Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 9 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn 8


Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 9

Đề bài

Câu 1 :

Nghị luận là gì?

  • A.

    L à văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.

  • B.

    Là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

  • C.

    L à loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…

  • D.

    L à kiểu văn bản thường gặp trong mọi lĩnh vực của đời sống; có chức năng cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,…của các hiện tượng, sự vật.

Câu 2 :

Phương pháp lập luận chính trong văn nghị luận là?

  • A.

    Quan sát và nêu số liệu

  • B.

    Chứng minh và giải thích

  • C.

    Nêu định nghĩa và liên tưởng

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Câu 3 :

Văn nghị luận phân biệt với các thể loại tự sự, trữ tình chủ yếu ở điểm nào?

  • A.

    Hình thức trình bày bằng văn xuôi

  • B.

    Ngôn ngữ trình bày

  • C.

    Đối tượng được nêu ra

  • D.

    Dùng lí lẽ, dẫn chứng và bằng cách lập luận

Câu 4 :

“Con thuyền chở gạo đang sang sông.” Câu văn có dùng cụm C-V để mở rộng thành phần nào?

  • A.

    Chủ ngữ.

  • B.

    Vị ngữ.

  • C.

    Phụ ngữ trong cụm danh từ.

  • D.

    Phụ ngữ trong cụm động từ.

Câu 5 :

Trong các câu sau, câu nào không dùng cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ?

  • A.

    Mẹ về là một tin vui

  • B.

    Mẹ tôi luôn dậy sớm.

  • C.

    Chúng tôi đã làm xong bài tập thầy giáo ra.

  • D.

    Tôi luôn nghĩ rằng bạn ấy rất tốt.

Câu 6 :

Đoạn văn sau đây được triển khai theo phép lập luận nào?

Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng. Nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác.

(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa sử thế)

  • A.

    Chứng minh

  • B.

    Biểu cảm

  • C.

    Giải thích

  • D.

    Kể chuyện

Câu 7 :

Đọc đoạn văn sau và tìm câu trả lời đúng nhất.

Nghị luận, muốn cho đanh thép, phải rào trước đón sau, như vây người đọc lại, rồi dần dần thúc vòng vây cho mỗi lúc mỗi chặt thêm. Đác-uyn khi soạn cuốn ‘‘Nguồn gốc các loài vật’’, biến chắc sự phản động trong quần chúng sẽ mạnh, vì lí do thuyết của ông rất táo bạo, muốn phá tan cả tín ngưỡng thiêng liêng đương thời nên ông phải tự đoán trước những lời chỉ trích rồi bỏ ra trên mười năm tìm những lí lẽ, chứng cứ xác đáng để rào trước những lời chỉ trích ; nhờ vậy, khi sách ông xuất bản, đối phương chỉ tìm ra cách mỉa mai chứ không sao bác bẻ được.

(Theo Nguyễn Hiến Lê, Hương sắc trong vườn văn)

  • A.

    Đây là đoạn văn giải thích.

  • B.

    Đây là đoạn văn chứng minh.

  • C.

    Đây là đoạn văn giải thích kết hợp với chứng minh.

  • D.

    Đây là đoạn văn biểu cảm.

Câu 8 :

Hình thức ngôn ngữ nào không có trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn ?

  • A.

    Ngôn ngữ nhân vật.

  • B.

    Ngôn ngữ người dẫn truyện.

  • C.

    Ngôn ngữ đối thoại.

  • D.

    Ngôn ngữ thơ trữ tình.

Câu 9 :

Trong văn bản "Sống chết mặc bay", quan phủ đã phản ứng thế nào trước việc vỡ đê ?

  • A.

    Lo sợ cho nhân dân

  • B.

    Xót xa cho nhân dân

  • C.

    Nhanh chóng tìm cách giúp con dân

  • D.

    Không quan tâm

Câu 10 :

Nhận xét nào sau đây đúng nhất với tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu ?

  • A.

    Khắc họa một cách rất sắc nét hai nhân vật với hai tính cách, đại diện cho hai lực lượng xã hội

  • B.

    Tái hiện lại sự khổ cực của các chiến sĩ Cách mạng

  • C.

    Vạch trần tội ác và sự xảo trá của thực dân

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nghị luận là gì?

  • A.

    L à văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.

  • B.

    Là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

  • C.

    L à loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…

  • D.

    L à kiểu văn bản thường gặp trong mọi lĩnh vực của đời sống; có chức năng cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,…của các hiện tượng, sự vật.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại khái niệm văn nghị luận

Lời giải chi tiết :

Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

Câu 2 :

Phương pháp lập luận chính trong văn nghị luận là?

  • A.

    Quan sát và nêu số liệu

  • B.

    Chứng minh và giải thích

  • C.

    Nêu định nghĩa và liên tưởng

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các phương pháp lập luận chính thường gặp là: chứng minh, giải thích.

Câu 3 :

Văn nghị luận phân biệt với các thể loại tự sự, trữ tình chủ yếu ở điểm nào?

  • A.

    Hình thức trình bày bằng văn xuôi

  • B.

    Ngôn ngữ trình bày

  • C.

    Đối tượng được nêu ra

  • D.

    Dùng lí lẽ, dẫn chứng và bằng cách lập luận

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Văn nghị luận phân biệt với các thể loại tự sự, trữ tình chủ yếu ở chỗ nghị luận dùng lí lẽ, dẫn chứng và bằng cách lập luận, nhằm thuyết phục nhận thức của người đọc.

Câu 4 :

“Con thuyền chở gạo đang sang sông.” Câu văn có dùng cụm C-V để mở rộng thành phần nào?

  • A.

    Chủ ngữ.

  • B.

    Vị ngữ.

  • C.

    Phụ ngữ trong cụm danh từ.

  • D.

    Phụ ngữ trong cụm động từ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xác định cụm C – V trước sau đó tìm vai trò của nó

Lời giải chi tiết :

Cụm C-V mở rộng thành phần vị ngữ

Câu 5 :

Trong các câu sau, câu nào không dùng cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ?

  • A.

    Mẹ về là một tin vui

  • B.

    Mẹ tôi luôn dậy sớm.

  • C.

    Chúng tôi đã làm xong bài tập thầy giáo ra.

  • D.

    Tôi luôn nghĩ rằng bạn ấy rất tốt.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các câu trên

Lời giải chi tiết :

Mẹ tôi luôn dậy sớm là câu không dùng cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ

Câu 6 :

Đoạn văn sau đây được triển khai theo phép lập luận nào?

Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng. Nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác.

(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa sử thế)

  • A.

    Chứng minh

  • B.

    Biểu cảm

  • C.

    Giải thích

  • D.

    Kể chuyện

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên được triển khai theo phép lập luận giải thích

Câu 7 :

Đọc đoạn văn sau và tìm câu trả lời đúng nhất.

Nghị luận, muốn cho đanh thép, phải rào trước đón sau, như vây người đọc lại, rồi dần dần thúc vòng vây cho mỗi lúc mỗi chặt thêm. Đác-uyn khi soạn cuốn ‘‘Nguồn gốc các loài vật’’, biến chắc sự phản động trong quần chúng sẽ mạnh, vì lí do thuyết của ông rất táo bạo, muốn phá tan cả tín ngưỡng thiêng liêng đương thời nên ông phải tự đoán trước những lời chỉ trích rồi bỏ ra trên mười năm tìm những lí lẽ, chứng cứ xác đáng để rào trước những lời chỉ trích ; nhờ vậy, khi sách ông xuất bản, đối phương chỉ tìm ra cách mỉa mai chứ không sao bác bẻ được.

(Theo Nguyễn Hiến Lê, Hương sắc trong vườn văn)

  • A.

    Đây là đoạn văn giải thích.

  • B.

    Đây là đoạn văn chứng minh.

  • C.

    Đây là đoạn văn giải thích kết hợp với chứng minh.

  • D.

    Đây là đoạn văn biểu cảm.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn trên

Lời giải chi tiết :

Đây là đoạn văn giải thích kết hợp với chứng minh.

Câu 8 :

Hình thức ngôn ngữ nào không có trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn ?

  • A.

    Ngôn ngữ nhân vật.

  • B.

    Ngôn ngữ người dẫn truyện.

  • C.

    Ngôn ngữ đối thoại.

  • D.

    Ngôn ngữ thơ trữ tình.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án trên

Lời giải chi tiết :

Đây là truyện ngắn nên không xuất hiện ngôn ngữ thơ

Câu 9 :

Trong văn bản "Sống chết mặc bay", quan phủ đã phản ứng thế nào trước việc vỡ đê ?

  • A.

    Lo sợ cho nhân dân

  • B.

    Xót xa cho nhân dân

  • C.

    Nhanh chóng tìm cách giúp con dân

  • D.

    Không quan tâm

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trước việc vỡ đê, tên quan phụ mẫu không quan tâm và vẫn thản nhiên hưởng thụ, chơi bài.

Câu 10 :

Nhận xét nào sau đây đúng nhất với tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu ?

  • A.

    Khắc họa một cách rất sắc nét hai nhân vật với hai tính cách, đại diện cho hai lực lượng xã hội

  • B.

    Tái hiện lại sự khổ cực của các chiến sĩ Cách mạng

  • C.

    Vạch trần tội ác và sự xảo trá của thực dân

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm khắc họa một cách rất sắc nét hai nhân vật với hai tính cách, đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau trên đất nước ta thời pháp thuộc: Va-ren là kẻ gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là bậc anh hùng, vị thiên sứ, đáng xả thân vì độc lập, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.


Cùng chủ đề:

Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 3
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 4
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 5
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 6
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 7
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 9
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 10
Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn đề số 8 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 1 tiết HK2 Văn 8 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 1 tiết Văn 8 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút HK1 Văn 8 có đáp án và lời giải chi tiết