Tổng hợp 10 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 6 chân trời sáng tạo có đáp án
Tổng hợp 10 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 6 chân trời sáng tạo có đáp án
Đề 1
Phần I: ĐỌC - HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
(Ca dao)
Câu 1 (1 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu hỏi sau:
1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Năm chữ
B. Bốn chữ
C. Lục bát
D. Tự do
2. Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?
A. Tình cảm của cha mẹ với con cái.
B. Tình cảm của ông bà với con cháu.
C. Tình cảm thầy trò.
D. Tình cảm bạn bè
3. Câu thơ “ Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép tu từ nào?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
4. Tác dụng của phép tu từ trong câu thơ “ Công cha như núi Thái Sơn ” là?
A. Ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người cha
B. Ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người mẹ
C. Ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người ông
D. Ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người bà
Câu 2 (1 điểm): Em hiểu câu thơ “ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con ” như thế nào?
Câu 3 (1 điểm): Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 -4 dòng).
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Niềm vui của mỗi người có ý nghĩa gì trong cuộc sống? Em hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻ vấn đề trên.
Câu 2 (5 điểm): Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể
Đề 2
Phần I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
HÃY CƯỜI LÊN
Trong tiếng Anh từ “smile” có nghĩa là nụ cười, thế bạn có biết nụ cười được tạo nên từ những yếu tố nào không?
- Sweet: ngọt ngào
- Marvellous: tuyệt vời
- Immensely likeable: vô cùng đáng yêu
- Loving: đằm thắm
- Extra special: thành phần phụ quan trọng.
Nụ cười tưởng chừng như rất bình thường nhưng lại là món quà vô giá mà tạo hóa đã hào phóng ban tặng cho loài người. Chúng ta sẽ sống thế nào khi không biết cười? Chúng ta sẽ biểu lộ sự vui mừng bằng cách nào nếu không có nụ cười?
Nụ cười có thể xua tan mọi đau buồn, hàn gắn mọi vết thương, làm dịu đi nỗi cô đơn và quan trọng hơn hết là mang mọi người đến gần nhau hơn… Nụ cười là thứ tài sản quý giá mà không phải ai cũng dễ dàng có được nếu chẳng chịu mở rộng lòng mình để đón nhận nó… Hãy tạo cho mình nụ cười bằng những việc làm có ý nghĩa, bạn sẽ thấy cuộc đời này tuyệt diệu biết chừng nào!
(Nguồn dẫn, Sống đẹp, những câu chuyện bổ ích tập 2 ,
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
Câu 1 (1 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu hỏi sau:
1. Văn bản trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
2. Trong tiếng Anh, từ nụ cười được tạo nên từ những yếu tố nào?
A. ngọt ngào, tuyệt diệu
B. vô cùng đáng yêu, đằm thắm
C. thành phần phụ quan trọng
D. Tất cả đáp án trên
3. Câu văn sau có phải là câu mở rộng vị ngữ không: Nụ cười có thể xua tan mọi đau buồn, hàn gắn mọi vết thương, làm dịu đi nỗi cô đơn và quan trọng hơn hết là mang mọi người đến gần nhau hơn
A. Đúng
B. Sai
4. Từ “ nụ cười ” thuộc từ loại nào?
A. Động từ
B. Danh từ
C. Tính từ
D. Quan hệ từ
Câu 2 (1 điểm): Nhan đề của văn bản là gì?
Câu 3 (1 điểm): Theo tác giả, nụ cười đem lại lợi ích gì cho con người?
Câu 4 (1 điểm): Em có đồng ý với ý kiến: Nụ cười là món quà vô giá mà tạo hóa đã hào phóng ban tặng cho con người, nụ cười là thứ tài sản quý giá. Vì sao?
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm)
Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích
Đề 3
Phần I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:
- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!
- Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.
Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:
- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.
- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.
Nhím ra dáng nghĩ:
- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.
Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình Nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may.
(Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng)
Hãy chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng để trả lời cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8.
Câu 1 (0.5 điểm): Thể loại của đoạn trích trên là:
A. Truyện cổ tích
B. Truyện đồng thoại
C. Truyện truyền thuyết
D. Truyện ngắn
Câu 2 (0.5 điểm): Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai?
A. Lời của người kể chuyện
B. Lời của nhân vật Nhím
C. Lời của nhân vật Thỏ
D. Lời của Nhím và Thỏ
Câu 3 (0.5 điểm): Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên?
A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người.
B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử.
C. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ.
D. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn.
Câu 4 (0.5 điểm): Em hiểu nghĩa của từ “tròng trành” trong câu “Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước.” là gì?
A. quay tròn, không giữ được thăng bằng.
B. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại.
C. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng
D. ở trạng thái quay tròn, nghiêng qua nghiêng lại.
Câu 5 (0.5 điểm): Thỏ đã gặp sự cố gì trong đoạn trích trên?
A. Bị ngã khi cố với một chiếc khăn.
B. Tấm vải của Thỏ bị gió cuốn đi, rơi trên ao nước.
C. Bị thương khi cố khều tấm vải mắc trên cây.
D. Đi lạc vào một nơi đáng sợ.
Câu 6 (0.5 điểm): Có bao nhiêu từ láy trong đoạn văn sau?
“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút.”
A. Bốn từ
B. Năm từ
C. Sáu từ
D. Bảy từ
Câu 7 (0.5 điểm): Từ ghép trong câu văn “Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may” là những từ nào?
A. Nhím rút, tấm vải
B. Một chiếc, để may
C. Chiếc lông, tấm vải
D. Lông nhọn, trên mình
Câu 8 (0.5 điểm): Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong lời nhận xét sau để thể hiện đúng nhất thái độ của Nhím đối với Thỏ qua câu nói “Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được?”
Nhím……………. cho Thỏ.
A. Lo sợ
B. Lo lắng
C. Lo âu
D. Lo ngại
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu văn sau “Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật”.
Câu 2 (5 điểm): Hãy kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.
Đề 4
Phần I: ĐỌC - HIỂU (3 điểm)
Đọc kĩ các câu sau rồi chọn câu trả lời đúng nhất ghi vào giấy kiểm tra
Câu 1. Trong các truyện sau truyện nào là truyện cổ tích?
A. Em bé thông minh
B. Bánh chưng, bánh giầy
C. Sự tích Hồ Gươm
D. Con Giồng cháu tiên
Câu 2. Các từ láy nào thường được dùng để tả tiếng cười?
A. Hả hê
B. Héo mòn
C. Khanh khách
D. Vui cười
Câu 3. Câu nào sau đây có trạng ngữ chỉ nơi chốn?
A. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào ban thưởng rất hậu.
B. Thu về, khi lá bàng vẫn còn xanh, gốc bàng là nơi tụ họp của chúng.
C. Giữa sân trường, chúng em chơi nô đùa.
D. Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành.
Câu 4. Truyền truyền thuyết là ?
A. Là thể loại truyện dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử.
B. Là truyện có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này mang đặc điểm vốn có của loài vật hoặc đồ vật.
C. Là truyện dân gian kể về sự tích các loài vật, đồ vật..
D. Vì nó kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì hấp dẫn.
Câu 5. Ý nào dưới đây không thể hiện đặc điểm của nhân vật truyền thuyết?
A. Nhân vật là những người bình thường, nghèo khổ.
B. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng.
C. Là nhân vật bất hạnh.
D. Là những người thông minh.
Câu 6. Ý nào sau đây không nói về định hướng khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích?
A. Viết y nguyên câu chữ trong truyện.
B. Thay đổi từ ngữ, cách đặt câu.
C. Thêm các yếu tố miên tả.
D. Thêm một vài chi tiết.
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Đặt một câu miêu tả khí thế chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn có dùng thành ngữ “chết như rạ”.
Câu 2 (7 điểm): Hãy viết đoạn văn nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng trong truyền thuyết cùng tên.
Đề 5
Phần I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh
(Trích Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
Câu 1: Bài thơ Tre Việt Nam của tác giả nào?
A. Tố Hữu
B. Huy Cận
C. Nguyễn Duy
D. Chế Lan Viên
Câu 2: Bài thơ thuộc thể thơ
A. Lục bát
B. Thơ năm chữ
C. Thơ tự do
D. Thơ song thất lục bát
Câu 3: Hình ảnh nào được nhắc tới trong đoạn thơ sau:
Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
A. Măng non
B. Cành
C. Lá
D. Hoa
Câu 4: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ
A. Điệp ngữ
B. Liệt kê
C. So sánh
D. Chơi chữ
Câu 5: Hình ảnh búp măng non mang biểu tượng cho lứa tuổi nào?
A. Tuổi thanh niên
B. Tuổi trung niên
C. Tuổi già
D. Tuổi thiếu niên, nhi đồng
Câu 6: Nêu tác dụng của dấu ba chấm (…)
A. Khẳng định tre trường tồn với thời gian
B. Ngăn cách giữa các vế câu
C. Dùng để liệt kê
D. Dùng để kết thúc câu cầu khiến
Câu 7: Giải thích nghĩa của thành ngữ: tre già măng mọc
Câu 8: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên (5 – 7 dòng)
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm)
Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích.
Đề 6
I. ĐỌC HIỂU (4đ)
Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới
THẦY CHU VĂN AN VÀ HỌC TRÒ THỦY THẦN
Ngày ấy, vào đời nhà Trần có một cụ đồ nho ở xã Quang Liệt tên là Chu Văn An. Học vấn của cụ sâu và rộng. Cũng vì tiếng tăm của cụ truyền khắp mọi nơi nên học trò xa gần đến học rất đông.
Về sau nhà vua nghe tiếng, vời cụ về kinh giao cho trông nom trường Quốc Tử Giám và dạy Thái tử học. Cụ để nhà lại cho vợ con rồi đi nhậm chức. Nhưng được hơn một năm đã thấy cụ chống gậy trở về.
Cụ bảo mọi người rằng:
- Ta không thể chịu được bảy tên quyền thần dối vua hại nước!
Từ đó, người ta thấy cụ trở lại nghề dạy học. Lần này những người đến xin “nhập môn” đông vô kể. Cả một cái gò cao ở xóm Văn phải dựng thêm ba bốn mái nhà nữa mới đủ chỗ để chứa học trò. Nhà trong xóm chật ních những anh đồ nho, đủ mặt người Kinh, người trại. Đó là chưa kể những người ở quanh, hàng ngày cơm đùm cơm gói đi về học tập.
Trong số học trò của cụ có hai anh em con vua Thủy. Nghe tiếng cụ đồ, vua Thủy cũng cho con lên học. Ngày ngày hai anh em đến bờ sông trút lốt thuồng luống ở nước rồi lên đất, nói nắng, cử chỉ không khác gì người trần.
Một hôm cụ để dạng chấm bài thì anh trưởng tràng đến kể cho biết răng sáng hôm nay, khi chưa rõ mặt người, anh có việc di chợ huyện đến cầu Bưa tình cờ dưới sông có hai người đi trên mặt nước tiến vào bờ:
- Đúng là hai anh em nhà Gàn thấy ạ! Con đầu tiên sợ nhưng cũng cố đi theo. Quả nhiên họ vào dây. Thầy bảo bây giờ nên làm thế nào?
Cụ đồ gật gù đáp:
-Con cứ để yên mặc họ, con ạ! Nếu là quỷ thần mà họ chuộng đạo thánh hiền thì lại càng hay chứ sao!
Năm ấy, vùng Thanh Đàm trời làm đại hạn. Suốt từ cuối năm ngoái cho đến tháng Hai năm nay không có lấy một giọt mưa. Đồng ruộng nứt nẻ. Mấy đám lúa đám ngô cứ héo dần. Thấy mọi người nhao nhác, cụ đồ sốt ruột không kém.
Một chiều kia sau buổi học, cụ đồ lưu hai anh em chàng Gàn ở lại rồi bảo:
-Thầy muốn các con thương đến dân một chút.
Hai anh em là bộ ngơ ngác không nói gì. Thấy họ còn giấu mình, ông cụ nói:
-Các con bất tất phải giấu. Thầy đã biết cả. Bây giờ đây chỉ có các con là cứu được dân sự. Các con hãy làm mưa cho họ nhờ.
Hai anh em đưa mắt nhìn nhau, hồi lâu bảo cụ:
- Dạ, nhưng hiểm vì sông hồ đều có lệnh “phong bể” cả thì lấy đâu ra nước bây giờ.
Ông cụ khẩn khoản:
- Các con nghĩ thử xem có thể lấy nước ở đâu được không. Không cứu được nhiều thì ta hãng tạm cứu ít vậy!
Hai anh em ngần ngừ hồi lâu rồi chỉ vào nghiên mực đặt trên án thư, bảo cụ đồ:
- Dạ, oai trời thì rất nghiêm nhưng lời của thầy thì rất trọng. Chúng con xin vâng lời thầy. Chúng con sẽ dùng nước ở nghiên mực này tạm thấm nhuần trong một vùng vậy.
Cụ đồ mừng rỡ chạy lại án thư bê cái nghiên mực lớn còn đầy mực và cả quản bút lông của mình thường dùng, đưa cho họ. Hai anh em đỡ lấy rồi cả ba người cùng tiến ra bờ sông. Đến nơi họ xắn ống tay áo rồi sau đó em bưng nghiên mực, anh cầm quản bút nhúng mực vẩy lên trời nhiều lần. Đoạn họ vứt cả nghiên lẫn bút xuống nước, củi vái cụ đồ rồi biến mất.
Đêm hôm ấy quả nhiên mây mù tối tăm rồi mưa một trận như trút. Cụ đồ vừa mừng vừa sợ, suốt đêm chạy ra chạy vào không ngủ. Sáng dậy, điều mà ai nấy đều lấy làm lạ là nước chỉ lênh láng suốt mấy cánh đồng trong vùng Thanh Đàm mà thôi. Hơn nữa sắc nước chỗ nào chỗ nấy đều đen như mực. Trận mưa đêm hôm đó quả cứu vớt được biết bao nhiêu là ruộng lúa, ruộng ngô và các hoa màu khác. Dân trong vùng Thanh Đàm lại vui vẻ như xưa.
Nhưng trong lúc đó ở thiên đình, các thiên thần đều lấy làm lạ về một trận mưa bất ngờ. Ngọc Hoàng nổi giận sai một thiên thần đi bắt cho được thủ phạm trị tội. Và cả hai anh em đều không thoát được khỏi lưới trời nghiêm ngặt: cả hai đều rơi đầu dưới lưỡi búa của thần Sét.
Xác của họ hiện nguyên hình là hai con thuồng luồng song đầu một nơi mình một nẻo, dạt vào gậm cầu Bưu. Cụ đồ nghe tin rất thương xót. Cụ khóc và cụ bắt tất cả học trò đưa đám chôn hai con thuồng luồng. Khăn áo hôm ấy trắng phau cả một bờ sông. Xác hai con vật được chôn cất một cách tử tế ở bên trên cầu và cũng đắp thành nấm như mộ của người.
Cái nghiên mực của cụ đồ Chu Văn An sau đó trôi về làng Quỳnh Đô làm đen cả nước cái đầm ấy, ngày nay người ta vẫn quen gọi là Đầm Mực. Còn quản bút thì trôi về làng Tó cho nên cho nên các cụ thường truyền rằng nhờ thế làng Tó tức làng Tả Thanh Oai bây giờ mời có lắm người học hành đỗ đạt. Còn chỗ ngôi mộ hai anh em thuồng luồng sau đó người ta lập miếu thờ ngày nay còn có tên là miếu Gàn.
(Đổng Chi, Truyện cổ Việt Nam chọn lọc, Tập 1, NXB Khoa học Xã hội, tr.284-287).
Câu hỏi
Câu 1: Câu chuyện trên kể về?
A. Nhân vật người anh hùng lịch sử.
B. Biến cố lịch sử trọng đại của dân tộc.
C. Những nhân vật tôn giáo.
D. Danh nhân văn hóa của dân tộc.
Câu 2: Nhân vật chính trong truyện là:
A. Thầy Chu Văn An.
B. Hai anh em con vua Thủy.
C. Thầy Chu Văn An và hai anh em con vua Thủy.
D. Thầy Chu Văn An và học trò.
Câu 3: Sự việc nào dưới đây không thuộc văn bản Thầy Chu Văn An và học trò Thủy thần?
A. Nói với anh em chàng Gàn.
B. Dạy thái tử học.
C. Phạt trò rất nghiêm.
D. Chống gậy trở về.
Câu 4: Câu nói: Ta không thể chịu được bảy tên quyền thần dối vua hại nước chứng tỏ điều gì ở thầy Chu Văn An?
A. Là người thẳng thắn, không chấp nhận sự dối trá
B. Là người khẳng khái, luôn lo nghĩ cho dân, cho nước
C. Chỉ ưa những người thật thà
D. Là người dám phản đối nhà vua
Câu 5: Sự việc sau đây giúp em hiểu như thế nào về người thầy Chu Văn An và người dân xưa trong đạo học? (1đ)
Từ đó, người ta thấy cụ trở lại nghề dạy học. Lần này những người đến xin “nhập môn” đông vô kể. Cả một cái gò cao ở xóm Văn phải dựng thêm ba bốn mái nhà nữa mới đủ chỗ để chứa học trò
Câu 6: Câu chuyện về hai anh em nhà Gàn đã thể hiện mong muốn nào của thầy Chu Văn An về học trò nói chung (trả lời từ 6-8 dòng) (1 đ)
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (6đ)
Đọc văn bản và bức họa sau:
Xưa Công Minh đến học thầy Tăng Tử, ở nhà thầy ba năm mà không mấy đọc sách. Tăng Tử gặng hỏi, Minh Tuyên thưa rằng: “Thưa thầy, con vẫn học. Con thấy: thầy ở trong nhà, trước mặt thân, lúc nào cũng hiếu, hòa nhã, cho đến giống vật chó mèo thầy cũng không mắng bao giờ. Thầy ứng tiếp bạn bè cung kính ung dung, rất lễ độ, kẻ dở người hay, ai nấy đều thiếp phục. Thầy ở triều đình, đối với kẻ dưới, bề ngoài rất là nghiêm trọng, mà trong bụng rất là nhân từ, không có ý hại ai bao giờ. Ba điều ấy, con lấy làm vui lòng, học mãi mà chưa được. Con đâu dám không hoc mà cứ ở cửa nhà thầy”
(https://bom.so/zM2Kwy)
a. Xác định nội dung/ thông điệp của văn bản và bức họa trên, từ đó tìm điểm tương đồng với chủ đề văn bản, lý giải cụ thể (8- 10 dòng)
b. Từ câu chuyện xúc động về thầy Chu Văn An với học trò ở trên, em hãy kể về một kỉ niệm với thầy cô giáo khiến em xúc động và ấn tượng sâu sắc (viết 1- 1,5 trang)
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đề 7
I. ĐỌC HIỂU (4đ)
Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới
THẦY CHU VĂN AN VÀ HỌC TRÒ THỦY THẦN
Ngày ấy, vào đời nhà Trần có một cụ đồ nho ở xã Quang Liệt tên là Chu Văn An. Học vấn của cụ sâu và rộng. Cũng vì tiếng tăm của cụ truyền khắp mọi nơi nên học trò xa gần đến học rất đông.
Về sau nhà vua nghe tiếng, vời cụ về kinh giao cho trông nom trường Quốc Tử Giám và dạy Thái tử học. Cụ để nhà lại cho vợ con rồi đi nhậm chức. Nhưng được hơn một năm đã thấy cụ chống gậy trở về.
Cụ bảo mọi người rằng:
- Ta không thể chịu được bảy tên quyền thần dối vua hại nước!
Từ đó, người ta thấy cụ trở lại nghề dạy học. Lần này những người đến xin “nhập môn” đông vô kể. Cả một cái gò cao ở xóm Văn phải dựng thêm ba bốn mái nhà nữa mới đủ chỗ để chứa học trò. Nhà trong xóm chật ních những anh đồ nho, đủ mặt người Kinh, người trại. Đó là chưa kể những người ở quanh, hàng ngày cơm đùm cơm gói đi về học tập.
Trong số học trò của cụ có hai anh em con vua Thủy. Nghe tiếng cụ đồ, vua Thủy cũng cho con lên học. Ngày ngày hai anh em đến bờ sông trút lốt thuồng luống ở nước rồi lên đất, nói nắng, cử chỉ không khác gì người trần.
Một hôm cụ để dạng chấm bài thì anh trưởng tràng đến kể cho biết răng sáng hôm nay, khi chưa rõ mặt người, anh có việc di chợ huyện đến cầu Bưa tình cờ dưới sông có hai người đi trên mặt nước tiến vào bờ:
- Đúng là hai anh em nhà Gàn thấy ạ! Con đầu tiên sợ nhưng cũng cố đi theo. Quả nhiên họ vào dây. Thầy bảo bây giờ nên làm thế nào?
Cụ đồ gật gù đáp:
-Con cứ để yên mặc họ, con ạ! Nếu là quỷ thần mà họ chuộng đạo thánh hiền thì lại càng hay chứ sao!
Năm ấy, vùng Thanh Đàm trời làm đại hạn. Suốt từ cuối năm ngoái cho đến tháng Hai năm nay không có lấy một giọt mưa. Đồng ruộng nứt nẻ. Mấy đám lúa đám ngô cứ héo dần. Thấy mọi người nhao nhác, cụ đồ sốt ruột không kém.
Một chiều kia sau buổi học, cụ đồ lưu hai anh em chàng Gàn ở lại rồi bảo:
-Thầy muốn các con thương đến dân một chút.
Hai anh em là bộ ngơ ngác không nói gì. Thấy họ còn giấu mình, ông cụ nói:
-Các con bất tất phải giấu. Thầy đã biết cả. Bây giờ đây chỉ có các con là cứu được dân sự. Các con hãy làm mưa cho họ nhờ.
Hai anh em đưa mắt nhìn nhau, hồi lâu bảo cụ:
- Dạ, nhưng hiểm vì sông hồ đều có lệnh “phong bể” cả thì lấy đâu ra nước bây giờ.
Ông cụ khẩn khoản:
- Các con nghĩ thử xem có thể lấy nước ở đâu được không. Không cứu được nhiều thì ta hãng tạm cứu ít vậy!
Hai anh em ngần ngừ hồi lâu rồi chỉ vào nghiên mực đặt trên án thư, bảo cụ đồ:
- Dạ, oai trời thì rất nghiêm nhưng lời của thầy thì rất trọng. Chúng con xin vâng lời thầy. Chúng con sẽ dùng nước ở nghiên mực này tạm thấm nhuần trong một vùng vậy.
Cụ đồ mừng rỡ chạy lại án thư bê cái nghiên mực lớn còn đầy mực và cả quản bút lông của mình thường dùng, đưa cho họ. Hai anh em đỡ lấy rồi cả ba người cùng tiến ra bờ sông. Đến nơi họ xắn ống tay áo rồi sau đó em bưng nghiên mực, anh cầm quản bút nhúng mực vẩy lên trời nhiều lần. Đoạn họ vứt cả nghiên lẫn bút xuống nước, củi vái cụ đồ rồi biến mất.
Đêm hôm ấy quả nhiên mây mù tối tăm rồi mưa một trận như trút. Cụ đồ vừa mừng vừa sợ, suốt đêm chạy ra chạy vào không ngủ. Sáng dậy, điều mà ai nấy đều lấy làm lạ là nước chỉ lênh láng suốt mấy cánh đồng trong vùng Thanh Đàm mà thôi. Hơn nữa sắc nước chỗ nào chỗ nấy đều đen như mực. Trận mưa đêm hôm đó quả cứu vớt được biết bao nhiêu là ruộng lúa, ruộng ngô và các hoa màu khác. Dân trong vùng Thanh Đàm lại vui vẻ như xưa.
Nhưng trong lúc đó ở thiên đình, các thiên thần đều lấy làm lạ về một trận mưa bất ngờ. Ngọc Hoàng nổi giận sai một thiên thần đi bắt cho được thủ phạm trị tội. Và cả hai anh em đều không thoát được khỏi lưới trời nghiêm ngặt: cả hai đều rơi đầu dưới lưỡi búa của thần Sét.
Xác của họ hiện nguyên hình là hai con thuồng luồng song đầu một nơi mình một nẻo, dạt vào gậm cầu Bưu. Cụ đồ nghe tin rất thương xót. Cụ khóc và cụ bắt tất cả học trò đưa đám chôn hai con thuồng luồng. Khăn áo hôm ấy trắng phau cả một bờ sông. Xác hai con vật được chôn cất một cách tử tế ở bên trên cầu và cũng đắp thành nấm như mộ của người.
Cái nghiên mực của cụ đồ Chu Văn An sau đó trôi về làng Quỳnh Đô làm đen cả nước cái đầm ấy, ngày nay người ta vẫn quen gọi là Đầm Mực. Còn quản bút thì trôi về làng Tó cho nên cho nên các cụ thường truyền rằng nhờ thế làng Tó tức làng Tả Thanh Oai bây giờ mời có lắm người học hành đỗ đạt. Còn chỗ ngôi mộ hai anh em thuồng luồng sau đó người ta lập miếu thờ ngày nay còn có tên là miếu Gàn.
(Đổng Chi, Truyện cổ Việt Nam chọn lọc, Tập 1, NXB Khoa học Xã hội, tr.284-287).
Câu hỏi
Câu 1: Xác định yếu tố kì ảo góp phần thể hiện tài năng, phẩm chất của thầy Chu Văn An
A. Con vua Thủy biến hóa thành người, xin được theo học
B. Anh trưởng tràng thấy hai người đi trên mặt nước tiến vào bờ
C. Hai anh em họ Gàn vẩy mực lên trời làm mưa
D. Ngọc Hoàng sai thiên thần đi tìm con vua Thủy để trị tội
Câu 2: Việc con vua Thủy xin theo học thầy Chu thể hiện ý nghĩa gì?
A. Các thần đều biết danh tiếng của thầy Chu Văn An
B. Đề cao sự hiếu học, thần linh cũng ngưỡng mộ tài năng, đạo đức của thầy Chu
C. Con vua Thủy Tề chưa từng được đi học
D. Tinh thần hiếu học không phân biệt giữa thần và người trần
Câu 3: Câu: “Nếu là quỷ thần mà họ chuộng đạo thánh hiền thì lại càng hay chứ sao!” thể hiện quan điểm dạy học nào của thầy Chu Văn An?
A. Dựa trên sự công bằng, không phân biệt nguồn gốc, hoàn cảnh và sự ham học
B. Chú trọng truyền dạy đạo thánh hiền
C. Muốn dạy học cho các thần, không phân biệt xuất thân
D. Đề cao sự ham học hỏi, thích học đạo lí
Câu 4: Vì sao thầy Chu lại nhờ hai anh em họ Gàn làm mưa giúp dân? Điều đó thể hiện tính cách gì của thầy?
A. Vì không có ai giúp được, thầy hết lòng dạy dỗ đạo lý học trò
B. Vì thầy tin tưởng con vua Thủy Tề, thầy thương dân và muốn dạy trò hành động vì nghĩa lớn
C. Vì thầy biết hai anh em có phép thuật làm mưa, thầy luôn quan tâm đến tình hình cuộc sống của người dân
D. Vì thầy biết hai anh em là con vua Thủy Tề, thầy lo cho dân và muốn dạy trò hành động vì nghĩa lớn
Câu 5: Đoạn kết thúc văn bản đã thể hiện sự đánh giá, thái độ gì của nhân dân ta (1đ)
Cái nghiên mực của cụ đồ Chu Văn An sau đó trôi về làng Quỳnh Đô làm đen cả nước cái đầm ấy, ngày nay người ta vẫn quen gọi là Đầm Mực. Còn quản bút thì trôi về làng Tó cho nên các cụ thường truyền rằng nhờ thế làng Tó tức làng Tả Thanh Oai bây giờ mới có lắm người học hành đỗ đạt
Câu 6: Câu chuyện về hai anh em nhà Gàn đã thể hiện mong muốn nào của thầy Chu Văn An về học trò nói chung (trả lời từ 6-8 dòng) (1 đ)
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (6đ)
Đọc văn bản và bức họa sau:
Xưa Công Minh đến học thầy Tăng Tử, ở nhà thầy ba năm mà không mấy đọc sách. Tăng Tử gặng hỏi, Minh Tuyên thưa rằng: “Thưa thầy, con vẫn học. Con thấy: thầy ở trong nhà, trước mặt thân, lúc nào cũng hiếu, hòa nhã, cho đến giống vật chó mèo thầy cũng không mắng bao giờ. Thầy ứng tiếp bạn bè cung kính ung dung, rất lễ độ, kẻ dở người hay, ai nấy đều thiếp phục. Thầy ở triều đình, đối với kẻ dưới, bề ngoài rất là nghiêm trọng, mà trong bụng rất là nhân từ, không có ý hại ai bao giờ. Ba điều ấy, con lấy làm vui lòng, học mãi mà chưa được. Con đâu dám không hoc mà cứ ở cửa nhà thầy”
(https://bom.so/zM2Kwy)
a. Xác định nội dung/ thông điệp của văn bản và bức họa trên, từ đó tìm điểm tương đồng với chủ đề văn bản, lý giải cụ thể (8- 10 dòng)
b. Từ câu chuyện xúc động về thầy Chu Văn An với học trò ở trên, em hãy kể về một kỉ niệm với thầy cô giáo khiến em xúc động và ấn tượng sâu sắc (viết 1- 1,5 trang)
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đề 8
I. ĐỌC HIỂU (4đ)
Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới
TỪ NHỮNG DẤU CHÂN NGƯỜI
(Đinh Nam Khương)
Tháng mười khi lúa gặt xong
Còn trơ chân rạ với đồng – Đồng ơi!
Lúa đi để lại tháng mười
Và cơn gió thổi rỗng trời ở trên!...
Trời cao – Bỗng vút cao thêm
Bâng khuâng!... Vì hẫng chân đêm mất rồi
Gặt rồi – còn gốc ra thôi
Và bao nhiêu dấu chân người mới nguyên
Giữa đồng tôi đứng lặng yên
Chân tôi chân rạ sát liền bên nhau
Nghe trong những vũng chân trâu
Tiếng chân con nhái đạp màu đất non
Biết rằng sự sống mãi còn
Bánh chưng vuông, bánh dày tròn là đây
Cho dù bão tốc chân mây
Cũng không tốc nổi đường cày của tôi
Dù cho lửa đốt chân trời
Cũng không cháy được tháng mười tháng năm
Tay tôi còn bón còn chăm
Thì đồng còn có tháng năm tháng mười
Ngày mai từ dấu chân người
Màu xanh lên!... Với chân trời... mở ra!...
Câu hỏi
Câu 1: Dòng nào nói lên đề tài và thể thơ của văn bản Từ những dấu chân người?
A. Quê hương; Ca dao.
B. Người nông dân; Thể thơ lục bát.
C. Đồng ruộng; Thể thơ tự do.
D. Niềm tin vào cuộc sống; Thể thơ lục bát.
Câu 2: Dòng nào nói lên đặc điểm của văn bản Từ những dấu chân người?
A. Cặp câu 6-8; gieo vần chân, ngắt nhịp chẵn, tiếng 4 ở mỗi câu là thanh trắc.
B. Cặp câu 6-8; gieo vần lưng, ngắt nhịp lẻ, tiếng 4 ở mỗi câu là thanh trắc.
C. Cặp câu 6-8; gieo vần chân, ngắt nhịp chẵn, tiếng 4 ở mỗi câu là thanh bằng.
D. Cặp câu 6-8; gieo vần cách, ngắt nhịp chẵn, tiếng 4 ở mỗi câu là thanh trắc.
Câu 3: Dòng nào KHÔNG nói lên căn cứ để xác định đề tài của tác phẩm Từ
những dấu chân người?
A. Vũng chân trâu; tiếng chân con nhái đạp màu đất non.
B. Tháng mười tháng năm.
C. Dấu chân, cánh đồng mùa gặt.
D. Chân, đồng.
Câu 4: Đối tượng trữ tình của tác phẩm là:
A. Tiếng chân con nhái đạp màu đất non
B. Vũng chân trâu
C. Người nông dân; Cánh đồng khi đã gặt xong
D. Sự sống mãi còn
Câu 5: Con người lao động trong bài thơ hiện lên với những phẩm chất đáng quý nào? Hãy phân tích hình ảnh hoặc thủ pháp nghệ thuật đã thể hiện rõ phẩm chất đáng quý của người lao động mà em cho là đặc sắc nhất? (1đ)
Câu 6: Em thấy mình cần học tập phẩm chất đáng quý nào ở nhân vật trữ tình và con người lao động? Vì sao? (trả lời bằng 5-7 câu văn) (1đ)
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (6đ)
Câu 1: Quan sát hình ảnh sau và trả lời câu hỏi a,b (2đ)
a. Chọn câu thơ phù hợp từ bài thơ Từ những dấu chân người làm tựa đề cho từng bức ảnh trên
b. Lý giải sự tương đồng giữa các câu thơ và nội dung bức ảnh
Câu 2: Hãy viết bài văn thể hiện cảm nghĩ của em về hình ảnh những “dấu chân” trong bài thơ lục bát “Từ những dấu chân người” – Đinh Nam Khương (dài từ 1-1,5 trang) (4đ)
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm
Đề 9
I. ĐỌC HIỂU (4đ)
Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới
TỪ NHỮNG DẤU CHÂN NGƯỜI
(Đinh Nam Khương)
Tháng mười khi lúa gặt xong
Còn trơ chân rạ với đồng – Đồng ơi!
Lúa đi để lại tháng mười
Và cơn gió thổi rỗng trời ở trên!...
Trời cao – Bỗng vút cao thêm
Bâng khuâng!... Vì hẫng chân đêm mất rồi
Gặt rồi – còn gốc ra thôi
Và bao nhiêu dấu chân người mới nguyên
Giữa đồng tôi đứng lặng yên
Chân tôi chân rạ sát liền bên nhau
Nghe trong những vũng chân trâu
Tiếng chân con nhái đạp màu đất non
Biết rằng sự sống mãi còn
Bánh chưng vuông, bánh dày tròn là đây
Cho dù bão tốc chân mây
Cũng không tốc nổi đường cày của tôi
Dù cho lửa đốt chân trời
Cũng không cháy được tháng mười tháng năm
Tay tôi còn bón còn chăm
Thì đồng còn có tháng năm tháng mười
Ngày mai từ dấu chân người
Màu xanh lên!... Với chân trời... mở ra!...
Câu hỏi
Câu 1: Nhân vật trữ tình của tác phẩm là?
A. Người con xa quê
B. Người trí thức nghĩ về nông dân
C. Người nông dân đang sống và lao động trên quê hương mình
D. Người yêu làng quê đang ngắm nhìn cánh đồng mùa gặt
Câu 2: Nhân vật trữ tình “bâng khuâng” trước những âm thanh, hình ảnh nào?
A. Dấu chân người mới nguyên; tiếng chân nhái đạp màu đất non
B. Bánh chưng vuông, bánh dày tròn
C. Gió thổi; trời cao
D. Đường cày; màu xanh
Câu 3: Tác giả sử dụng phép tu từ/ nghệ thuật ẩn dụ trong dòng thơ nào sau đây?
A. Và cơn gió thổi bỗng trời ở trên!...
B. Trời cao – Bỗng vút cao thêm
C. Bâng khuâng!... Vì hẫng chân đêm mất rồi
D. Gặt rồi – còn gốc rạ thôi
Câu 4: Tác giả sử dụng phép tu từ nào ở dòng thơ Còn trơ chân rạ với đồng – Đồng ơi!?
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. Nhân hóa
D. So sánh
Câu 5: Con người lao động trong bài thơ hiện lên với những phẩm chất đáng quý nào? Hãy phân tích hình ảnh hoặc thủ pháp nghệ thuật đã thể hiện rõ phẩm chất đáng quý của người lao động mà em cho là đặc sắc nhất? (1đ)
Câu 6: Em thấy mình cần học tập phẩm chất đáng quý nào ở nhân vật trữ tình và con người lao động? Vì sao? (trả lời bằng 5-7 câu văn) (1đ)
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (6đ)
Câu 1: Quan sát hình ảnh sau và trả lời câu hỏi a,b (2đ)
a. Chọn câu thơ phù hợp từ bài thơ Từ những dấu chân người làm tựa đề cho từng bức ảnh trên
b. Lý giải sự tương đồng giữa các câu thơ và nội dung bức ảnh
Câu 2: Hãy viết bài văn thể hiện cảm nghĩ của em về hình ảnh những “dấu chân” trong bài thơ lục bát “Từ những dấu chân người” – Đinh Nam Khương (dài từ 1-1,5 trang) (4đ)
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đề 10
I. ĐỌC HIỂU (4đ)
Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới
QUÊ HƯƠNG
(Nguyễn Đình Huân)
Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ
Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về
[...]
Quê hương là những cơn mưa
Quê hương là những hàng dừa ven kinh
Quê hương mang nặng nghĩa tình
Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.
(https://by.com.vn/xzpOX)
Câu hỏi
Câu 1: Đáp án nào nói lên đề tài của văn bản Quê hương?
A. Dòng sông.
B. Mẹ.
C. Quê hương
D. Góc trời tuổi thơ.
Câu 2: Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? Những căn cứ nào giúp em xác nhận điều đó?
A. Thể thơ lục bát; gieo vần chân và ngắt nhịp chẵn.
B. Thể thơ lục bát, số tiếng ở từng cặp câu là 6-8; gieo vần chân và ngắt nhịp chẵn.
C. Thể thơ tự do xen lục bát; gieo vần chân và ngắt nhịp chẵn.
D. Thể thơ lục bát biến thể, gieo vần liền và ngắt nhịp chẵn, lẻ.
Câu 3: Nhân vật trữ tình trong văn bản Quê hương là người:
A. Nhớ, yêu tha thiết quê hương.
B. Buồn vì đã xa quê.
C. Không biết quê hương đã đổi thay thế nào.
D. Trở về quê cũ trong tâm trạng buồn thương.
Câu 4: Văn bản Quê hương dùng cách gieo vần nào sau đây?
A. Vần cách
B. Vần chân
C. Vần lưng
D. Vần liền
Câu 5: Những hình ảnh, câu thơ nào trong văn bản trên cho biết tác giả đang nhớ về quê hương tuổi thơ của mình? Có hình ảnh, câu thơ nào gợi nhắc em nhớ tới quê hương của mình không?(1đ)
Câu 6: Em thích hình ảnh quê hương trong bài thơ trên ở thời điểm nào (bình minh, trưa hè, chiều về)? Hãy viết/ vẽ về khung cảnh đó theo ý thích của em (1đ)
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (6đ)
Câu 1: Đọc hai đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi a,b (2đ)
Đoạn văn bản 1: Lục bát là thể thơ dân tộc mang đậm bản sắc và phong vị quê hương. Thơ lục bát rất dễ thuộc và dễ nhớ vì lời thơ giản dị, mộc mạc, có sự kết hợp giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ đời thường. Câu thơ đọc lên mà cứ ngỡ là câu hát hay một bản nhạc, vừa có vần vừa có điệu nghe rất thanh thoát và êm tai. Có nhiều câu lục bát đã đi vào lòng người như một lời ru… (https://bom.so/Vqam0q) |
Đoạn văn bản 2: Thơ lục bát đã kế thừa được mạch nguồn của thể thơ truyền thống. Những câu thơ dù là tả cảnh hay tả tình đều nhẹ nhàng, cùng lối ví von, so sánh, ẩn dụ tinh tế nên có sức truyền cảm và gửi gắm những bài học sâu sắc, thế giới tuổi thơ được tái hiện thật dung dị và trong sáng. Trong thơ có âm thanh, nhạc điệu, sắc màu của sự sống, dễ hiểu và dễ cảm (nhóm tác giả sưu tầm và biên soạn) |
a. Xác định điểm tương đồng và điểm riêng biệt của từng văn bản trên
b. Hãy chọn nhận định phù hợp nhất với bài thơ Quê hương của Nguyễn Đình Huân
Câu 2: Hãy viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của mình về 4-6 câu thơ lục bát mà em thích nhất trong bài thơ trên. Yêu cầu trích dẫn hợp lý 1 nhận định (ở 1 đoạn văn bản trong câu hỏi 1) vào bài viết của mình (4đ)
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.