Ý nghĩa nghệ thuật cách đặt nhan đề Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) — Không quảng cáo

Văn mẫu 11 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 11 hay nhất Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Hạnh phúc củ


Ý nghĩa nghệ thuật cách đặt nhan đề Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng).

Đây là một nhan đề đầy ý vị, và trào phúng báo trước những mâu thuẫn trào phúng của vở kịch sắp diễn ra ở nhà cụ cố Hồng

Dàn ý

Nhan đề này do chính tác giả Vũ Trọng Phụng đặt cho đoạn trích. Đây là một nhan đề đầy ý vị, và trào phúng báo trước những mâu thuẫn trào phúng của vở kịch sắp diễn ra ở nhà cụ cố Hồng.

+ Lẽ ra, cái chết của cụ cố tổ phải gây đau đớn; đằng này mọi người lại lấy am vui mừng.

+ Kẻ gián tiếp gây ra cái chết được biết ơn, đền ơn một cách xứng đáng.

+ Không khí chuẩn bị buổi lễ tang náo nức, phấn khởi như ngày hội. Ai cũng mong đợi đến giây phút này để quảng cáo, thực hiện những toan tính của mình.

Hai từ "tang gia" và "hạnh phúc" vốn đối chọi nhau, thế nhưng ở đây được đặt trong mối quan hệ thống nhất. Nêu lên sự trái khoáy này, tác giả Vũ Trọng Phụng chỉ rõ cho người đọc tính chất phi lí, nực cười của xã hội đương thời.

Bài mẫu

Việt Nam có rất nhiều nhà văn nổi tiếng viết về nghệ thuật trào phúng, các tác giả đó phải kể đến như Vũ Trọng Phụng... Ông có rất nhiều những tác phẩm hay, trong đó người đọc không bao giờ có thể quên được đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia , với một nhan đề đầy hấp dẫn và thu hút người đọc.

Mỗi một tác phẩm, thành công lớn nhất không chỉ ở nội dung và nghệ thuật mà nó còn thể hiện ngay trong chính nhan đề mà tác giả đã đặt trong tác phẩm của mình, một tác phẩm hấp dẫn và hay là một tác phẩm có nhan đề đã thâu tóm được toàn bộ nội dung cũng như ý nghĩa mà tác giả muốn thể hiện trong chính tác phẩm của mình. Và Hạnh phúc của một tang gia là một điển hình như thế, ngay trong chính nhan đề tác giả đã thể hiện ngay được những ý nghĩa, cũng như nghệ thuật mà tác giả muốn thể hiện trong chính tác phẩm của mình, hạnh phúc của một tác giả là tác phẩm phản ánh rõ nét nhất những hình ảnh sinh động, được sử dụng trong tác phẩm.

Ở đây nhan đề đã có sự đối lập giữa hạnh phúc và tang gia, tang gia là nơi thể hiện sự đau thương, mất mát, những nỗi mất mát đó thật đau buồn, khổ đau, thế nhưng tác giả lại thể hiện từ hạnh phúc, ở đây đã mang ý nghĩa phê phán, tố cáo một xã hội thối nát. Họ đã biến đám tang của người mất trở thành nơi để họ trình diễn đủ mọi thứ, tất cả những điều này đều tố cáo phản ánh xã hội lúc bấy giờ, nó thối nát, tố cáo cách sống cũng như những hành động mà chúng đã thể hiện trong chính tác phẩm này. Tác phẩm không chỉ để lại cho người đọc rất nhiều cảm xúc bởi những tiếng cười, tuy nhiên trong tiếng cười đó nó cũng phần nào phản ánh những tính cách, số phận, những con người sống trong đó, họ là những con người đang bị bần cùng bởi lòng tham.

Nhan đề không chỉ để lại cho người đọc những suy ngẫm về hình ảnh của những con người đang diễn trò trước đám tang của cụ tổ, họ đã diễn những trò lố lăng, kệch cỡm, để làm trò trước thiên hạ. Hình ảnh đó không chỉ tạo nên những tiếng cười trào phúng mà nó còn phản ánh sâu sắc những con người đang sống trong đó, hình ảnh đó đã mang đậm sự phản ánh, sự đối lập giữa hai hình ảnh xuất hiện trong tác phẩm. Hình ảnh của người chết đau buồn, đáng thương và đối lập với những con người đang vui vẻ, trước cái chết đó, họ vui mừng bởi họ được chia tài sản, họ được thể hiện những tình cảm và thể hiện mình trong đám tang.

Ngay trong chính nhan đề tác giả đã phản ánh mạnh mẽ những thói hư tật xấu của những con người đó xuất hiện trong chính tác phẩm. Hình ảnh này không chỉ đem lại cho người đọc những cảm xúc, những nhớ nhung, và còn phần nào tố cáo chế độ thối nát, ở đó xuất hiện những con người không có lương tâm. Đám tang trở thành trò cười cho thiên hạ bởi đây là lễ hội trình diễn thời trang, huân huy chương và còn để cho những con người đạo đức giả, thể hiện thói xấu của mình. Đoạn trích đã thể hiện được sâu sắc nội dung mà tác giả muốn truyền tải trong tác phẩm, không chỉ thể hiện nghệ thuật trong tác phẩm mà tác giả còn thể hiện cả nghệ thuật trong chính nhan đề mà tác phẩm này đang thể hiện.

Tác phẩm để lại cho người đọc những tiếng cười trào phúng, sâu cay, ở đó con người sống trong những thói xấu xa, kệch cỡm trước những hiện tượng, trước một đám tang. Đáng nhẽ nên đau buồn nhưng họ lại vui mừng. Không khí thể hiện trong đám tang cũng nhộn nhịp, vui vẻ khác hoàn toàn với một đám tang bình thường.

Nguồn: Sưu tầm


Cùng chủ đề:

Ý nghĩa 3 lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến
Ý nghĩa bát cháo hành trong tác phẩm Chí Phèo
Ý nghĩa chi tiết ngọn đèn chị Tý
Ý nghĩa của việc tự học
Ý nghĩa hình tượng “Cửu Trùng Đài”
Ý nghĩa nghệ thuật cách đặt nhan đề Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
Ý nghĩa nhan đề đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”
Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo
Ý nghĩa điệp khúc “Đám cứ đi” trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”
Đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu
Đồng chí Phạm Văn Đồng cho rằng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là ‘‘khúc ca của những người thất thế nhưng vẫn hiên ngang”. Hãy phân tích và chứng minh ý kiến trên