Bài 11. Vương quốc Cam - Pu - Chia SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều — Không quảng cáo

Soạn Lịch sử và Địa lí 7, giải bài tập Địa Lí 7 Cánh Diều Chương 4. Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu th


Bài 11. Vương quốc Cam-pu-chia SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều

Trình bày quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI.

? mục 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 37 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin và tư liệu, hãy:

- Trình bày quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI.

- Đánh giá sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời kì Ăng-co

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại nội dung mục 1 trang 37 SGK Lịch sử

Bước 2: Quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia gắn với các mốc thời gian.

Khi đánh giá sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia, thời kì Ăng-co gắn với thời kì phát triển đỉnh cao.

Lời giải chi tiết:

Quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI:

- Từ thế kỉ VIII, vương quốc Chân Lạp rơi vào tình trạng phân tán.

- Năm 802, người Khơ-me giành lại độc lập và thống nhất lãnh thổ.

- Kinh đô được chuyển lên khu vực phía bắc Biển Hồ, giai đoạn phát triển mới được mở ra thời kì Ăng-co (802-1431).

Đánh giá sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co:

- Thời kì Ăng co xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền, quyền lực của vua đồng nhất với các vị thần Hin-đu giáo.

- Kinh tế của thời kì Ăng-co đa dạng và phát triển: đánh bắt thủy sản, săn bắt, khai thác lâm sản, canh tác lúa nước. Đặc biệt là thương mại, buôn bán với Trung Quốc và các quốc gia láng giềng.

- Thời kì Ăng-co, Cam-pu-chia tiến hành chiến tranh, mở rộng ảnh hưởng tới các khu vực thuộc lãnh thổ Lào và Thái Lan ngày nay, trở thành một thế lực hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.

? mục 2

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 38 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin và quan sát hình 11.1, 11.2, hãy nêu một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Cam-pu-chia.

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại nội dung mục 2 trang 38 SGK Lịch sử

Bước 2: Các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Vương quốc Cam-pu-chia như chữ viết, văn học, tôn giáo, kiến trúc, điêu khắc…

Lời giải chi tiết:

Lĩnh vực

Tôn giáo

Chữ viết, văn học

Kiến trúc, điêu khắc

Thành tựu

Hin-đu giáo, Phật giáo

Chữ Phạn và chữ Khơ-me.

Văn học: sử thi Riêm Kê, các câu chuyện của Đức Phật.

Kiến trúc độc đáo như Ban-tây Srêi, Ăng-co Vát, Ăng-co Thom, …

Luyện tập

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 38 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Tại sao nói Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co là một trong các vương quốc phát triển hùng mạnh trong khu vực Đông Nam Á thế kỉ X- XV?

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại nội dung mục 1 trang 38 SGK Lịch sử 7 Cánh Diều

Bước 2: Tham khảo thêm thông tin về thời kì Ăng-co

Lời giải chi tiết:

Nói Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co là một trong các vương quốc phát triển hùng mạnh trong khu vực Đông Nam Á thế kỉ X- XV vì:

– Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.

- Thương mại phát triển, buôn bán với Trung Quốc và các nước láng giềng.

– Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham-pa, trung và hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai → Thế kỉ X – XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.

– Kinh đô Ăngco với đền tháp đồ sộ như Ăng – co Vát, Ăng – co Thom.

Vận dụng

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 38 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Sưu tầm tư liệu và viết một giai đoạn văn ngắn giới thiệu về ngôi đền Ăng-co Thom.

Phương pháp giải:

Bước 1: Sưu tầm tư liệu internet về ngôi đền Ăng-co Thom.

Lưu ý: Cần phân biệt Quần thể di tích đền Ăng-co (gồm nhiều ngôi đền) và ngôi đền Ăng-co Thom

Lời giải chi tiết:

Angkor Thom là lãnh địa thủ đô hùng mạnh Khmer xưa. Angkor Thom sở hữu những đền chùa và kiến trúc nổi bật như đền mặt thần Bayon, đền Baphuon, đền Phnom Bakheng ở đỉnh đồi, Elephant Terrace, Terrace of the Leper King và 5 cánh cổng lớn dẫn vào Angkor Thom.

Trong đó Đền Bayon có vẻ đẹp mẫu mực và đầy sống động. Ngôi đền được tạo thành bởi 50 ngọn tháp bằng đá. Cốt lõi của nó là một quần thể kiến trúc được xây dựng kiểu bậc thang với 16 bảo tháp hạng trung và nhiều tháp nhỏ liên kết với nhau.


Cùng chủ đề:

Bài 9. Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 9. Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Phi SGK Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 10 Khái quát lịch sử Đông Nam Á SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 10. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi SGK Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 11. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên SGK Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 11. Vương quốc Cam - Pu - Chia SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 12. Tìm hiểu khái quát về Cộng hòa Nam Phi SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 12. Vương quốc Lào SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 13. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939 - 1009) SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 13. Vị trí địa lí, phạm vi và việc phát kiến ra châu Mỹ SGK Địa lí 7 Cánh Diều
Bài 14. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều