Bài 10: Đọc mở rộng trang 54 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 5, giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 kết nối tri thức, tập đọc lớp 5 Tuần 5: Thiên nhiên kì thú


Bài 10: Đọc mở rộng trang 54 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức

Đọc sách báo khoa học viết về động vật hoang dã. Trên Trái Đất của chúng ta có vô vàn loài động vật sinh sống. Sự tồn tại của thế giới động vật khiến cho Trái Đất luôn tràn đầy Sức sống. (Theo Mười vạn câu hỏi Vì sao?) Việt Nam là ngôi nhà của rất nhiều loài động vật hoang dã. Năm nào cũng có những loài mới được phát hiện và ghi nhận. (Theo Động vật hoang dã)

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 54 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Đọc sách báo khoa học viết về động vật hoang dã.

Trên Trái Đất của chúng ta có vô vàn loài động vật sinh sống. Sự tồn tại của thế giới động vật khiến cho Trái Đất luôn tràn đầy Sức sống.

(Theo Mười vạn câu hỏi Vì sao?)

Việt Nam là ngôi nhà của rất nhiều loài động vật hoang dã. Năm nào cũng có những loài mới được phát hiện và ghi nhận.

(Theo Động vật hoang dã)

Ngựa rừng mình dài, chân thon và cao. Ngựa rừng sống cuộc sống hoang dã, tự do trên các

Triền núi thấp ven dãy Trường Sơn.

(Theo Thú rừng Tây Nguyên)

Phương pháp giải:

Em tiến hành đọc sách báo khoa học viết về động vật hoang dã dựa vào gợi ý.

Lời giải chi tiết:

Em tiến hành đọc sách báo khoa học viết về động vật hoang dã dựa vào gợi ý.

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 55 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên sách báo:

Tác giả:

Ngày đọc:

Nội dung chính:

Các loài động vật hoang dã được nói tới:

Những thông tin mới và bổ ích đối với em:

Mức độ yêu thích:

Phương pháp giải:

Em tiến hành viết phiếu đọc sách dựa vào phần đọc ở bài tập 1 và mẫu phiếu.

Lời giải chi tiết:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên sách báo: Thú rừng Tây Nguyên

Tác giả: Thiên Lương

Ngày đọc: 24/10/2024

Nội dung chính: Những câu chuyện dí dỏm, dung dị kể về những chuyến đi săn “cải thiện” của bộ đội Tây Nguyên trong những năm chiến tranh, bom đạn khốc liệt đã cuốn hút hàng trăm ngàn bạn nhỏ. Sau mỗi trang sách, Tây Nguyên hiện ra tuyệt đẹp như một vườn thú tự nhiên khổng lồ rộn tiếng chim kêu, vượn hú, voi rống, hổ gầm…, Thế giới muôn thú với vô vàn tập tính, thói quen khác lạ, ngộ nghĩnh dẫn ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Các loài động vật hoang dã được nói tới: Bầy hươu, con lợn rừng, con mang, con voi, ngựa,….

Những thông tin mới và bổ ích đối với em: Mang không phải nai con nhưng cũng có khi đi ăn lẫn với bầy nai, nhờ chân nai đạp bật cỏ để ăn.

Mức độ yêu thích: 5 sao

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 55 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Trao đổi với bạn về sách báo đã đọc.

G:

Em có thể chọn một trong các hoạt động sau:

- Tóm tắt những thông tin chính đã đọc về thế giới động vật hoang dã (tên loài vật, nơi sinh sống, đặc điểm, thói quen,...).

- Chia sẻ những thông tin thú vị về loài vật đã đọc trong sách báo.

- ?

Phương pháp giải:

Em tiến hành trao đổi với bạn về sách báo đã đọc dựa vào gợi ý.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Thú rừng Tây Nguyên kể về nững câu chuyện dí dỏm, dung dị kể về những chuyến đi săn “cải thiện” của bộ đội Tây Nguyên trong những năm chiến tranh, bom đạn khốc liệt đã cuốn hút hàng trăm ngàn bạn nhỏ. Sau mỗi trang sách, Tây Nguyên hiện ra tuyệt đẹp như một vườn thú tự nhiên khổng lồ rộn tiếng chim kêu, vượn hú, voi rống, hổ gầm…, Thế giới muôn thú với vô vàn tập tính, thói quen khác lạ, ngộ nghĩnh dẫn ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Vận dụng

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 55 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Ghi chép những thông tin quan trọng về một số động vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam.

Phương pháp giải:

Em tìm đọc Sách đỏ Việt Nam và ghi lại những thông tin quan trọng về một số động vật.

Lời giải chi tiết:

Một số động vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam:

+ Sao la: Loài này có vóc dáng như bò nhưng có sừng dài và cong. Chúng sống ở các khu vực núi cao của Việt Nam và Lào.

+ Sóc đỏ: Là loài sóc lớn có màu lông đỏ, đuôi dài. Sống trong rừng nhiệt đới ẩm ở miền Trung và miền Nam Việt Nam.

+ Rùa mai mềm: Loài rùa lớn, sống ở vùng sông Hồng có mai mềm. Đang đối mặt với tình trạng nguy cấp nghiêm trọng cần được bảo tồn.


Cùng chủ đề:

Bài 10: Kì diệu rừng xanh trang 51 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
Bài 10: Những búp chè trên cây cổ thụ trang 48 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
Bài 10: Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh (Tiếp theo) trang 53 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
Bài 10: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc trang 51 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
Bài 10: Đọc mở rộng trang 52 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
Bài 10: Đọc mở rộng trang 54 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
Bài 11: Hang Sơn Đoòng - Những điều kì thú) trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
Bài 11: Hương cốm mùa thu trang 53 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
Bài 11: Liên kết câu bằng từ ngữ nối trang 54 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
Bài 11: Luyện tập về từ đồng nghĩa trang 58 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
Bài 11: Viết mở bài và kết bài cho bài văn tả phong cảnh trang 59 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức