Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc( Cấu tạo của đoạn văn) trang 78 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 5, giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 cánh diều, tập đọc lớp 5 Bài 6. Nghề nào cũng quý


Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc( Cấu tạo của đoạn văn) trang 78 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều

1, Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết về điều gì? 2, Những câu văn nào thể hiện các nội dung sau: a, Giới thiệu bài thơ. b, Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết, hình ảnh trong bài thơ. c, Củng cố, nâng cao chủ đề của đoạn văn bằng cách liên hệ với thực tế.

Nhận xét

Trả lời câu hỏi Nhận xét trang 79 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Đầu năm học mới, chúng em được học bài thơ Khi bé Hoa ra đời của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Ngay từ đầu, lời thơ dịu dàng, âu yếm đã cuốn hút em. Em yêu những cánh cò nhẹ nhàng bay vào giấc ngủ, đậu trên vành nôi của em bé theo lời ru của mẹ. Em yêu đôi bàn tay của mẹ đan len thành áo, lấy bông làm tầm gối êm. Thật thú vị khi thấy những cánh bướm và trái cây chín hồng in trên gối, trên chăn, trên áo quần của bé như cùng từ bên ngoài bay vào với bé. Con búp bê bồng trở thành một người bạn cầm quà đến chơi. Ông trăng trên trời, đám mây, ngọn gió ghé vào thàm, thì thầm kể cho bé biết bao điều mới lạ. Bài thơ không có câu nào tả em bé nhưng vẫn hiện lên hình ảnh em nằm trong nôi, như chiếc búp trên cành, nhận được biết bao tình yêu mến. Đọc bài thơ, em thấy yêu thêm em bé của mình ở nhà và hiểu thêm về tình thương yêu mà cha mẹ đã dành cho mỗi đứa con.

1, Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết về điều gì?

2, Những câu văn nào thể hiện các nội dung sau:

a, Giới thiệu bài thơ.

b, Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết, hình ảnh trong bài thơ.

c, Củng cố, nâng cao chủ đề của đoạn văn bằng cách liên hệ với thực tế.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

1, Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết về bài thơ Khi bé Hoa ra đời của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu

2, Những câu văn nào thể hiện các nội dung sau:

a, Giới thiệu bài thơ: Đầu năm học mới, chúng em được học bài thơ Khi bé Hoa ra đời của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu.

b, Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết, hình ảnh trong bài thơ:

Ngay từ đầu, lời thơ dịu dàng, âu yếm đã cuốn hút em. Em yêu những cánh cò nhẹ nhàng bay vào giấc ngủ, đậu trên vành nôi của em bé theo lời ru của mẹ. Em yêu đôi bàn tay của mẹ đan len thành áo, lấy bông làm tầm gối êm. Thật thú vị khi thấy những cánh bướm và trái cây chín hồng in trên gối, trên chăn, trên áo quần của bé như cùng từ bên ngoài bay vào với bé. Con búp bê bồng trở thành một người bạn cầm quà đến chơi. Ông trăng trên trời, đám mây, ngọn gió ghé vào thàm, thì thầm kể cho bé biết bao điều mới lạ. Bài thơ không có câu nào tả em bé nhưng vẫn hiện lên hình ảnh em nằm trong nôi, như chiếc búp trên cành, nhận được biết bao tình yêu mến.

c, Củng cố, nâng cao chủ đề của đoạn văn bằng cách liên hệ với thực tế: Đọc bài thơ, em thấy yêu thêm em bé của mình ở nhà và hiểu thêm về tình thương yêu mà cha mẹ đã dành cho mỗi đứa con.

Luyện tập

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 79 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Trao đổi với bạn về tình cảm, cảm xúc của em trước một sự việc (hoặc câu chuyện, bài thơ), chuẩn bị cho Bài viết 2.

Phương pháp giải:

Em dựa trên bài thơ đã chọn để trao đổi với bạn.

Lời giải chi tiết:

Em chọn bài thơ Tiếng chổi tre

Trên thế giới này mọi nghề nghiệp đều đáng quý như nhau, miễn đó là công việc chân chính, giúp ích cho gia đình. Chính vì vậy, mọi nghề nghiệp đều xứng đáng được tôn trọng và bình đẳng với nhau. Đã có nhiều tác phẩm trong nền văn học Việt Nam viết về những người làm nghề bác sĩ, công an, giáo viên, kỹ sư,...Nhà thơ Tố Hữu, một nhà thơ nổi tiếng của nước ta cũng đã sáng tác một bài thơ viết về những người làm nghề lao công, có tên Tiếng chổi tre. Nhà thơ đã chọn viết về những người lao công, những người làm công việc cao cả nhưng hay bị lãng quên trong cuộc sống. Bài thơ Tiếng chổi tre được rút ra từ tập Gió lộng do Tố Hữu sáng tác năm 1961, tập thơ Gió lộng là những bài thơ được Tố Hữu sáng tác từ năm 1945 tới năm 1961, thời kì miền Bắc nước ta mới giành được độc lập, đang xây dựng xã hội chủ nghĩa. Tác phẩm đã mang tới những thông điệp đáng quý về lao động đối với không chỉ các bạn nhỏ mà còn cả với người đọc nói chung.


Cùng chủ đề:

Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học trang 7 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Ôn tập) trang 126 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Tìm ý, sắp xếp ý) trang 95 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Viết đoạn văn nếu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Cấu tạo của đoạn văn) trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Ôn tập) trang 122 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc( Cấu tạo của đoạn văn) trang 78 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Việt Nam ở trong trái tim tôi trang 81 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều
Vinh danh nước Việt trang 89 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều
Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái trang 35 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều
Vì sao có cầu vồng trang 99 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều
Vua Lý Thái Tông trang 50 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều