Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn đề số 8 có lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn 8


Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 8

Đề bài

Câu 1 :

Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?

  • A.

    Lập dàn ý đại cương.

  • B.

    Xác định lí lẽ cho bài văn.

  • C.

    Tìm dẫn chứng cho bài văn.

  • D.

    Viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Câu 2 :

Vấn đề nghị luận của văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" là gì?

  • A.

    Phong cách làm việc của Bác Hồ

  • B.

    Lối sống đạo đức của Bác

  • C.

    Những gian khổ của Bác

  • D.

    Vẻ đẹp giản dị của Bác

Câu 3 :

Dòng nào nói đúng nhất những nguyên nhân tạo nên sức thuyết phục của đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ?

  • A.

    Bằng dẫn chứng tiêu biểu.

  • B.

    Bằng lí lẽ hợp lí.

  • C.

    Bằng thái độ, tình cảm của tác giả.

  • D.

    Cả 3 nguyên nhân trên.

Câu 4 :

Trong các câu có từ bị sau, câu nào không là câu bị động ?

  • A.

    Ông tôi bị đau chân.

  • B.

    Tên cướp đã bị cảnh sát bắt giam và đang chờ ngày xét xử.

  • C.

    Khu vườn bị cơn bão làm cho tan hoang.

  • D.

    Môi trường đang ngày càng bị con người làm cho ô nhiễm hơn.

Câu 5 :

Trong các câu có từ được sau đây, câu nào là câu bị động ?

  • A.

    Cha tôi sinh được hai người con.

  • B.

    Gia đình tôi chuyển về Hà Nội được mười năm rồi.

  • C.

    Bạn ấy được điểm mười.

  • D.

    Mỗi lần được điểm cao, tôi lại được ba mẹ mua tặng một thứ đồ dùng học tập mới.

Câu 6 :

Theo em, đặc trưng nào sau đây không phải là đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài viết ‘‘ý nghĩa văn chương’’ ?

  • A.

    Sử dụng luận cứ hợp lí.

  • B.

    Văn viết có cảm xúc

  • C.

    Văn phong giàu hình ảnh.

  • D.

    Sử dụng phép tương phản.

Câu 7 :

Dòng nào không phải là nội dung được Hoài Thanh đề cập đến trong bài viết của mình ?

  • A.

    Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương

  • B.

    Quan niệm của Hoài Thanh về nhiệm vụ của văn chương

  • C.

    Quan niệm của Hoài Thanh về công dụng của văn chương trong lịch sử loài người

  • D.

    Quan niệm của Hoài Thanh về các thể loại văn học.

Câu 8 :

Tại sao nói ‘‘ý nghĩa văn chương’’ của Hoài Thanh là văn bản nghị luận văn chương?

  • A.

    Vì dẫn chứng trong bài viết là các tác phẩm văn chương.

  • B.

    Vì tác giả nói về nguồn gốc và ý nghĩa của văn chương.

  • C.

    Vì phạm vi nghị luận là vấn đề của văn chương.

  • D.

    Cả A, B và C đều sai.

Câu 9 :

Văn bản Ý nghĩa văn chương nghị luận về vấn đề gì ?

  • A.

    Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam

  • B.

    Nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng văn chương

  • C.

    Đặc sắc của văn chương

  • D.

    Ý nghĩa của cuộc sống

Câu 10 :

Trong các văn bản sau, văn bản nào không thuộc văn nghị luận?

  • A.

    Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

  • B.

    Cuộc chia tay của những con búp bê

  • C.

    Đức tính giản dị của Bác Hồ

  • D.

    Ý nghĩa văn chương.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?

  • A.

    Lập dàn ý đại cương.

  • B.

    Xác định lí lẽ cho bài văn.

  • C.

    Tìm dẫn chứng cho bài văn.

  • D.

    Viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện 4 bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa.

Câu 2 :

Vấn đề nghị luận của văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" là gì?

  • A.

    Phong cách làm việc của Bác Hồ

  • B.

    Lối sống đạo đức của Bác

  • C.

    Những gian khổ của Bác

  • D.

    Vẻ đẹp giản dị của Bác

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Vấn đề nghị luận của văn bản là về đức tính giản dị của Bác Hồ

Câu 3 :

Dòng nào nói đúng nhất những nguyên nhân tạo nên sức thuyết phục của đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ?

  • A.

    Bằng dẫn chứng tiêu biểu.

  • B.

    Bằng lí lẽ hợp lí.

  • C.

    Bằng thái độ, tình cảm của tác giả.

  • D.

    Cả 3 nguyên nhân trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tất cả những ý trên đều là những nguyên nhân tạo nên sức thuyết phục của đoạn trích

Câu 4 :

Trong các câu có từ bị sau, câu nào không là câu bị động ?

  • A.

    Ông tôi bị đau chân.

  • B.

    Tên cướp đã bị cảnh sát bắt giam và đang chờ ngày xét xử.

  • C.

    Khu vườn bị cơn bão làm cho tan hoang.

  • D.

    Môi trường đang ngày càng bị con người làm cho ô nhiễm hơn.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Không phải câu nào có từ “bị” hay “được” đều là câu bị động, các em đọc kĩ và hiểu nghĩa của các phương án đã cho

Lời giải chi tiết :

Ông tôi bị đau chân không phải câu bị động

Câu 5 :

Trong các câu có từ được sau đây, câu nào là câu bị động ?

  • A.

    Cha tôi sinh được hai người con.

  • B.

    Gia đình tôi chuyển về Hà Nội được mười năm rồi.

  • C.

    Bạn ấy được điểm mười.

  • D.

    Mỗi lần được điểm cao, tôi lại được ba mẹ mua tặng một thứ đồ dùng học tập mới.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án và cân nhắc chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Mỗi lần được điểm cao, tôi lại được ba mẹ mua tặng một thứ đồ dùng học tập mới là câu bị động

Câu 6 :

Theo em, đặc trưng nào sau đây không phải là đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài viết ‘‘ý nghĩa văn chương’’ ?

  • A.

    Sử dụng luận cứ hợp lí.

  • B.

    Văn viết có cảm xúc

  • C.

    Văn phong giàu hình ảnh.

  • D.

    Sử dụng phép tương phản.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

P hép tương phản không phải là đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài viết ‘‘ý nghĩa văn chương’’

Câu 7 :

Dòng nào không phải là nội dung được Hoài Thanh đề cập đến trong bài viết của mình ?

  • A.

    Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương

  • B.

    Quan niệm của Hoài Thanh về nhiệm vụ của văn chương

  • C.

    Quan niệm của Hoài Thanh về công dụng của văn chương trong lịch sử loài người

  • D.

    Quan niệm của Hoài Thanh về các thể loại văn học.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Văn bản không đề cập đến các thể loại văn học.

Câu 8 :

Tại sao nói ‘‘ý nghĩa văn chương’’ của Hoài Thanh là văn bản nghị luận văn chương?

  • A.

    Vì dẫn chứng trong bài viết là các tác phẩm văn chương.

  • B.

    Vì tác giả nói về nguồn gốc và ý nghĩa của văn chương.

  • C.

    Vì phạm vi nghị luận là vấn đề của văn chương.

  • D.

    Cả A, B và C đều sai.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức về thể loại văn nghị luận

Lời giải chi tiết :

‘ý nghĩa văn chương’’ của Hoài Thanh là văn bản nghị luận văn chương vì phạm vi nghị luận là vấn đề của văn chương.

Câu 9 :

Văn bản Ý nghĩa văn chương nghị luận về vấn đề gì ?

  • A.

    Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam

  • B.

    Nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng văn chương

  • C.

    Đặc sắc của văn chương

  • D.

    Ý nghĩa của cuộc sống

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Văn bản Ý nghĩa văn chương nghị luận về nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng văn chương

Câu 10 :

Trong các văn bản sau, văn bản nào không thuộc văn nghị luận?

  • A.

    Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

  • B.

    Cuộc chia tay của những con búp bê

  • C.

    Đức tính giản dị của Bác Hồ

  • D.

    Ý nghĩa văn chương.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại các văn bản đã học

Lời giải chi tiết :

Cuộc chia tay của những con búp bê là truyện ngắn nhật dụng


Cùng chủ đề:

Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 5
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 6
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 7
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 9
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 10
Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn đề số 8 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 1 tiết HK2 Văn 8 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 1 tiết Văn 8 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút HK1 Văn 8 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút HK2 Văn 8 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút Văn 8 HK 2 - Đề số 1