Về thăm mẹ”
Viết đoạn văn cảm nhận về tình yêu thương mẹ của bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả lớp 6
Viết đoạn văn giới thiệu về bài thơ “‘À ơi tay mẹ”