Viết đoạn văn phân tích văn bản Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp
Viết đoạn văn phân tích văn bản Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp
"Bàn luận về phép học" là đoạn văn trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8-1791. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu về phương pháp học và vẫn còn vẹn nguyên giá trị đến thời nay. Bài tấu này thể hiện cái tâm của Nguyễn Thiếp đối với việc chấn hưng nền quốc học, nền giáo dục nước nhà, nhằm mở mang dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước. Các vấn đề như mục đích việc học, nội dung học tập và phương pháp học tập đã được Nguyễn Thiếp trình bày một cách ngắn gọn và tường tận.Mở đầu, ông nhắc lại câu cổ ngữ: ''Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo". Vậy mục đích học là biết "lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người". Nói cách khác, học để mở mang trí tuệ và bồi bổ đạo đức. Đạo mà Nguyền Thiếp nói đến là đạo làm người. Ông than phiền "nền chính học đã bị thất truyền". Có biết bao tệ lậu đáng chê trách như "đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi", coi thường đạo lí "không cồn biết đến tam cương, ngũ thường". Nhà dột từ nóc: "Chúa trọng nịnh thần". Ví dụ, cuối thời Lê - Trịnh, tệ nạn buôn quan bán tước hoành hành, sử sách cho biết: năm 1750, đời vua Lê Hiển Tông, vì Nhà nước thiếu tiền, đã đặt ra lệ thu tiền thông kinh: hễ ai nộp ba quan thì được đi thi hương, không phải khảo hạch. Thành ra những người làm ruộng, đi buôn, ai cũng nộp quyển vào thi, rồi người thì dùng sách, kẻ thì thuê người làm bài; kẻ thuê học mười người không được một (theo Dương Quáng Hàm). Sống trong thời kì đen tối, loạn lạc ấy, Nguyễn Thiếp vô cùng đau buồn, thở than: "Nước mất nhà tan đều do những điều tệ hại ấy". Nguyễn Thiếp đã có một cách nói trầm tĩnh, ôn hòa mà sâu sắc.
Nguồn: sưu tầm
Cùng chủ đề:
Viết đoạn văn phân tích văn bản Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp