Viết đoạn văn phân tích khổ cuối bài thơ Ánh trăng — Không quảng cáo

Văn mẫu 9 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý, thuyết minh, tự sự và nghị luận lớp 9 hay nhất Tổng hợp các đoạn văn nghị luận về tác phẩm Ánh trăng


Viết đoạn văn phân tích khổ cuối bài thơ Ánh trăng

Viết đoạn văn phân tích khổ cuối bài thơ Ánh trăng hay nhất

Ở khổ cuối bài thơ "Ánh trăng", vầng trăng đột ngột hiện ra với một vẻ đẹp ám ảnh lòng người. ’’Trăng cứ tròn vành vạnh”, thời điểm trăng tròn chính là vào ngày rằm hàng tháng. Câu thơ gợi đến vẻ đầy đặn, tròn trịa của vầng trăng và cũng là vẻ sáng tươi hiền dịu của thứ ánh sáng trong lành nhất vũ trụ. Nhưng vẻ “tròn vành vạnh” của vầng trăng còn gợi đến một suy tưởng khác: vầng trăng còn tròn đầy “vành vạnh” nghĩa là trăng vẫn còn trọn vẹn những ân nghĩa xưa với những người lính năm nào. Và điều đáng quý, đáng nghĩ là trăng vẫn tròn ngay cả khi người đã “vô tình":

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình" .

Câu thơ gieo vào lòng người đọc một thoáng giật mình để rồi thấy ăn năn, day dứt. Vầng trăng kia cũng giống như bao con người, bao kí ức đẹp đẽ đã đi qua đời ta. Những con người cùa quá khứ, những kí ức xa xưa... tất thảy vẫn còn nguyên tấm lòng thuỷ chung trọn vẹn. Còn riêng ta, mới một chút phù hoa, danh lợi mà đã quên đi những ân tình, những thề nguyền thiêng liêng xưa cũ. Và rồi, ta càng thấy day dứt, băn khoăn hơn bởi khoảng lặng mênh mang của vầng trăng tròn cao thượng:

"Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”.

"Ánh trăng im phăng phắc" để ngân mãi những dòng ánh sáng toả đi khắp nhân gian. Điều đó cũng có nghĩa trăng mãi hao dung, hiền từ và độ lương. Cái đáng sợ là cái im lặng của kí ức. Ta dã quên đi quá khứ, ta đã có lỗi với người xưa để sống một cuộc đời ồn ào, náo nhiệt nhưng tất cả vẩn im lặng dõi theo ta với cái nhìn bao dung, rộng mở. Và chính bởi sự cao thượng ây đã khiến ta ”giật mình”. ”Giật mình để nhận ra sự cao đẹp của người xưa. “Giật mình” để nhận ra phần hờ hững, lãng quên đáng chê trách của mình. Tiền tài danh lợi, đó chưa phải là điều quý giá nhất ở đời. Phải biết sống có tình, có nghĩa, thuỷ chung trọn vẹn trước sau mới khiến lòng người sạch trong và thanh thản.

Nguồn: Sưu tầm


Cùng chủ đề:

Viết đoạn văn phân tích 8 câu thơ cuối của bài "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
Viết đoạn văn phân tích biểu tượng của tình đồng chí
Viết đoạn văn phân tích hai câu thơ: "Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"
Viết đoạn văn phân tích hình ảnh 3 cô thanh niên xung phong, trong đó có sử dụng phép nối, câu bị động, câu cảm thán
Viết đoạn văn phân tích khổ 2 bài Sang thu, trong đó có sử dụng thành phần tình thái
Viết đoạn văn phân tích khổ cuối bài thơ Ánh trăng
Viết đoạn văn phân tích khổ thơ thứ 5 Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Viết đoạn văn phân tích văn bản Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm
Viết đoạn văn phân tích vẻ đẹp của anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"
Viết đoạn văn phân tích vẻ đẹp của người con gái Thuý Vân trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều ) của Nguyễn Du
Viết đoạn văn phân tích vẻ đẹp của những người hăng say làm việc trong Lặng lẽ Sa Pa