Viết đoạn văn phân tích ý nghĩa hai câu cuối: “Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ” — Không quảng cáo

Văn mẫu lớp 11 - Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức Bài 7: Ghi chép và tưởng tượng trong kí - Văn mẫu 11 Kế


Viết đoạn văn phân tích ý nghĩa hai câu cuối: “Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ”

Chiến tranh đã dần tước đi tất cả. Chiến tranh cũng đã khiến cho những đứa trẻ vỡ mộng một cách tàn nhẫn, khi chúng đau đớn nhận ra rằng trò chơi giả trận chẳng hề giống như những gì chúng vẫn luôn nghĩ đến.

Mẫu 1

Chiến tranh đã dần tước đi tất cả. Chiến tranh cũng đã khiến cho những đứa trẻ vỡ mộng một cách tàn nhẫn, khi chúng đau đớn nhận ra rằng trò chơi giả trận chẳng hề giống như những gì chúng vẫn luôn nghĩ đến. Chiến tranh cũng đã tác động sâu sắc đến nhận thức của những đứa trẻ, khiến cho chúng như “đã già đi”, không còn giữ được sự ngây thơ, hồn nhiên, mà nhìn cuộc đời bằng sự tiêu cực, trực diện với những chiều kích tăm tối của nó. Chỉ trong hai câu văn ngắn thế này, mà nỗi đau đằng đẵng suốt năm tháng gắn liền với khát vọng yêu thương tận cùng trái tim vang lên đầy day dứt: “Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ.” (Lời của một người đã mất mẹ trong cuộc chiến). Hai câu thơ cho thấy niềm khao khát của một đứa trẻ đã mất mẹ trong thời chiến thật ám ảnh, day dứt biết bao!

Mẫu 2

Hai câu cuối trong văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ” là lời kể cuối cùng của nhân vật tôi - người đàn ông lớn tuổi đã đi qua cuộc chiến và vẫn luôn khao khát một lần được gặp lại mẹ. Đó là những tâm sự dồn nén, thầm kín đại diện cho những mất mát không thể bù đắp của những người mà “đứa trẻ” trong họ mãi mãi dừng lại nơi bi thương của chiến tranh. Chiến tranh đã qua đi, ông cũng may mắn sống sót và tiếp tục sống một cuộc đời bình lặng như bao người khác. Nhưng chẳng ai thấy được những vỡ nát trong tâm hồn ông. Hai câu cuối đã phản ảnh hậu quả của chiến tranh tàn khốc đến mức nào. Nó không chỉ là vết thương bên ngoài có thể nhìn thấy được mà có là nỗi đau vĩnh viễn kéo dài suốt đời. Trong thân xác của một người lớn trưởng thành, nhân vật “tôi” vẫn đau đáu, khắc khoải được gặp lại mẹ, được thấy khuôn mặt, dáng đi, hít hà mùi thơm của mẹ và nằm trong vòng tay ấm áp đó. Đó mãi mãi là sự khao khát vô vọng của đứa trẻ đã trải qua chiến tranh. Nó cũng nhắc nhở chúng ta rằng: có những câu chuyện mãi chẳng thể quên dù thời gian có trôi qua thế nào.


Cùng chủ đề:

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một đoạn thơ trong văn bản Lời tiễn dặn đã để lại cho bạn những ấn tượng thật sự sâu sắc
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) so sánh "Thuyền và biển" và một bài thơ trữ tình khác chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu
Viết đoạn văn chỉ ra biểu hiện của sự “hiểu” và “thương" trong Trao duyên
Viết đoạn văn phân tích chất trữ tình trong văn bản Cà Mau quê xứ
Viết đoạn văn phân tích một biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều
Viết đoạn văn phân tích ý nghĩa hai câu cuối: “Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ”
Viết đoạn văn về khả năng chữa lành của thể thao
Vì sao khi đã giết được kẻ thù là Bá Kiến, Chí Phèo lại tự kết liễu đời mình? Từ bi kịch đó, hãy nêu lên giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả trong truyện Chí Phèo
Đoạn trích cho biết điều gì về không gian tồn tại và đời sống văn hóa tinh thần của đồng bài dân tộc Thái - Chủ nhân truyện thơ Tiễn dặn người yêu?
Đoạn văn tóm tắt những thông tin thú vị về trí tuệ thông minh nhân tạo
Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, em thích nhất chi tiết hoặc hình ảnh nào? Hãy đặt tiêu đề và viết bài phân tích, hoặc bình giảng chi tiết hoặc hình ảnh đó