Tổng hợp 9 đề thi học kì 1 Văn 8 có đáp án
Tải vềTổng hợp 9 đề thi học kì 1 Văn 8 có đáp án
Đề 1
Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tum con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất. tình yêu là một hành trình, chứ không phải là một đích đến, hãy đi theo con đường đó mỗi ngày.”
(Trích “Con có biết” - Nhã Nam tuyển chọn)
a) Theo em, người mẹ đã dạy con điều gì? (1.0 điểm)
b) Tìm một trường từ vựng có trong đoạn trích trên? Xác định các từ thuộc trường từ vựng ấy ( 1.0 điểm)
c) Viết đoạn văn từ (2 - 3) câu nêu hành động cụ thể của em thể hiện sự trân trọng đối với những người yêu thương mình. (1.0 điểm)
Câu 2: (3.0 điểm)
Viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về những tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và đời sống con người.
Câu 3: (4.0 điểm)
Hằng năm, các em học sinh thường được tham gia nhiều chuyến đi trải nghiệm thực tế do nhà trường tổ chức. Mỗi một chuyến đi luôn để lại những kỉ niệm đẹp khó quên. Hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em trong chuyến đi thực tế ấy.
(Kể chuyện kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm)
Đề 2
I. ĐỌC - HIỂU: (3 điểm)
Đọc đoạn trích:
“Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.
- Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến.
- Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.
(Nơi bắt đầu của tình bạn - Bùi Thị Hồng Ngọc)
Câu 1: (2 điểm)
a) Em hiểu đoạn trích trên viết về nội dung gì? Qua nội dung đoạn trích làm em liên tưởng đến văn bản nào đã được học ở chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 học kì 1 (1 điểm)
b) Từ đoạn trích, em hiểu nên cư xử thế nào để có được tình bạn chân thành? (Viết thành đoạn văn từ 2 - 3 câu) (1 điểm)
Câu 2: (1 điểm)
“Tùng ... tùng ... tùng...” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.
a) Hãy tìm 1 câu ghép có trong đoạn văn (0.5 điểm)
b) Tìm từ tượng thanh trong đoạn văn. (0.5 điểm)
II. TÂP LÀM VĂN
Câu 1: (3 điểm)
Khi đến trường, thầy cô như người cha, người mẹ thứ hai, bạn bè như anh em và mái trường như ngôi nhà thứ hai của mình. Bởi thế, mỗi học sinh phải có trách nhiệm với nơi mình đã được học tập nên người và gắn bó nhiều năm như vậy.
Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp - nơi mình đã được học tập nên người và gắn bó nhiều năm.
Câu 2: (4 điểm)
Hãy kể lại một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử mà em được đọc từ sách (báo)
Đề 3
I. ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”
(Ngữ Văn 8, tập một, NXB GD, năm 2012)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (1.0 điểm)
Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1.0 điểm)
Xác định từ tượng thanh và từ tượng hình trong đoạn trích trên.
Câu 3 (1.0 điểm)
Phân tích cấu tạo và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép được in đậm trong đoạn trích.
Câu 4 (1.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình thương những động vật nuôi trong gia đình.
II. TẬP LÀM VĂN (6.0 ĐIỂM)
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
Đề 4
I. ĐỌC- HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Một lần đi thăm một thầy giáo lớn tuổi, trong lúc tranh luận về quan điểm sống, một sinh viên đã nói:
- Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong những điều cũ là của một thế giới lạc hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến hơn nhiều, thế hệ các thầy đâu có máy tính, không có internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại như bây giờ...
Người thầy giáo trả lời:
- Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta. Còn điều em nói là đúng. Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo nên những con người kế thừa và áp dụng chúng.
(Hạt giống tâm hồn và ý nghĩa cuộc sống, tập 5; NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh).
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. (0,5 điểm) Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau:
Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo nên những con người kế thừa và áp dụng chúng.
Câu 3. (1,0 điểm) Tại sao cậu sinh viên lại cúi đầu, im lặng trước câu trả lời của thầy?
Câu 4. (1,0 điểm) Từ văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?
II. TẬP LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về tình yêu thương mẹ của bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng).
Câu 2. (5,0 điểm)
Kể về một lần em mắc lỗi khiến người khác buồn lòng. (Bài làm có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm).
Đề 5
Câu 1 (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
VẾT NỨT VÀ CON KIẾN
Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!
(Theo Hạt giống tâm hồn)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
b. Nêu ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết nứt”?
Câu 2. (1,0 điểm): Từ văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Câu 3. (1,0 điểm):
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:
Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại khóe mắt tôi đã cay cay.
(Trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng)
a. Hãy chỉ ra câu ghép trong phần trích?
b. Phân tích các vế câu trong câu ghép trên?
Câu 4. (6,0 điểm)
Thuyết minh về một đồ dùng học tập (hoặc một đồ dùng sinh hoạt gia đình).
Đề 6
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc đoạn trich:
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đển bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quả như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
(Trích Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 1. Trong đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chỉnh nào? (0,25 điểm)
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
Câu 2. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? (0,25 điểm)
A. Tức nước vỡ bờ
B. Trong lòng mẹ
C. Lão Hạc
D. Tôi đi học
Câu 3. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?
A. Người mẹ
B. Người cô
C. Người họ nội
D. Tôi
Câu 4. Từ sung túc trong câu “ Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm áp cải hình hài màu mi của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? " có nghĩa là gì? (0,25 điểm)
A. Sung sướng
B. Giàu có
C. Khá giả
D. Đầy đủ
Câu 5. Xác định các từ cùng một trường từ và đặt tên cho trường từ vựng đó. (1,0 điểm)
Câu 6. Tìm một câu ghép có trong đoạn trích trên. (1,0 điểm)
Câu 7. Nội dung chính của đoạn trích trên nói về vấn đề gì? (1,0 điểm)
PHẦN II: LÀM VĂN (6,0 điểm)
Học sinh chọn một trong hai đề
Đề 1: Kể một kỉ niệm với người thầy (cô) mà em nhớ mãi.
Đề 2: Giới thiệu về một đồ dùng trong học tập (Bút bi, thước, chiếc com-pa, cặp, sách...).
Đề 7
Câu 1 (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Đó là chiếc lá cuối cùng, Giôn-xi nói, “Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.
“Em thân yêu, thân yêu!”, Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”.
Nhưng Giôn-xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kì quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn.
Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. Thế rồi, cùng với màn đêm buông xuống, gió bấc lại ào ào, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp độp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan...
(O. Hen-ri, Chiếc lá cuối cùng)
a. Cụm từ in nghiêng trong câu “Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.” có sử dụng biện pháp tu từ nào? Cụm từ đó có ý nghĩa gì?
b. Xét về cấu tạo, câu in đậm trong đoạn trích trên là câu gì?
c. Kết thúc truyện, Xiu đã nói với Giôn-xi rằng chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường là kiệt tác của cụ Bơ-men. Vì sao?
d. Từ đó, em hiểu thế nào về quan điểm nghệ thuật của tác giả?
Câu 2 (3,0 điểm):
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 15 dòng) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của cụ Bơ-men trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri
Câu 3 (5,0 điểm): Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn thân khiến em xúc động và nhớ mãi.
Đề 8
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm).
Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“...Trong khói thuốc lá lại có chất ô-xít các-bon, chất này thấm vào máu, bám chặt các hồng cầu không cho chúng tiếp cận ô xi nữa. Không lạ gì sức khoẻ của người nghiện thuốc ngày càng sút kém.
Thấm vào các tế bào, chất hắc ín lại thường gây ra ung thư. Ta đến bệnh viện K sẽ thấy rõ: Bác sĩ viện trưởng cho biết trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá.
Ta đến Viện nghiên cứu các bệnh tim mạch, bác sĩ viện trường cho biết: Chất ni-cô- tin của thuốc lá làm các động mạch co thắt lại, gây những bệnh nghiêm trọng như huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim. Có thấy một bệnh nhân bị tác động mạch chân lên những cơn đau như thế nào, rồi phải cắt dần từng ngón chân đến cả bàn chân, có thấy những người 40 – 50 tuổi đã chết đột xuất vì nhồi máu cơ tim; có thấy những khối ung thư ghê tởm mới nhận ra tác hại ghê gớm của thuốc lá.”
(Trích Ngữ văn 8, tập một, NXB GD 2018)
Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? (0.5 điểm)
Câu 2. Xác định thể loại của đoạn văn trên. (0.5
điểm)
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn văn. (0.5 điểm)
Câu 4. Trong khói thuốc lá có chứa chất gì? Chất đó ảnh hưởng đến cơ thể con người như thế nào? (1.0 điểm)
Câu 5. Vận dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh để viết lại câu sau đây mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu: “... có thấy những người 40 – 50 tuổi đã chết đột xuất vì nhồi máu cơ tim.” (0.5 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm).
Câu 1. Từ nội dung phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề hút thuốc lá của giới trẻ hiện nay. (2.0 điểm)
Câu 2. Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam (5.0 điểm)
Đề 9
1. ĐỌC - HIỂU (3.0 ĐIỂM)
Đọc đoạn trích trong văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
CHUYỆN TRONG VƯỜN
Có một cây hoa giấy và một cây táo cùng sống trong một khu vườn. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc. Mưa phùn làm cho lá xanh mướt, tốt tươi. Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ đồng loạt, trông như một tấm thảm đỏ rực. Còn cây táo thì vẫn đứng lặng lẽ ở một góc vườn, thân cành trơ trọi, nứt nẻ. Cây hoa giấy nói:
- Táo ơi! Cậu đã làm xấu khu vườn này. Cậu nên đi khỏi khu vườn để lấy chỗ cho tớ trổ hoa.
Cây táo nép mình im lặng. Ít lâu sau, cây táo mới mọc lá. Những chiếc lá tròn tròn, bóng láng. Rồi cây táo trổ hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió. Chẳng bao lâu, cây kết những quả táo nhỏ màu xanh. Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín vàng.
(Theo Internet - Những giá trị tinh thần)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích của văn bản trên (0.5 điểm)
Câu 2: So với trước kia, khu vườn có gì khác khi cây táo đơm hoa, kết trái (0.5 điểm)
Câu 3: Chỉ ra các từ láy nhưng đồng thời là từ tượng hình trong đoạn trích trên. Nêu tác dụng chung của các từ tượng hình ấy (1.0 điểm)
Câu 4: Từ đoạn trích trong văn bản trên, em có suy nghĩ gì về vai trò của sự hiểu đúng, đánh giá đúng về nhau và trân trọng những đóng góp của mỗi cá nhân trong tập thể. (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
Câu 1: Viết đoạn văn thuyết minh (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày công dụng của cây bút bi và cách bảo quản bút bi. (2.0 điểm)
Câu 2: Kể về một người thầy (cô) mà em quí mến (5.0 điểm)