Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát: Cây dừa lớp 6
Với tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước ngay từ khi là một cậu bé nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết bài thơ
Mẫu 1
Với tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước ngay từ khi là một cậu bé nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết bài thơ " Cây dừa" với cách sử dụng từ ngữ, so sánh hình ảnh cây dừa làm toát lên sự bình dị, gần gũi với mỗi người dân Việt Nam. Qua ngòi bút của tác giả, hình ảnh cây dừa hiện lên như tâm hồn của con người Việt Nam với những nét đẹp và phẩm chất tốt. Nhà thơ đã cho người đọc thấy được sự nhân hậu, lương thiện của người dân hay sự chịu thương, chịu khó của người nông dân qua câu thơ “Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”. Tình yêu quê hương đất nước luôn dũng cảm, hiên ngang bảo vệ Tổ quốc như những người lính nơi biên cương xa xôi được thể hiện trong câu “Đứng canh trời đất bao la”, “Mà dừa đủng đỉnh như là đi chơi”. Đọc xong bài thơ khiến chúng ta cảm thấy càng yêu mến quê hương mình hơn, yêu thiên nhiên và những thứ bình dị xung quanh. Cuối cùng thì mỗi chúng ta cần giữ gìn và bảo vệ quê hương đất nước vì ông cha ta ngày xưa đã hi sinh để có một cuộc sống độc lập, tự do.
Mẫu 2
Qua bài thơ “Cây dừa” của tác giả Trần Đăng Khoa làm em cảm thấy yêu thiên nhiên và yêu quê hương mình hơn. Nhà thơ đã sử dụng những từ ngữ vô cùng bình dị thân thuộc để so sánh với cây dừa. Làm cho người đọc liên tưởng cây dừa như hiện thân của người Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp: chịu thương, chịu khó, lương thiện, lòng dũng cảm và tình yêu quê hương đất nước nồng nàn. Bài thơ hay không chỉ qua những phép so sánh, liên tưởng tới nhiều hình ảnh mà còn thông qua việc miêu tả cây dừa, tác giả đã tái hiện nên một bức tranh làng quê thanh bình với bầu trời đầy nắng, gió, trăng sao. Một khung cảnh vô cùng bình dị của làng quê Việt Nam xưa nơi mà nhà thơ gắn bó khi còn bé. Khi đọc xong bài thơ em cảm thấy mình càng yêu thương gia đình, quê hương mình hơn và cần học tập tốt để giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc.
Mẫu 3
Bài thơ “Cây dừa” của tác giả Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa từ ngày tới đêm vô cùng sinh động. Cây dừa cũng như biểu tượng của làng quê nên khi người đọc cảm nhận bài thơ như thấy được tâm hồn con người với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp: dũng cảm, lương thiện, chịu thương, chịu khó và có một tấm lòng yêu nước nồng nàn. Nó được thể hiện qua một vài câu thơ “Đứng canh trời đất bao la” “Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi”. Đồng thời trong bài thơ tác giả đã cho ta thấy được sự quan sát vô cùng nhạy bén, tinh tế đặc biệt là sử dụng mọi giác quan để cảm nhân thiên nhiên cùng với trí tưởng tượng phong phú, độc đáo của mình. Điều này làm chúng ta khi đọc xong bài thơ như thấy một bức tranh làng quê Việt nam vô cùng sống động và cảm thấy quê hương mình trong tranh với sự thanh bình, giản dị. Như vây, bài thơ giúp em cảm thấy yêu mến quê hương mình hơn và yêu đất nước hơn nữa.