Xúy Vân giả dại (chèo Kim Nham) — Không quảng cáo

Tóm tắt, phân tích tác giả, tác phẩm văn lớp 10 Tác giả tác phẩm chung 3 bộ (KNTT, CTST, CD)


Xúy Vân giả dại (chèo Kim Nham)

Xúy Vân giả dại bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10

Xúy Vân giả dại

1. Thể loại

- Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, mang tính quần chúng và được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình.

- Chèo được hình thành từ thế kỷ 10, dưới thời nhà Đinh khi vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung đã được nhà vua phong chức quan Ưu Bà chuyên truyền dạy nghề múa hát.

- Các vở chèo nổi tiếng như Lưu Bình - Dương Lễ, Quan Âm Thị Kính,...

2. Xuất xứ

a. Vở chèo Kim Nham

- Kim Nham là vở chèo cổ nói về người học trò cùng tên. Sau khi kết duyên với Xúy Vân chàng đã lên kinh đô tiếp tục học hành, Xúy Vân ở nhà bị Trần Phương dụ dỗ, hứa hẹn nên đã giả điên để mong thoát khỏi Trần Phương. Chạy chữa không thành, Kim Nham đành để cho vợ được tự do nhưng khi tới tìm Trần Phương, Xúy Vân lại bị hắn ta trở mặt. Từ chỗ giả điên, nàng đã hóa điên thật.

- Vở chèo Kim Nham nêu cao bài học đạo lý khi thể hiện quan hệ gia đình, chồng vợ, đồng thời cũng bộc lộ sự cảm thông với thân phận của người phụ nữ trong xã hội nam quyền xưa.

- Kim Nham hội tụ được những tinh hoa nghệ thuật chèo, vừa giàu tính bi kịch, vừa đầy tiếng cười hài hước, có những lớp, những màn hết sức đặc sắc, gắn liền với tài năng biểu diễn của các nghệ sĩ qua nhiều thời.

- Tích trò Kim Nham có một số dị bản, kể khác nhau ít nhiều về nguồn gốc gia đình Xúy Vân, nguyên cớ chính khiến Xúy Vân giả điên và kết thúc số phận bi kịch của nàng.

b. Đoạn trích Xúy Vân giả dại

- Là lớp chèo thuộc loại đỉnh cao không chỉ của riêng vở Kim Nham mà còn của cả nền chèo cổ Việt Nam

- Đã có nhiều diễn viên khẳng định tài năng xuất chúng của mình nhờ lớp chèo này như Dịu Hương, Diễm Lộc, Thúy Ngần,...

3. Bố cục

- Phần 1: từ đầu đến “ai biết là ai?”: màn giới thiệu của Xúy Vân với khán giả

- Phần 2: tiếp theo đến “than thân vài câu nhé”: tình cảnh éo le, nỗi đau khổ của Xúy Vân hiện tại và niềm mong ước của nàng về một cuộc sống gia đình hòa hợp, hạnh phúc.

- Phần 3: còn lại: nỗi ân hận, xót xa và hối lỗi, tự trách của Xúy Vân

4. Giá trị nội dung

- Đoạn trích đã khắc họa thành công hình hóa điên của nhân vật Xúy Vân qua những câu từ, lời lẽ và hành động của nhân vật

- Từ hoàn cảnh của Xúy Vân, giúp người đọc hình dung được hoàn cảnh và thân phận của người phụ nữ xưa cùng những thiệt thòi của họ khi sống trong xã hội nam quyền

- Thể hiện những quan niệm về gia đình, đạo vợ chồng

- Thể hiện phần nào văn hóa làng xã của Việt Nam thuở xưa, coi trọng và khắt khe đối với phẩm chất của người phụ nữ.

- Bộc lộ niềm cảm thông đối với người phụ nữ trong xã hội nam quyền xưa

5. Giá trị nghệ thuật

- Thể hiện được những đặc trưng của thể loại chèo ở nhiều khía cạnh như cách xưng danh, sự tương tác giữa người xem và người diễn,...

- Ngôn từ được thể hiện đa dạng theo nhiều cách như nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, điệu con gà rừng, điệu sử rầu, hát sắp, hát ngược

- Giàu tính bi kịch

Sơ đồ tư duy - Xúy Vân giả dại


Cùng chủ đề:

Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới Ngữ Văn 10
Về chính chúng ta Ngữ Văn 10
Xã trưởng - Mẹ Đốp
Xuân về Ngữ Văn 10
Xúy Vân giả dại (chèo Kim Nham)
Yêu và đồng cảm - Phong Tử Khải Ngữ Văn 10
Đàn ghi - Ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
Đất nước - CTST Ngữ Văn 10
Đất nước - Nguyễn Đình Thi (Cánh Diều)
Đất nước Ngữ Văn 10