Bài 10. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi SGK Địa lí 7 Cánh Diều — Không quảng cáo

Soạn Lịch sử và Địa lí 7, giải bài tập Địa Lí 7 Cánh Diều Chương 3: Châu Phi


Bài 10. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi SGK Địa lí 7 Cánh Diều

1. Nhận xét về số dân hoặc bùng nổ dân số ở châu Phi. 2. Nêu nguyên nhân của nạn đói ở nhiều quốc gia châu Phi. 3. Các cuộc xung đột có ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế - xã hội ở châu Phi? 4. Nêu giá trị và ý nghĩa của di sản lịch sử của châu Phi. 5. Nhận xét về tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi so với thế giới trong giai đoạn 1960 – 2019. Cho biết những thách thức do dân số tăng nhanh ở châu Phi. 6. Hãy thu thập thông tin về một số di sản lịch sử ở Việt Nam hoặc ở địa phương em.

? trang 118

Trả lời câu hỏi 1 trang 118 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin và quan sát hình 10.1, hãy nhận xét về số dân hoặc bùng nổ dân số ở châu Phi.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 1 (Đặc điểm dân cư) kết hợp quan sát hình 10.1.

Giải chi tiết:

- Nhận xét về số dân châu Phi:

+ Số dân đông: năm 2019, châu Phi có 1308,1 triệu người, chiếm 17,0% dân số thế giới.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao: giai đoạn 1960 – 2019, dân số châu Phi tăng 4,6 lần (trong khi dân số thế giới tăng 2,6 lần).

=> Từ chỗ chiếm 10,2% dân số thế giới (năm 1960) đã tăng lên 17% (năm 2019).

- Nhận xét về bùng nổ dân số ở châu Phi:

+ Phần lớn các quốc gia châu Phi có sự gia tăng dân số nhanh trong thời gian ngắn và tỉ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm vượt 2,1%.

+ Nhiều quốc gia khu vực Trung Phi, Đông Phi và Tây Phi có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao (2,7 - 3,0%).

Trả lời câu hỏi 2 trang 118 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin và dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu nguyên nhân của nạn đói ở nhiều quốc gia châu Phi.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong phần “Nạn đói” và dựa vào kiến thức đã học.

Giải chi tiết:

Nguyên nhân của nạn đối ở nhiều quốc gia châu Phi:

- Do các cuộc xung đột quân sự, chính trị làm bất ổn định cuộc sống.

- Biến đổi khí hậu làm hạn hán xảy ra ngày càng nghiêm trọng, sản xuất lương thực suy giảm.

- Dịch bệnh HIV/AIDS đã khiến nhiều gia đình mất đi lao động trụ cột.

- Sự gia tăng dân số quá nhanh gây áp lực lên nguồn cung lương thực.

Trả lời câu hỏi 3 trang 118 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin, hãy nêu nguyên nhân gây ra các cuộc xung đột quân sự ở một số quốc gia châu Phi. Các cuộc xung đột có ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế - xã hội ở châu Phi?

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong phần “Xung đột quân sự”.

Giải chi tiết:

- Nguyên nhân gây ra các xung đột quân sự ở một số quốc gia châu Phi:

+ Do những tranh chấp về sở hữu đất đai và tài nguyên thiên nhiên.

+ Sự bất đồng giữa các sắc tộc.

- Ảnh hưởng của các cuộc xung đột đến kinh tế - xã hội châu Phi:

+ Làm nhiều người thiệt mạng.

+ Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, sản xuất lương thực, việc làm và đời sống.

+ Nhiều quốc gia rơi vào tình trạng kiệt quệ kinh tế, người dân lâm vào cảnh đói nghèo.

? trang 119

Trả lời câu hỏi trang 119 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin và quan sát hình 10.2, hình 10.3, hãy nêu giá trị và ý nghĩa của di sản lịch sử của châu Phi.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 2.3 (Di sản lịch sử) và quan sát hình 10.2, hình 10.3.

Lời giải chi tiết:

Giá trị và ý nghĩa của các di sản lịch sử của châu Phi:

Các di sản lịch sử được tôn vinh mang lại giá trị văn hóa, thẩm mỹ và có ý nghĩa kinh tế, giáo dục vượt khỏi phạm vi quốc gia, châu lục, tạo khả năng thu hút du lịch.

Luyện tập

Giải bài luyện tập trang 119 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Dựa vào bảng số liệu sau:

Bảng 10. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi và thế giới giai đoạn 1960 – 2019 (Đơn vị: %)

Năm

Châu lục (thế giới)

1960

1980

2000

2019

Châu Phi

2,3

2,8

2,5

2,6

Thế giới

1,8

1,6

1,4

1,2

a) Nhận xét về tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi so với thế giới trong giai đoạn 1960 – 2019.

b) Cho biết những thách thức do dân số tăng nhanh ở châu Phi.

Phương pháp giải:

Quan sát bảng 10 và rút ra nhận xét; vận dụng kiến thức đã học để đưa ra những thách thức.

Lời giải chi tiết:

a) Nhận xét

Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi luôn cao hơn mức trung bình của thế giới và có sự thay đổi qua các giai đoạn:

- Giai đoạn 1960 – 1980: Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi tăng từ 2,3% (1960) lên 2,8% (1980) trong khi tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của thế giới có xu hướng giảm từ 1,8% (1960) xuống còn 1,6% (1980).

- Giai đoạn 1980 – 2000: Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi có xu hướng giảm từ 2,8% (1960) lên 2,5% ( 000) nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của thế giới (1,4% năm 2000)

- Giai đoạn 2000 – 2019: Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi có xu hướng tăng từ 2,5% (2000) lên 2,6% (2019) trong khi tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của thế giới có xu hướng giảm từ 1,4% (2000) xuống còn 1,2% (2019).

b) Những thách thức do dân số tăng nhanh ở châu Phi

- Thách thức đối với sự phát triển kinh tế.

- Thách thức đối với vấn đề lương thực, thực phẩm.

- Thách thức đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.

- Thách thức về sự phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, giao thông, nhà ở.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

- Tình hình trật tự xã hội.

Vận dụng

Giải bài vận dụng trang 119 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Hãy thu thập thông tin về một số di sản lịch sử ở Việt Nam hoặc ở địa phương em.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như: mạng Internet, các bài báo, thời sự….

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Khu di tích Mỹ Sơn

Khu di tích Mỹ Sơn mang kiến trúc đặc trưng của người Chăm cổ

- Chính thức nằm trong số những Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999, là thành tích đáng kể mà khu di tích Mỹ Sơn có được.

- Đây chính là khu đền tháp đặc trưng của điêu khắc Chăm cổ, được phát hiện vào năm 1898 bởi học giả người Pháp là M.C.Paris. Toàn bộ khu di tích nằm trong khu vực thung lũng Mỹ Sơn thuộc địa phận của xã Duy Phú, Duy Xuyên của Quảng Nam.

- Quay về lịch sử từ thế kỷ thứ 4 thì khu vực này được xây dựng là quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp, sở hữu nhiều kiến thức đầy độc đáo. Nó là nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc đặc trưng của dân tộc Chăm. Được biết tới là đền đài chính, nổi bật của đại Hindu – Ấn Độ giáo nằm tại khu vực Đông Nam Á, đồng thời cũng là di sản duy nhất của người Việt ở thể loại này nên vô cùng quý giá.


Cùng chủ đề:

Bài 8. Khái quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 8. Thực hành: Tìm hiểu một nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 9. Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 9. Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Phi SGK Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 10 Khái quát lịch sử Đông Nam Á SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 10. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi SGK Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 11. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên SGK Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 11. Vương quốc Cam - Pu - Chia SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 12. Tìm hiểu khái quát về Cộng hòa Nam Phi SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 12. Vương quốc Lào SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 13. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939 - 1009) SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều