Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về cảnh đêm trăng của 2 bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" — Không quảng cáo

Bài 7. Thơ Đường luật


Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về cảnh đêm trăng của 2 bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng"

Cảnh đêm trăng được miêu tả trong hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" đều mang vẻ đẹp làm say đắm lòng người.

Cảnh đêm trăng được miêu tả trong hai bài thơ " Cảnh khuya " và " Rằm tháng giêng " đều mang vẻ đẹp làm say đắm lòng người. Trước hết là cảnh tuyệt đẹp của đêm trăng trong bài " Cảnh khuya " được miêu tả qua 2 câu thơ đầu " Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa ". Thiên nhiên vừa tĩnh lại vừa động, tiếng suối róc rách chảy xa xa qua cái cảm của nhà thơ tựa như tiếng hát con người đang vọng lại, ấm áp và đầy thiết tha. Tiếng hát của dòng suối chảy ấy đã át đi cả tiếng của những bom đạn quân thù để rồi trong đêm khuya tĩnh lặng, tiếng suối trở thành một thanh âm thi vị dịu dàng, trong trẻo mang lại chút thư thái nơi tâm hồn của nhân vật trữ tình. Hình ảnh ánh trăng được coi là trung tâm của bức tranh. Trăng toả ánh sáng xuống trần gian, hòa trong vẻ đẹp của cây rừng Việt Bắc. Ánh trăng lồng qua từng bóng cây già, luồn qua từng cành cây, kẽ lá in bóng cảnh vật xuống mặt như những bông hoa. Trăng, cây, và hoa gắn kết, quấn quýt, giao hòa như tình cảm gắn kết giữa quân và dân Việt Nam. Đến với bài thơ " Rằm tháng giêng ", người đọc lại một lần nữa được thưởng thức vẻ đẹp làm xao xuyến lòng người qua những câu thơ " Rằm xuân lồng lộng trăng soi/ Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân ". Ta thấy được ở bài thơ một không gian thiên nhiên đầy đẹp đẽ, một mạch nguồn cảm xúc mới mẻ, tươi tắn. Vào những ngày rằm, trăng tròn trịa và toả sáng hơn, đặc biệt trăng xuân lại càng đẹp, càng mỹ miều hơn nữa. Ánh trăng toả ngát, soi "lồng lộng" khắp không gian, ánh trăng như bao trùm lấy vạn vật, ban thứ ánh sáng kiều diễm mê hoặc lòng người. Xuân ngập tràn không gian, sức xuân sống động, tươi trẻ và dồi dào toả khắp mây trời, sông nước. Xuân mang niềm vui, niềm thương gửi gắm vào tất thảy thiên nhiên, cảnh vật, dường như cả đất trời đang dào dạt sức sống mùa xuân. Cả hai bài thơ đều có điểm chung là bộc lộ tình yêu thiên nhiên, đất nước trong trái tim tha thiết của Bác Hồ. Đồng thời còn niềm lạc quan trong gian khó, phong thái đầy ung dung của một chiến sĩ cách mạng. Quả là hai bài thơ tuyệt hay.


Cùng chủ đề:

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ gì về cái chết của lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên
Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc
Viết đoạn văn ngắn tả cảnh thác trong bài Xa ngắm thác núi Lư
Viết đoạn văn phân tích hành động đánh nhau với cối xay gió của Đôn Ki - Hô - Tê
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về cảnh đêm trăng của 2 bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng"
Viết đoạn văn với câu chủ đề sau: “Truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh đã khơi lại trong lòng mỗi người những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên”
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố nào? So với bài thơ Nam quốc sơn hà, hãy chỉ ra đâu là những yếu tố kế thừa, đâu là những yếu tố phát triển?
Đọc mỗi tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn trăn trở của tác giả về số phận con người. Dựa vào những hiểu biết về Lão Hạc và Cô bé bán diêm, em hãy làm sáng tỏ n