Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố - Lý Bạch) — Không quảng cáo

Tác giả, tác phẩm Văn 8 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị Tác giả - Tác phẩm Cánh Diều HK2


Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố - Lý Bạch)

Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố - Lý Bạch) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8

Tác giả

1. Tiểu sử

- Lí Bạch (701-762), nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Tam Cúc.

- Lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thơ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình.

- Từ trẻ, ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp. Dẫu muốn góp phần cứu dân giúp đời song ông chưa bao giờ được toại nguyện.

- Lí Bạch được mệnh danh là “tiên thơ”.

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

Lý Bạch làm hơn 20.000 bài thơ cả thảy, nhưng làm bài nào vứt bài đó, nên được biết tới là nhờ dân gian ghi chép lại. Đến nay thì thơ Lý Bạch còn trên dưới 1000 bài, bài nào cũng được đánh giá rất cao, nhưng nổi tiếng trong dân gian thì có: Tương Tiến Tửu, Hiệp khách hành, Thanh Bình Điệu, Hành lộ nan ...

b. Phong cách nghệ thuật

- Đặc điểm thơ Lí Bạch:

+ Biểu hiện một tâm hồn tự do, hào phóng

+ Hình ảnh thơ thường mang tính chất tươi sáng, kỳ vĩ

+ Ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện

+ Ông thường viết rất hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn.

Sơ đồ tư duy tác giả Lí Bạch:

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

Vọng Lư sơn bộc bố là một trong số những bài thơ tiêu biểu viết về đề tài thiên nhiên của nhà thơ.

b. Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (Câu đầu): Tả núi Hương Lô.

- Phần 2 (3 câu sau): Tả thác nước núi Lư.

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Bài thơ miêu tả cảnh tượng thiên nhiên sinh động, tráng lệ, hùng vĩ và huyền ảo của thác nước núi Lư khi nhìn từ xa. Qua đó thể hiện tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng của tác giả.

b. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Hình ảnh thơ tráng lệ, huyền ảo

- Dùng nhiều động từ mạnh, táo bạo, gợi hình, gợi cảm

- Nghệ thuật so sánh và phóng đại

- Tả cảnh ngụ tình.

Sơ đồ tư duy văn bản Xa ngắm thác núi Lư:


Cùng chủ đề:

Tự trào I (Trần Tế Xương)
Vắt cổ chày ra nước
Vẻ đẹp của bài thơ "Cảnh khuya" (Lê Trí Viễn)
Viên tướng trẻ và con ngựa trắng (Nguyễn Huy Tưởng)
Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương) 8
Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố - Lý Bạch)
Xe đêm (trích, Côn - Xtan - Tin Pau - Tốp - Xki)
Đánh nhau với cối xay gió (Xéc - Van - Tét) 8
Đảo Sơn Ca (Lê Cảnh Nhạc)
Đại Nam quốc sử diễn ca (Lê Ngô Cát - Phạm Đình Toái)
Đề đền Sầm Nghi Đống (Hồ Xuân Hương) 8