Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 10 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn 8


Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 10

Đề bài

Câu 1 :

Tính cách của hai nhân vật chính trong tác phẩm "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" có quan hệ với nhau như thế nào?

  • A.

    Giống nhau hoàn toàn.

  • B.

    Bổ xung cho nhau.

  • C.

    Tương phản với nhau.

  • D.

    Gần giống nhau.

Câu 2 :

Danh thắng nào của Huế không được nhắc tới trong văn bản “Ca Huế trên sông Hương”?

  • A.

    Chùa Thiên Mụ

  • B.

    Tháp Phước Duyên

  • C.

    Thôn Vĩ Dạ

  • D.

    Sông Hương

Câu 3 :

Trong văn bản Ca Huế trên sông Hương, khi biểu diễn, các ca công vận trang phục gì?

  • A.

    Nam nữ mặc võ phục.

  • B.

    Nam nữ mặc áo bà ba nâu.

  • C.

    Nam áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ áo dài, khăn đóng.

  • D.

    Nam nữ mặc áo quần bình thường.

Câu 4 :

Cho biết đoạn văn sau miêu tả điều gì?

Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanhcủa dàn hoà tấu, bởi bốn khúc nhạc lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.

  • A.

    Miêu tả các loại loại nhạc cụ.

  • B.

    Miêu tả người chơi đàn.

  • C.

    Miêu tả tài nghệ của các ca công và âm thanh phong phú của nhạc cụ.

  • D.

    Miêu tả tâm trạng của người nghe đàn.

Câu 5 :

Câu văn sau sử dụng phép liệt kê gì ?

Chao ôi ! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ.

(Nam Cao)

  • A.

    Theo từng cặp

  • B.

    Không theo từng cặp

  • C.

    Tăng tiến

  • D.

    Không tăng tiến

Câu 6 :

Xét theo cấu tạo, câu văn sau đây dùng phép liệt kê gì ?

Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán …

  • A.

    Liệt kê không tăng tiến

  • B.

    Liệt kê không theo từng cặp

  • C.

    Liệt kê tăng tiến

  • D.

    Liệt kê theo từng cặp

Câu 7 :

Đâu là giá trị nhân đạo nổi bật của văn bản "Quan Âm Thị Kính"?

  • A.

    Thể hiện sự đồng cảm, xót thương người phụ nữ

  • B.

    Ca ngợi phẩm chất của người phụ nữ

  • C.

    Tố cáo xã hội phong kiến bất công

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Câu 8 :

Văn bản "Quan Âm Thị Kính" nói về sự bất công của xã hội đối với nhân vật nào?

  • A.

    Người nông dân bị chèn ép

  • B.

    Người trí thức sống khổ cực

  • C.

    Người phụ nữ thấp cổ bé họng

  • D.

    Người góa phụ bị vùi dấp

Câu 9 :

Dấu gạch ngang trong những câu sau dùng để làm gì?

Có người khẽ nói:

- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

Ngài cau mặt, gắt rằng:

- Mặc kệ!

(Phạm Duy Tốn)

  • A.

    Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.

  • B.

    Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

  • C.

    Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

  • D.

    Nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 10 :

Dấu gạch ngang trong những phần sau dùng để làm gì?

a) Tàu Hà Nội – Vinh khởi hành lúc 21 giờ.

b) Thừa Thiên – Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch.

  • A.

    Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.

  • B.

    Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

  • C.

    Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.

  • D.

    Nối các từ nằm trong một liên danh.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tính cách của hai nhân vật chính trong tác phẩm "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" có quan hệ với nhau như thế nào?

  • A.

    Giống nhau hoàn toàn.

  • B.

    Bổ xung cho nhau.

  • C.

    Tương phản với nhau.

  • D.

    Gần giống nhau.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

đọc kỹ tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Tương phản với nhau.

Câu 2 :

Danh thắng nào của Huế không được nhắc tới trong văn bản “Ca Huế trên sông Hương”?

  • A.

    Chùa Thiên Mụ

  • B.

    Tháp Phước Duyên

  • C.

    Thôn Vĩ Dạ

  • D.

    Sông Hương

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại các địa danh trong văn bản

Lời giải chi tiết :

Thôn Vĩ Dạ không được nhắc đến trong văn bản

Câu 3 :

Trong văn bản Ca Huế trên sông Hương, khi biểu diễn, các ca công vận trang phục gì?

  • A.

    Nam nữ mặc võ phục.

  • B.

    Nam nữ mặc áo bà ba nâu.

  • C.

    Nam áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ áo dài, khăn đóng.

  • D.

    Nam nữ mặc áo quần bình thường.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem luận điểm hai phần thân bài

Lời giải chi tiết :

Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng.

Câu 4 :

Cho biết đoạn văn sau miêu tả điều gì?

Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanhcủa dàn hoà tấu, bởi bốn khúc nhạc lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.

  • A.

    Miêu tả các loại loại nhạc cụ.

  • B.

    Miêu tả người chơi đàn.

  • C.

    Miêu tả tài nghệ của các ca công và âm thanh phong phú của nhạc cụ.

  • D.

    Miêu tả tâm trạng của người nghe đàn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên miêu tả tài nghệ của các ca công và âm thanh phong phú của

Câu 5 :

Câu văn sau sử dụng phép liệt kê gì ?

Chao ôi ! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ.

(Nam Cao)

  • A.

    Theo từng cặp

  • B.

    Không theo từng cặp

  • C.

    Tăng tiến

  • D.

    Không tăng tiến

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại các kiểu liệt kê

Lời giải chi tiết :

Câu văn sau sử dụng phép liệt kê tăng tiến, nói về trạng thái của dì Hảo

Câu 6 :

Xét theo cấu tạo, câu văn sau đây dùng phép liệt kê gì ?

Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán …

  • A.

    Liệt kê không tăng tiến

  • B.

    Liệt kê không theo từng cặp

  • C.

    Liệt kê tăng tiến

  • D.

    Liệt kê theo từng cặp

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại các kiểu liệt kê

Lời giải chi tiết :

Câu văn trên liệt kê các sự việc không theo từng cặp

Câu 7 :

Đâu là giá trị nhân đạo nổi bật của văn bản "Quan Âm Thị Kính"?

  • A.

    Thể hiện sự đồng cảm, xót thương người phụ nữ

  • B.

    Ca ngợi phẩm chất của người phụ nữ

  • C.

    Tố cáo xã hội phong kiến bất công

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại các tư tưởng giá trị của văn bản

Lời giải chi tiết :

Tất cả các phương án trên đều thể hiện giá trị nhân văn của văn bản

Câu 8 :

Văn bản "Quan Âm Thị Kính" nói về sự bất công của xã hội đối với nhân vật nào?

  • A.

    Người nông dân bị chèn ép

  • B.

    Người trí thức sống khổ cực

  • C.

    Người phụ nữ thấp cổ bé họng

  • D.

    Người góa phụ bị vùi dấp

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nhân vật chính

Lời giải chi tiết :

Văn bản nói về người phụ nữ nhỏ bé bị chèn ép, vùi dập

Câu 9 :

Dấu gạch ngang trong những câu sau dùng để làm gì?

Có người khẽ nói:

- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

Ngài cau mặt, gắt rằng:

- Mặc kệ!

(Phạm Duy Tốn)

  • A.

    Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.

  • B.

    Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

  • C.

    Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

  • D.

    Nối các từ nằm trong một liên danh.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại công dụng của dấu gạch ngang

Lời giải chi tiết :

Dấu gạch ngang trong trường hợp trên nhằm đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

Câu 10 :

Dấu gạch ngang trong những phần sau dùng để làm gì?

a) Tàu Hà Nội – Vinh khởi hành lúc 21 giờ.

b) Thừa Thiên – Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch.

  • A.

    Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.

  • B.

    Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

  • C.

    Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.

  • D.

    Nối các từ nằm trong một liên danh.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các câu văn trên

Lời giải chi tiết :

Dấu gạch ngang trong những trường hợp trên dùng để nối các từ nằm trong một liên danh.


Cùng chủ đề:

Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 4
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 5
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 6
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 7
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 9
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 10
Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn đề số 8 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 1 tiết HK2 Văn 8 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 1 tiết Văn 8 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút HK1 Văn 8 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút HK2 Văn 8 có đáp án và lời giải chi tiết