Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về hai câu đầu bài thơ "Cảnh khuya” — Không quảng cáo

Tổng hợp các đoạn văn nghị luận về tác phẩm Cảnh khuya


Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về hai câu đầu bài thơ "Cảnh khuya”

Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về hai câu đầu bài thơ "Cảnh khuya”

Bài làm 1

Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rừng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người làm chủ để làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người. Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ "lồng" được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của con người. Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Chỉ có như thế thì sẽ có tâm hồn thanh cao đang sống những phút giây thần tiên ở chiến khu Việt Bắc.

Bài làm 2

Hai câu thơ đầu trong bài thơ "Cảnh khuya" tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận một cách tinh tế. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

(Nguồn: Sưu tầm)


Cùng chủ đề:

Viết một đoạn văn giải thích nhan đề sống chết mặc bay
Viết một đoạn văn khoảng 8 câu trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩa của em về "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra"
Viết một đoạn văn ngắn cảm nghĩ về người bà trong bài Tiếng gà trưa
Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê"
Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về hai câu đầu bài thơ "Cảnh khuya”
Viết một đoạn văn ngắn phân tích biện pháp tu từ (nghệ thuật) của một trong những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt. Đoạn văn sử dụng trạng ngữ, chỉ ra và gạch chân
Viết một đoạn văn từ 7 đến 9 câu trình bày cảm nhận của em về hình ảnh Phan Bội Châu trong văn bản “Những trò lố hay là Va - Ren và Phan Bội Châu” của Nguyễn Ái Quốc
Viết một đoạn văn về ca Huế trên sông Hương trong đó: Có câu dùng dấu chấm lửng, có câu dùng dấu chấm phẩy
Viết một đoạn văn về thân phận của người phụ nữ qua bài thơ Bánh Trôi Nước