Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ lớp 7 — Không quảng cáo

Tổng hợp 50 bài văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài


Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ lớp 7

1. Mở đoạn: – Thanh Hải, một trong những nhà thơ vĩ đại của văn học Việt Nam hiện đại, đã để lại cho chúng ta một tác phẩm tuyệt vời, đó chính là bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ". Tác phẩm này không chỉ là biểu tượng của sự đam mê và tài năng của tác giả mà còn là một biểu tượng của tình yêu quê hương và khát vọng sống.

Dàn ý chi tiết

1. Mở đoạn:

– Thanh Hải, một trong những nhà thơ vĩ đại của văn học Việt Nam hiện đại, đã để lại cho chúng ta một tác phẩm tuyệt vời, đó chính là bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ". Tác phẩm này không chỉ là biểu tượng của sự đam mê và tài năng của tác giả mà còn là một biểu tượng của tình yêu quê hương và khát vọng sống.

2. Thân đoạn:

- Cảnh sắc mùa xuân đất Huế

+ Trong bài thơ, Thanh Hải mô tả vẻ đẹp thiên nhiên đặc trưng của mùa xuân ở Huế, với những hình ảnh tươi đẹp như hoa tím biếc nở rộ giữa dòng sông xanh mát. Bằng cách sử dụng từ ngữ tinh tế như "tĩnh" và "động", ông thể hiện sự hoà quyện hài hòa giữa sự yên bình và sức sống của mùa xuân.

+ Tiếng chim chiền chiện hót vang trời được Thanh Hải mô tả như một điểm nhấn vui mừng của mùa xuân. Điều này cho thấy tác giả cảm nhận sâu sắc và tận hưởng từng khoảnh khắc của thiên nhiên trong mùa xuân.

+ Hình ảnh chuyển đổi cảm xúc từ "từng hạt long lanh rơi" thể hiện sự nhạy cảm và ham muốn cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân dù trong hoàn cảnh đau buồn và mệt mỏi.

- Mùa xuân của đất nước

+ Thanh Hải không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp tự nhiên mà còn nhấn mạnh vào sức sống của đất nước thông qua hình ảnh lộc xuân trên nương mạ và người cầm súng đầy niềm tin.

+ Bằng cách so sánh đất nước như vì sao "cứ đi lên phía trước", tác giả ca ngợi sức mạnh và quyết tâm của dân tộc Việt Nam trong việc vượt qua mọi khó khăn.

- Khát vọng của tác giả

+ Tác giả muốn hiến dâng cho đời một phần của mình thông qua hình ảnh nhỏ bé như con chim hót, nhành hoa, và nốt trầm. + Điều này thể hiện lòng nhân ái và sự tận thế của Thanh Hải đối với đất nước và nhân loại.

+ Hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ" đối xứng với mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước, thể hiện sự mong muốn cống hiến và sống ý nghĩa của tác giả trong cuộc sống.

- Khúc ca cống hiến cuối cùng của tác giả

+ Bài thơ kết thúc bằng một khúc ca tưng bừng về vẻ đẹp và sức sống của đất nước, thông qua việc nhắc đến những làn điệu dân ca Huế và những nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt Nam.

3. Kết đoạn:

- Bài thơ "Mùa Xuân Nho Nhỏ" của Thanh Hải không chỉ là một tác phẩm thơ đẹp mà còn là một biểu tượng của tình yêu quê hương và khát vọng sống. Thông qua những hình ảnh tươi đẹp và sâu sắc, tác giả đã thành công trong việc truyền đạt cảm xúc và ý nghĩa của mình về mùa xuân và cuộc sống.

Bài siêu ngắn Mẫu 1

Mùa xuân nho nhỏ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Thanh Hải. Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân - nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng lại rất khiêm nhường chỉ là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung. Khát vọng đó làm đẹp thêm lên mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cái riêng với cái chung, giữa nhỏ bé với to lớn, giữa mỗi người với mọi người.

Bài siêu ngắn Mẫu 2

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được ông viết vào năm 1980, trong khung cảnh hòa bình, xây dựng đất nước. Thanh Hải lắng lại lòng mình để nghĩ về đất nước trong lịch sử hiện tại và tương lai. Nhân dân ta đã trải qua bao thời kì lúc hưng thịnh, lúc suy vong của các thời đại phong kiến và gần đây nhất là hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Đất nước lấp lánh những chiến công trong lịch sử đẹp như những vì sao tinh tú trên bầu trời. Đất nước đang thẳng tiến tới tương lai bằng sức mạnh bằng bề dày lịch sử bốn nghìn năm. Mỗi một cuộc đời hãy là một mùa xuân. Đất nước ta mãi mãi sẽ là những mùa xuân tươi đẹp.

Bài siêu ngắn Mẫu 3

Thanh Hải là một nhà thơ trưởng thành trong thời kì đất nước gồng mình kháng chiến chống Mỹ. Cùng hoà mình trong nhịp điệu hào hùng của dân tộc, Thanh Hải có những sáng tác riêng về con người đất nước thời kì này. Năm 1980, khi đất nước đã trải qua thời kì kháng chiến sục sôi được 5 năm và khi đó nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, ông đã viết nên những vần thơ trong trẻo, nhiệt huyết về đất nước. Mùa xuân nho nhỏ là một bức tranh mùa xuân thiên nhiên tuyệt đẹp, vừa là tiếng hát nhẹ nhàng tha thiết, sâu lắng về khát vọng cống hiến cho đất nước của nhà thơ Thanh Hải.

Bài tham khảo Mẫu 1

Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải được sáng tác năm 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ là tình yêu thiên nhiên, đất nước tha thiết cũng là lời tâm niệm chân thành, gửi gắm tha thiết mà tác giả để lại cho đời. Ngay trong khổ thơ đầu tiên, tác giả đã bộc lộ niềm trân trọng, thiết tha và nâng niu mùa xuân - cuộc đời. "Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc", nét phác họa bằng thơ của Thanh Hải đã vẽ ra không gian đất trời vào xuân vô cùng cao rộng, một dòng sông chảy dài, mặt đất với bầu trời bao la. Trong bầu trời xuân ấy không chỉ có sắc xanh của chồi non mơn mởn mà còn có sắc tím - bông hoa tím biếc. Màu tím cũng chính là màu đặc trưng của xứ Huế quê hương của tác giả. "Ơi con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời", trong trời đất mùa xuân đầy hương sắc ấy còn có cả âm thanh vang vọng, tươi vui của chú chim chiền chiện. Dường như con chim nhỏ cũng đang hân hoan, vui sướng khi tiết trời vào xuân, nó ca vang trời đất như đánh thức đồng loại và vạn vật cùng thức dậy chào xuân. Chi tiết "Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng" diễn tả cảm xúc tinh tế của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên. Đó có thể là từng giọt mưa xuân long lanh đang rơi, cũng có thể là từng giọt âm thanh của tiếng chim. Giọt long lanh ấy dù là gì đi nữa thì đều được cảm nhận bằng mắt, tai và xúc giác, cảm nhận một cách trọn vẹn, nâng niu. Có thể nói, ngay khổ mở đầu bài thơ ta đã thấy Thanh Hải thả trọn tâm hồn mình vào xuân, dạt dào một niềm say sưa bất tận, ngây ngất và say đắm trong vẻ đẹp thiên nhiên, đất trời khi vào xuân.

Bài tham khảo Mẫu 2

Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" đã thể hiện được tư tưởng sống cống hiến cao đẹp của tác giả Thanh Hải. Thật vậy, tư tưởng được sống cống hiến, được góp chút sức lực nhỏ bé của tác giả vào cuộc đời chung được thể hiện vô cùng sâu sắc và sinh động trong khổ thơ 4 và 5. Có lẽ, từ tận sâu trong trái tim của mình, nhà thơ thực sự mong ước bản thân được cống hiến và đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước, làm đẹp cho cuộc đời. Những hình ảnh "con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm" là những hình ảnh ẩn dụ cho những điều đóng góp làm đẹp cho đời của tác giả.  Theo em, đây là quan điểm sống vô cùng nhân văn và giàu ý nghĩa. Mỗi cá nhân đóng góp vào cuộc đời chung để làm cho cuộc đời thêm tươi đẹp và hạnh phúc, tạo nền tảng hạnh phúc bền lâu cho cuộc đời và con người. Mùa xuân nho nhỏ chính là những khát vọng được cống hiến, làm đẹp cho đời của mỗi cá nhân. Tư tưởng ấy thực sự là tư tưởng cao đẹp và mang đầy tính nhân văn của con người. Con người sống trên đời đều cần một lý tưởng sống cho mình. Và lý tưởng sống cao đẹp nhất đó là lý tưởng sống cống hiến, sống cho đi mà không cần báo đáp, sống để tô điểm cho đời, sống để cống hiến và xây dựng cộng đồng ngày một tốt đẹp hơn. Nếu mỗi người đều có thái độ sống đẹp và giàu triết lý như vậy thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều. Từ "lặng lẽ" trong bài thơ là thái độ cống hiến và xây dựng cuộc sống một cách âm thầm, lặng lẽ, không cần ai biết đến. Tư tưởng sống cống hiến của nhà thơ Thanh Hải còn được thể hiện qua việc bất chấp tuổi tác "Dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc". Dù ở độ tuổi nào thì con người sống trên đời cũng cần cống hiến vào cuộc sống chung, góp mình vào công cuộc chuyển mình và dựng xây đất nước.  Về phía bản thân em, em sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này có thể trở thành một công dân có ích, một người tri thức thi đua hàng ngày vì sự phát triển đi lên của đất nước.

Bài tham khảo Mẫu 3

Nhà thơ Thanh Hải với cả cuộc đời từ khi sinh ra, lớn lên, sống và chiến đấu đều gắn bó tha thiết với quê hương xứ Huế, đã sáng tác nên nhiều thi phẩm đặc sắc, thể hiện phong cách thơ trong sáng, giản dị, giàu âm điệu, nhạc điệu. Qua những vần thơ ấy, “Người đọc tìm thấy ở ông sự kết hợp giữa chất trí tuệ và cảm xúc, giữa lòng khát khao lí tưởng với những tình cảm riêng tư của con người” (Nguyễn Đăng Mạnh). “Mùa xuân nho nhỏ” là một thi phẩm đặc sắc của Thanh Hải. Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, tháng 11 năm 1980, khi đó tác giả đang nằm trên giường bệnh chiến đấu với căn bệnh quái ác. Đất nước ta lúc bấy giờ vừa bước ra khỏi chiến tranh, còn đó là biết bao khó khăn và thử thách. Tuy nhiên, từ nhan đề cho đến những hình ảnh thơ, “Mùa xuân nho nhỏ” đều tràn đầy niềm tin và sự lạc quan. Mạch cảm xúc đi từ những rung động thiết tha trước mùa xuân của thiên nhiên đến phút lắng lòng cảm nhận một mùa xuân đất nước để rồi bộc lộ mãnh liệt một ước nguyện chân thành và cuối cùng kết đọng nơi những vần thơ ngợi ca quê hương đất nước. Từ đó, bài thơ có hai nội dung chủ đạo: “vừa thể hiện những cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước vừa nói lên ước nguyện chân thành được dâng hiến cho cuộc đời của tác giả”. Bởi tiếng thơ của Thanh Hải - tiếng thơ của những xúc cảm thiết tha trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, tiếng thơ của một trái tim không khi nào thôi đập từng nhịp bồi hồi hướng về cuộc đời chung - sẽ luôn lắng đọng ngọt ngào trong bạn đọc chúng ta, như “ngọn lửa nhỏ sẽ mãi nhen lên”, như “một nốt trầm cứ vang ngân không dứt”.


Cùng chủ đề:

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Gặp lá cơm nếp lớp 7
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Lời của cây lớp 7
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Lượm lớp 7
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Mẹ lớp 7
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Một mình trong mưa lớp 7
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ lớp 7
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Những cánh buồm lớp 7
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Ông đồ lớp 7
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Sang thu lớp 7
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa lớp 7
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Đồng dao mùa xuân lớp 7