Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 1 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn 8


Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Trong văn bản Mẹ tôi , tại sao bố En-ri-cô không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư?

  • A.

    Người bố muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm, tự rút ra bài học cho bản thân

  • B.

    Cách giữ thể diện cho người bị phê bình

  • C.

    Thể hiện bố En-ri-cô là người tinh tế, tâm lí, sâu sắc

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Câu 2 :

Trong văn bản Mẹ tôi , sau khi đọc thư bố, En-ri-cô đã cảm thấy thế nào?

  • A.

    Hối hận

  • B.

    Giận bố

  • C.

    Buồn bã

  • D.

    Giận mẹ

Câu 3 :

Văn bản Mẹ tôi gửi đến chúng ta bài học gì?

  • A.

    Biết yêu thương kính trọng thầy cô

  • B.

    Biết yêu thương kính trọng cha mẹ

  • C.

    Biết yêu thương chia sẻ với mọi người

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Câu 4 :

Từ láy là gì?

  • A.

    Từ láy là những từ có các tiếng được ghép lại với nhau tạo thành

  • B.

    Từ láy là những từ có sự đối xứng âm với nhau

  • C.

    Từ láy là những từ có các tiếng lặp lại hoàn toàn, một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, giống nhau phần phụ âm đầu hoặc phần vần

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Câu 5 :

Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy?

  • A.

    xinh xắn

  • B.

    gần gũi

  • C.

    đông đủ

  • D.

    dễ dàng

Câu 6 :

Đại từ là gì?

  • A.

    Dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

  • B.

    Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người, sự vật, hoạt động

  • C.

    Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật hiện tượng

  • D.

    Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 7 :

Có mấy loại đại từ dùng để trỏ?

  • A.

    2 loại

  • B.

    3 loại

  • C.

    4 loại

  • D.

    5 loại

Câu 8 :

Xác định đại từ có trong câu “Mình về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người” là?

  • A.

    Mình, ta

  • B.

    Hoa, người

  • C.

    Nhớ

  • D.

    Về

Câu 9 :

Nội dung nào không xuất hiện trong bài Sông núi nước Nam?

  • A.

    Khẳng định bề dày truyền thống văn hóa của người Việt

  • B.

    Khẳng định ranh giới lãnh thổ

  • C.

    Khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc

  • D.

    Cả 3 ý trên

Câu 10 :

Nam quốc sơn hà khẳng định điều gì?

  • A.

    Khẳng định chủ quyền lãnh thổ

  • B.

    Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền

  • C.

    Khẳng định sự ngang hàng về vị thế với phương Bắc

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong văn bản Mẹ tôi , tại sao bố En-ri-cô không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư?

  • A.

    Người bố muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm, tự rút ra bài học cho bản thân

  • B.

    Cách giữ thể diện cho người bị phê bình

  • C.

    Thể hiện bố En-ri-cô là người tinh tế, tâm lí, sâu sắc

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đặt vào tình huống của bố và trả lời câu hỏi

Câu 2 :

Trong văn bản Mẹ tôi , sau khi đọc thư bố, En-ri-cô đã cảm thấy thế nào?

  • A.

    Hối hận

  • B.

    Giận bố

  • C.

    Buồn bã

  • D.

    Giận mẹ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

En-ri-cô đã rất hối hận.

Câu 3 :

Văn bản Mẹ tôi gửi đến chúng ta bài học gì?

  • A.

    Biết yêu thương kính trọng thầy cô

  • B.

    Biết yêu thương kính trọng cha mẹ

  • C.

    Biết yêu thương chia sẻ với mọi người

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung và đưa ra bài học

Lời giải chi tiết :

Văn bản nhắc nhở mỗi người về lòng kính yêu cha mẹ.

Câu 4 :

Từ láy là gì?

  • A.

    Từ láy là những từ có các tiếng được ghép lại với nhau tạo thành

  • B.

    Từ láy là những từ có sự đối xứng âm với nhau

  • C.

    Từ láy là những từ có các tiếng lặp lại hoàn toàn, một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, giống nhau phần phụ âm đầu hoặc phần vần

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ láy là những từ có các tiếng lặp lại hoàn toàn, một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, giống nhau phần phụ âm đầu hoặc phần vần.

Câu 5 :

Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy?

  • A.

    xinh xắn

  • B.

    gần gũi

  • C.

    đông đủ

  • D.

    dễ dàng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tìm từ nào mà cả 2 tiếng đều có nghĩa

Lời giải chi tiết :

Từ “đông đủ” là từ mà cả 2 tiếng đều có nghĩa vì vậy nó là từ ghép

Câu 6 :

Đại từ là gì?

  • A.

    Dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

  • B.

    Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người, sự vật, hoạt động

  • C.

    Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật hiện tượng

  • D.

    Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đại từ dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

Câu 7 :

Có mấy loại đại từ dùng để trỏ?

  • A.

    2 loại

  • B.

    3 loại

  • C.

    4 loại

  • D.

    5 loại

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Có 3 loại đại từ chính: trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô); đại từ trỏ số lượng và đại từ trỏ hoạt động, tính chất, sự việc

Câu 8 :

Xác định đại từ có trong câu “Mình về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người” là?

  • A.

    Mình, ta

  • B.

    Hoa, người

  • C.

    Nhớ

  • D.

    Về

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ xem từ nào là từ xưng hô

Lời giải chi tiết :

“Mình, ta” là hai đại từ dùng để xưng hô

Câu 9 :

Nội dung nào không xuất hiện trong bài Sông núi nước Nam?

  • A.

    Khẳng định bề dày truyền thống văn hóa của người Việt

  • B.

    Khẳng định ranh giới lãnh thổ

  • C.

    Khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc

  • D.

    Cả 3 ý trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Nổi bật trên tất cả là giọng điệu hùng hồn, đanh thép, thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù và niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc ta.

Câu 10 :

Nam quốc sơn hà khẳng định điều gì?

  • A.

    Khẳng định chủ quyền lãnh thổ

  • B.

    Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền

  • C.

    Khẳng định sự ngang hàng về vị thế với phương Bắc

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Nổi bật trên tất cả là giọng điệu hùng hồn, đanh thép, thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù và niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc ta.


Cùng chủ đề:

5 đề đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 8 có đáp án và lời giải chi tiết
9 đề thi học kì 1 Văn 8 có đáp án và lời giải chi tiết
10 đề thi học kì 2 Văn 8 có đáp án và lời giải chi tiết
15 đề ôn tập học kì 2 Văn 8 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 1
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 2
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 3
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 4
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 5
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 6