Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 5
Đề bài
Chủ nghĩa nhân đạo cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ trong văn bản Bài ca nhà tranh bị gió thu phá được thể hiện rõ nhất qua?
-
A.
Ước được nhà rộng muôn ngàn gian
-
B.
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan
-
C.
Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn
-
D.
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được
Tìm từ đồng âm trong các câu sau
(1) Năm nay, em học lớp năm.
(2) Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít.
(3) Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền?
-
A.
(1) năm; (2) bông; (3) giá
-
B.
(1) nay; (2) bông; (3) giá
-
C.
(1) năm; (2) hoa; (3) giá
-
D.
(1) năm; (2) bông; (3) bao
Đâu là cách hiểu đúng về từ đồng âm trong ví dụ sau:
Em cầm quyển truyện trên giá (1) để xem xét, đánh giá (2).
-
A.
giá (1) chỉ tâm trạng, giá (2) chỉ nhận định của con người.
-
B.
giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ nhận định của con người.
-
C.
giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ tính cách của con người.
-
D.
giá (1) chỉ tính cách, giá (2) chỉ nhận định của con người.
Điệp từ nào được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây?
Có ri ri tiếng dế mèn
Có bầy đom đóm thắp đèn đêm thâu
Có con cuốc ở bờ lau
Kêu dài ngày hạn, kêu nhàu ngày mưa
-
A.
Có và ngày
-
B.
Đom đóm và dế mèn
-
C.
Cuốc và kêu
-
D.
Nắng và mưa
Điệp từ, điệp ngữ có tác dụng gì trong diễn đạt?
-
A.
Làm nổi bật vấn đề
-
B.
Làm tăng tính nhạc cho lời văn, lời thơ
-
C.
Làm sự vật hiện lên rực rỡ hơn
-
D.
Đáp án A và B
Xác định kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
-
A.
Điệp ngữ cách quãng
-
B.
Điệp ngữ nối tiếp
-
C.
Điệp ngữ chuyển tiếp
-
D.
Cả B và C đều đúng
Nội dung của đoạn văn sau đây là gì?
Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vấn vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi…Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để được hạnh phúc lâu bền.
-
A.
Miêu tả cách thức làm cốm
-
B.
Bàn luận về cách làm cốm
-
C.
Ca ngợi giá trị của cốm
-
D.
Kể về nguồn gốc của cốm
Đoạn trích dưới đây sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Cơn gió mùa thu hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phản phất hương vị mùi hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúc càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Biểu cảm
-
D.
Nghị luận
Qua văn bản Mùa xuân của tôi , tác giả đã bộc lộ tình cảm gì?
-
A.
Tình yêu gia đình, làng xóm
-
B.
Tình yêu quê hương, xứ sở
-
C.
Tình yêu đối với muôn loài
-
D.
Tình yêu đôi lứa
Văn bản Mùa xuân của tôi viết về mùa xuân của miền nào?
-
A.
Miền Bắc
-
B.
Miền Trung
-
C.
Miền Nam
-
D.
Cả 3 miền
Lời giải và đáp án
Chủ nghĩa nhân đạo cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ trong văn bản Bài ca nhà tranh bị gió thu phá được thể hiện rõ nhất qua?
-
A.
Ước được nhà rộng muôn ngàn gian
-
B.
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan
-
C.
Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn
-
D.
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được
Đáp án : B
Hiểu nhân đạo nghĩa là gì sẽ trả lời được câu này.
Chủ nghĩa nhân đạo cao cả của nhà thơ được thể hiện rõ nhất qua niềm mong ước đối với người nghèo.
Tìm từ đồng âm trong các câu sau
(1) Năm nay, em học lớp năm.
(2) Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít.
(3) Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền?
-
A.
(1) năm; (2) bông; (3) giá
-
B.
(1) nay; (2) bông; (3) giá
-
C.
(1) năm; (2) hoa; (3) giá
-
D.
(1) năm; (2) bông; (3) bao
Đáp án : C
Đọc kĩ các đáp án và suy nghĩ tìm câu trả lời.
(1) năm; (2) hoa; (3) giá
Đâu là cách hiểu đúng về từ đồng âm trong ví dụ sau:
Em cầm quyển truyện trên giá (1) để xem xét, đánh giá (2).
-
A.
giá (1) chỉ tâm trạng, giá (2) chỉ nhận định của con người.
-
B.
giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ nhận định của con người.
-
C.
giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ tính cách của con người.
-
D.
giá (1) chỉ tính cách, giá (2) chỉ nhận định của con người.
Đáp án : B
Đọc kĩ các đáp án và suy nghĩ tìm câu trả lời.
Trong câu trên, giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ nhận định của con người
Điệp từ nào được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây?
Có ri ri tiếng dế mèn
Có bầy đom đóm thắp đèn đêm thâu
Có con cuốc ở bờ lau
Kêu dài ngày hạn, kêu nhàu ngày mưa
-
A.
Có và ngày
-
B.
Đom đóm và dế mèn
-
C.
Cuốc và kêu
-
D.
Nắng và mưa
Đáp án : A
Đọc kĩ đoạn thơ
Có và ngày là những điệp từ trong đoạn thơ trên.
Điệp từ, điệp ngữ có tác dụng gì trong diễn đạt?
-
A.
Làm nổi bật vấn đề
-
B.
Làm tăng tính nhạc cho lời văn, lời thơ
-
C.
Làm sự vật hiện lên rực rỡ hơn
-
D.
Đáp án A và B
Đáp án : D
Điệp ngữ có tác dụng làm nổi bật vấn đề và tăng tính nhạc cho cách diễn đạt.
Xác định kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
-
A.
Điệp ngữ cách quãng
-
B.
Điệp ngữ nối tiếp
-
C.
Điệp ngữ chuyển tiếp
-
D.
Cả B và C đều đúng
Đáp án : A
Đọc kĩ và chú ý rồi xét xem các điệp từ thuộc dạng nào
Điệp ngữ nhóm, nhấn mạnh sự tảo tần của bà
Nội dung của đoạn văn sau đây là gì?
Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vấn vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi…Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để được hạnh phúc lâu bền.
-
A.
Miêu tả cách thức làm cốm
-
B.
Bàn luận về cách làm cốm
-
C.
Ca ngợi giá trị của cốm
-
D.
Kể về nguồn gốc của cốm
Đáp án : C
Đọc kĩ đoạn văn và tìm ra nội dung chính.
Đoạn văn trên ca ngợi giá trị của cốm.
Đoạn trích dưới đây sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Cơn gió mùa thu hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phản phất hương vị mùi hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúc càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Biểu cảm
-
D.
Nghị luận
Đáp án : B
Nhớ lại các phương thức biểu đạt đã học
Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là miêu tả.
Qua văn bản Mùa xuân của tôi , tác giả đã bộc lộ tình cảm gì?
-
A.
Tình yêu gia đình, làng xóm
-
B.
Tình yêu quê hương, xứ sở
-
C.
Tình yêu đối với muôn loài
-
D.
Tình yêu đôi lứa
Đáp án : B
Bài tùy bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả.
Văn bản Mùa xuân của tôi viết về mùa xuân của miền nào?
-
A.
Miền Bắc
-
B.
Miền Trung
-
C.
Miền Nam
-
D.
Cả 3 miền
Đáp án : A
Văn bản Mùa xuân của tôi viết về mùa xuân của miền Bắc