Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 7 — Không quảng cáo

Đề thi, đề kiểm tra Văn 8


Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 7

Đề bài

Câu 1 :

Câu đặc biệt trong đoạn văn sau dùng để làm gì?

Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu

  • A.

    Bộc lộ cảm xúc

  • B.

    Gọi đáp

  • C.

    Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

  • D.

    Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.

Câu 2 :

Vấn đề nghị luận của bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt là gì?

  • A.

    Sự phức tạp của Tiếng Việt

  • B.

    Sự giàu có và đẹp đẽ của Tiếng Việt

  • C.

    Cách học tiếng Việt hiệu quả

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Câu 3 :

Nhận xét nào không phải là ưu điểm trong nghệ thụât nghị luận của bài văn "Sự giàu đẹp của Tiếng Việt"?

  • A.

    Kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận

  • B.

    Lập luận chặt chẽ

  • C.

    Các dẫn chứng khá toàn diện, bao quát

  • D.

    Sử dụng nhiều loại biện pháp tu từ.

Câu 4 :

Trạng ngữ “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy” trong câu “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời” (Trần Hữu Tá) biểu thị điều gì?

  • A.

    Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • B.

    Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu

  • C.

    Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • D.

    Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.

Câu 5 :

Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao)?

  • A.

    Dần đi ở từ năm chửa mười hai

  • B.

    Khi ấy

  • C.

    Đầu nó còn để hai trái đào

  • D.

    Cả A, B, C đều sai.

Câu 6 :

Đâu là dẫn chứng trong đoạn văn dưới đây?

Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của mẹ. Lớn lên với những bài hát đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui, buồn biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị, người Việt Nam cho tới lúc hết cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám.

(Các bạn trẻ đến với âm nhạc, Phạm Tuyên)

  • A.

    Âm nhạc là nghệ thuật

  • B.

    Gắn bó với con người

  • C.

    Em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của mẹ

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Câu 7 :

Đọc văn bản “Đừng sợ vấp ngã” (sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 2 trang 41-42) và trả lời câu sau

Luận điểm cơ bản của văn bản này là gì?

  • A.

    Đừng sợ vấp ngã.

  • B.

    Câu chuyện vấp ngã của những người nổi tiếng.

  • C.

    Tác dụng của những lần vấp ngã

  • D.

    Cả 3 ý trên

Câu 8 :

Cho đề bài sau:

Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng . Em hãy chứng minh ý kiến trên.

Trong các luận điểm nêu ra sau đây, lụân điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề tài này?

  • A.

    Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.

  • B.

    Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hoà khí hậu trên trái đất.

  • C.

    Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.

  • D.

    Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.

Câu 9 :

Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên nội dung gì?

  • A.

    Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng khi chứng minh.

  • B.

    Nêu được các luận điểm cần chứng minh.

  • C.

    Nêu được các lí lẽ cần sử dụng trong bài văn chứng minh.

  • D.

    Nêu được các vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.

Câu 10 :

Trong phần thân bài của bài văn chứng minh, người viết cần phải làm gì?

  • A.

    Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

  • B.

    Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.

  • C.

    Chỉ cần gọi tên luận điểm được chứng minh.

  • D.

    Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Câu đặc biệt trong đoạn văn sau dùng để làm gì?

Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu

  • A.

    Bộc lộ cảm xúc

  • B.

    Gọi đáp

  • C.

    Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

  • D.

    Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án

Lời giải chi tiết :

Câu Lá ơi! dùng để gọi đáp.

Câu 2 :

Vấn đề nghị luận của bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt là gì?

  • A.

    Sự phức tạp của Tiếng Việt

  • B.

    Sự giàu có và đẹp đẽ của Tiếng Việt

  • C.

    Cách học tiếng Việt hiệu quả

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Vấn đề nghị luận của văn bản là sự giàu có và đẹp đẽ của Tiếng Việt

Câu 3 :

Nhận xét nào không phải là ưu điểm trong nghệ thụât nghị luận của bài văn "Sự giàu đẹp của Tiếng Việt"?

  • A.

    Kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận

  • B.

    Lập luận chặt chẽ

  • C.

    Các dẫn chứng khá toàn diện, bao quát

  • D.

    Sử dụng nhiều loại biện pháp tu từ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại kết bài

Lời giải chi tiết :

Bài văn không nổi bật với các biện pháp tu từ.

Câu 4 :

Trạng ngữ “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy” trong câu “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời” (Trần Hữu Tá) biểu thị điều gì?

  • A.

    Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • B.

    Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu

  • C.

    Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • D.

    Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Trạng ngữ trong câu trên chỉ cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 5 :

Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao)?

  • A.

    Dần đi ở từ năm chửa mười hai

  • B.

    Khi ấy

  • C.

    Đầu nó còn để hai trái đào

  • D.

    Cả A, B, C đều sai.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn trên

Lời giải chi tiết :

Khi ấy chính là trạng ngữ của câu.

Câu 6 :

Đâu là dẫn chứng trong đoạn văn dưới đây?

Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của mẹ. Lớn lên với những bài hát đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui, buồn biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị, người Việt Nam cho tới lúc hết cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám.

(Các bạn trẻ đến với âm nhạc, Phạm Tuyên)

  • A.

    Âm nhạc là nghệ thuật

  • B.

    Gắn bó với con người

  • C.

    Em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của mẹ

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn

Lời giải chi tiết :

Em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của mẹ là một trong những dẫn chứng của đoạn văn.

Câu 7 :

Đọc văn bản “Đừng sợ vấp ngã” (sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 2 trang 41-42) và trả lời câu sau

Luận điểm cơ bản của văn bản này là gì?

  • A.

    Đừng sợ vấp ngã.

  • B.

    Câu chuyện vấp ngã của những người nổi tiếng.

  • C.

    Tác dụng của những lần vấp ngã

  • D.

    Cả 3 ý trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản trong sgk

Lời giải chi tiết :

Luận điểm cơ bản của văn bản này giống nhan đề của nó.

Câu 8 :

Cho đề bài sau:

Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng . Em hãy chứng minh ý kiến trên.

Trong các luận điểm nêu ra sau đây, lụân điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề tài này?

  • A.

    Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.

  • B.

    Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hoà khí hậu trên trái đất.

  • C.

    Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.

  • D.

    Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng là luận điểm không phù hợp với bài làm.

Câu 9 :

Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên nội dung gì?

  • A.

    Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng khi chứng minh.

  • B.

    Nêu được các luận điểm cần chứng minh.

  • C.

    Nêu được các lí lẽ cần sử dụng trong bài văn chứng minh.

  • D.

    Nêu được các vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên các vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.

Câu 10 :

Trong phần thân bài của bài văn chứng minh, người viết cần phải làm gì?

  • A.

    Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

  • B.

    Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.

  • C.

    Chỉ cần gọi tên luận điểm được chứng minh.

  • D.

    Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong phần thân bài của bài văn chứng minh, người viết cần nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.


Cùng chủ đề:

Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 2
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 3
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 4
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 5
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 6
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 7
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 9
Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 8 - Đề số 10
Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn đề số 8 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 1 tiết HK2 Văn 8 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 1 tiết Văn 8 có đáp án và lời giải chi tiết