Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật trữ tình trong “Đánh thức trầu” — Không quảng cáo

Văn mẫu lớp 6 - Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên - Văn mẫu 6 Chân trờ


Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật trữ tình trong “Đánh thức trầu”

Tải về

Trong văn bản “Đánh thức trầu” tác giả Trần Đăng Khoa đã hóa thân thành một cậu bé trò chuyện với giàn trầu giống như cuộc trò chuyện giữa hai người bạn. Đó là một cậu bé ngoan, đáng yêu và giàu tình yêu thương.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật trữ tình trong “Đánh thức trầu”

Bài làm

Trong văn bản “Đánh thức trầu” tác giả Trần Đăng Khoa đã hóa thân thành một cậu bé trò chuyện với giàn trầu giống như cuộc trò chuyện giữa hai người bạn. Đó là một cậu bé ngoan, đáng yêu và giàu tình yêu thương. Trước tiên, đó là một cậu bé yêu quý bà và thương mẹ. Có không ít bạn ở tuổi này dễ vin vào lý do trẻ con, sợ tối, hãi ma để khước từ việc ra vườn một mình hái trầu trong đêm tối. Còn cậu vẫn vui vẻ ra vườn để thực hiện nhiệm vụ. Cậu còn nhớ như in lời của bà hay hát cho cậu. Thứ hai, cậu bé trong bài thơ rất yêu quý và thương trầu. Với tâm hồn phong phú và giàu tình yêu thương, cậu xem trầu như một người bạn, có tình cảm, hơi thở, linh hồn. Muốn xin mấy lá trầu thì không thể không nói chuyện với chủ nhân. Cái anh bạn Trầu này xem chừng đã ngủ. Câu hỏi để đánh thức tuy không khẳng định nhưng thiên về ý biết chắc Trầu đã ngủ. Bởi thế nên mới không hỏi. "Đã ngủ chưa hả trầu" mà hỏi "đã ngủ rồi hả trầu" và sau đó còn nhắc lại "mày đã ngủ". Trong câu hỏi đó vừa thân mật lại vừa có một tí so sánh, một tí lý sự rất trẻ con: Đã ngủ rồi hả trầu? /Tao đã đi ngủ đâu /Mà trầu mày đã ngủ . Cái việc đánh thức bạn, làm bạn dở giấc ngủ dẫu sao cũng là bất đắc dĩ, dẫu sao cũng là không hay nên cần phải giải thích, phải thanh minh để bạn thông cảm: Bà tao vừa đến đó Muốn xin mấy lá trầu Đã là bạn bè với nhau thì bà của Khoa cũng là bà của Trầu. Để cho bà vui lòng thì dù có bị đánh thức đột ngột, mắt có cay xè chắc Trầu cũng không nỡ giận, không nỡ trách. Trước khi hái, cậu bé còn cất lên lời thì thầm: Đừng lụi đi trầu ơi! . Dù còn nhỏ tuổi, nhưng cậu bé đã hiểu rằng hái trầu đêm dễ làm trầu lụi. Vậy nên phải đánh thức, phải nói rõ lí do, phải hái rất nhẹ nhàng, và chỉ hái vài lá vừa đủ cho bà và cho mẹ. Có thể thấy, cậu bé trong truyện vừa hồn nhiên vừa đáng yêu đã khiến bài thơ trở nên sinh động và nhân vật cũng gửi gắm đến chúng ta thông điệp về tình yêu thương và trân trọng thiên nhiên.


Cùng chủ đề:

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về văn bản “Đánh thức trầu”
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau đây: Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn chuyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về chi tiết đi tìm tên của cô Gió trong “Cô Gió mất tên”
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về em bé trong bài thơ “Mây và sóng”. Từ đó, nêu những suy nghĩ về trách nhiệm của người con với gia đình
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật trữ tình trong “Đánh thức trầu”
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật “tôi” trong “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về tuổi thơ trong bài “Hoa bìm”
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về ước mơ được thể hiện trong văn bản “Những cánh buồm”
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về đoạn thơ sau: Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Viết đoạn văn nêu lên bài học được rút ra từ văn bản “Giọt sương đêm”