Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả Nguyên Hồng — Không quảng cáo

Văn mẫu lớp 6 - Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 6 Cánh diều Bài 4: Văn bản nghị luận - Văn mẫu 6 Cánh diều


Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả Nguyên Hồng

Tải về

Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, Nguyên Hồng nổi lên như một hiện tượng đặc biệt với ngòi bút nhân đạo cao cả, được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ, trẻ em và những người cùng khổ

Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, Nguyên Hồng nổi lên như một hiện tượng đặc biệt với ngòi bút nhân đạo cao cả, được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ, trẻ em và những người cùng khổ. Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 tại Nam Định. Ông có tuổi thơ thiếu thốn tình cảm và vật chất, sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh bất hạnh. Ông mồ côi cha từ nhỏ, phải sống với những người cô ruột cay nghiệt. Ngay từ khi còn bé, Nguyên Hồng đã phải lưu lạc, bôn ba cùng mẹ đi khắp nơi để bán hàng kiếm sống. Ông bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình vào năm 1936 với tác phẩm "Linh hồn". Năm 1937, ông được nhiều người biết đến với tác phẩm được xem như đỉnh cao sự nghiệp là "Bỉ vỏ". Từ năm 1936 đến năm 1939, Nguyên Hồng tham gia kháng chiến và gặp rất nhiều những biến động trong cuộc sống. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng mà ông viết là "Núi rừng Yên Thế". Nguyên Hồng mất năm 1982, đến năm 1996, ông vinh dự được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.Nhiều độc giả đã từng nhận định Nguyên Hồng như một nhà văn của những người cùng khổ và hầu hết những tác phẩm ông viết đều thấm đượm tinh thần nhân văn, chất nhân đạo chan chứa trên đầu bút. Thế giới nhân vật trong những tác phẩm của Nguyên Hồng là những con người nghèo khổ, bất hạnh, cùng cực, vấp phải nhiều những biến cố trong cuộc sống. Thế nhưng, đằng sau những hoàn cảnh ấy lại là những con người với tâm hồn cao đẹp, phẩm chất cao đẹp và sống một cuộc đời cao đẹp. Nguyên Hồng khai thác chất liệu từ hiện thực xã hội và đem nó vào những trang văn của mình một cách hết sức dung dị, đời thường. Cách viết của ông cũng vô cùng chân thực, bình dị và rất đời. Những trang văn của tác giả cứ thế đi sâu vào lòng người đọc với những cảm xúc rất đỗi tự nhiên. Tác giả Nguyên Hồng cùng với những tác phẩm của mình sẽ còn mãi trong tâm trí của người đọc.


Cùng chủ đề:

Viết đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình trong văn bản “Về thăm mẹ”
Viết đoạn văn cảm nhận về tình yêu thương mẹ của bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả lớp 6
Viết đoạn văn giới thiệu về bài thơ “‘À ơi tay mẹ”
Viết đoạn văn giới thiệu về ca dao Việt Nam
Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả Nguyên Hồng
Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu lý giải việc Lê Lợi trả gươm thần cho Long Quân
Viết đoạn văn liệt kê các mốc sự kiện được nhắc đến trong văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập”
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về chú bé Lượm trong tác phẩm cùng tên
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Lý Thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh
Viết đoạn văn nêu lợi ích của việc có động vật nuôi trong nhà