Ý nghĩa của phó từ — Không quảng cáo

Lý thuyết Văn lớp 7 Lý thuyết Phó từ Văn 7


Ý nghĩa của phó từ

Phó từ luôn kết hợp với tính từ và động từ để bổ sung, làm rõ nét nghĩa về thời gian, về sự tiếp diễn, về mức độ, về mặt phủ định, về mặt cầu khiến, về khả năng, về kết quả, về tần số và tình thái cho các từ mà nó đi kèm

1. Ý nghĩa

Phó từ luôn kết hợp với tính từ và động từ để bổ sung, làm rõ nét nghĩa về thời gian, về sự tiếp diễn, về mức độ, về mặt phủ định, về mặt cầu khiến, về khả năng, về kết quả, về tần số và tình thái cho các từ mà nó đi kèm.

2. Ví dụ minh họa

- Ngoài trời vẫn đang mưa to => Phó từ “vẫn” dùng để chỉ sự tiếp diễn của việc trời đang mưa

- Bầu trời rất trong xanh không một gợn mây => Phó từ “rất” dùng để nhấn mạnh sự trong xanh của bầu trời

- Mặc dù ngọn núi cheo leo, dốc đứng nhưng tôi không chịu khuất phục => Phó từ “không” thể hiện sự phủ định

- Đừng làm gì để ba mẹ phải phiền lòng thêm nữa => Phó từ “đừng” thể hiện sắc thái cầu khiến

- Nếu không có sự đồng cảm sâu sắc với những người lính, nhà thơ Chính Hữu có lẽ đã không thể viết nên những câu thơ giàu cảm xúc đến thế => Phó từ “có lẽ” để chỉ khả năng

- Tôi sơ ý làm rơi mất chiếc điện thoại lúc nào không hay => Phó từ “mất” bổ sung ý nghĩa về kết quả

- Thời học trò luôn để lại những dấu ấn đậm nét trong lòng mỗi người => Phó từ “luôn” chỉ tần suất

- Con mèo đột nhiên chạy vụt qua => Phó từ “đột nhiên” chỉ tình thái


Cùng chủ đề:

Yêu cầu khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Yêu cầu khi viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
Yêu cầu khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Yêu cầu viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)
Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt
Ý nghĩa của phó từ
Đặc điểm thuật ngữ
Đặc điểm từ Hán Việt