Bài 10. Liên minh châu Âu - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
Dựa vào hình 10.1, hình 10.2, bảng 10.1 và thông tin trong bài, hãy xác định
? mục I 1
Dựa vào hình 10.1, hình 10.2, bảng 10.1 và thông tin trong bài, hãy xác định:
- Các quốc gia thành viên của EU theo quá trình hình thành và phát triển.
- Quy mô của EU ( số dân, số thành viên, diện tích, GDP).
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách, báo và phương tiện truyền thông
Lời giải chi tiết:
* Quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu – EU:
- Ban đầu, Liên minh châu Âu bao gồm 6 quốc gia thành viên: Bỉ , Đức , Ý , Luxembourg , Pháp , Hà Lan .
- Năm 1973 , tăng lên thành 9 quốc gia thành viên ( Đan Mạch , Ireland , Anh )
- Năm 1981 , tăng lên thành 10 (Hy Lạp).
- Năm 1986 , tăng lên thành 12 ( Bồ Đào Nha, Tây Ba Nha ).
- Năm 1995 , tăng lên thành 15 ( Áo, Phần Lan, Thuỵ Điển )
- Năm 2004 , tăng lên thành 25 ( Ba Lan , Estonia , Hungary , Latvia , Litva , Malta , Séc , Síp , Slovakia , Slovenia ).
- Năm 2007 , tăng lên thành 27 ( Bulgaria , Romania ).
- Năm 2013 , tăng lên thành 28 ( Croatia )
- Từ 31 tháng 1 năm 2020 , EU có 27 thành viên do Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rời khỏi EU.
* Quy mô EU
- Diện tích: Tổng diện tích các quốc gia EU khoảng 4,2 triệu km 2 ( bằng 2,8% diện tích thế giới )
- Số dân: Tổng sô dân của các quốc gia EU khoảng 446,9 triệu người (bằng 5,7% dân số thế giới)
- GDP: Tổng GDP khoảng 17088,6 tỉ USD ( bằng 17,8% tổng GDP thế giới)
? mục I 2
Dựa vào thông tin trong bài, hãy xác định mục tiêu của EU
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách, báo và phương tiện truyền thông
Lời giải chi tiết:
Mục tiêu của EU được thể hiện thông qua Hiệp ước Ma-xtrich (1993) và được bổ sung tại Hiệp ước Li-xbon (2009) với nội dung sau:
- Duy trì hoà bình và bảo đảm an ninh cho các quốc gia thành viên và thế giới;
- Duy trì, phát huy giá trị văn hoá và đảm bảo phúc lợi của công dân các nước thành viên;
- Thúc đẩy tự do lưu thông (hàng hoá, con người, dịch vụ, vốn) giữa các nước thành viên nhằm hướng đến một thị trường thống nhất;
- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các quốc gia thành viên về mọi mặt (kinh tế, pháp luật, an ninh, nội vụ,…).
? mục I 3
Dựa vào hình 10.3, hình 10.4 và thông tin trong bài, hãy xác định thể chế hoạt động của EU.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách, báo và phương tiện truyền thông
Lời giải chi tiết:
Cơ cấu tổ chức của Liên minh Châu Âu bao gồm 7 thể chế, đó là:
- Hội đồng Châu Âu ( Cơ quan chính trị cao nhất của Liên minh châu Âu )
- Nghị viện Châu Âu
- Ủy ban Liên minh Châu Âu
- Hội đồng Bộ trưởng
- Ngân hàng Trung ương Châu Âu
- Tòa án Công lý Liên minh Châu Âu
- Tòa án Kiểm toán Châu Âu .
Trong đó:
-Thẩm quyền xem xét và sửa đổi hệ thống luật pháp của Liên minh châu Âu - quyền lập pháp - thuộc về Nghị viện châu Âu và Hội đồng Bộ trưởng .
- Quyền hành pháp được giao cho Ủy ban châu Âu và một bộ phận nhỏ thuộc về Hội đồng châu Âu.
- Chính sách tiền tệ của khu vực đồng tiền chung châu Âu được quyết định bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu .
- Việc giải thích và áp dụng luật của Liên minh châu Âu và các điều ước quốc tế có liên quan - quyền tư pháp - được thực thi bởi Tòa án Công lý Liên minh châu Âu .
- Ngoài ra còn có một số cơ quan nhỏ khác phụ trách tư vấn cho Liên minh châu Âu hoặc hoạt động riêng biệt trong các lĩnh vực đặc thù.
? mục II
Dựa vào bảng 10.2, bảng 10.3, hình 10.5 và thông tin trong bài, hãy phân tích vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách, báo và phương tiện truyền thông
Lời giải chi tiết:
1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới:
- EU thành công trong việc tạo ra thị trường chung, đảm bảo lưu thông hàng hoá, cong người, dịch vụ, tiền vốn của các nước thành viên; đặc biệt là sử dụng đồng tiền chung EURO đã giúp cho kinh tế EU phát triển nhanh chóng.
- Nhờ những thành công đó, EU trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
- Năm 2021, 1uy mô GDP là 17088,6 tỉ USD (đứng thứ 3 thế giới), chiếm 17,8% GDP toàn cầu; là khu vực đứng đầu thế giới về tỉ trọng giá trị xuất khẩu, chiếm 31,0% trị giá xuất khẩu của thế giới;
- EU cũng đứng đầu thế giới về lĩnh vực sản xuất ô-tô; công nghiệp hàng không vũ trụ, điện tử - tin học, hoá chất,…
- Thương mại của EU cũng thuộc tốp đầu khi chiếm khoảng 15% giá trị thương mại hàng hoá thế giới;
- Đa số các quốc gia thành viên EU có kinh tế phát triển ( tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch đáng kể về trình độ kinh tế giữa các nước thành viên ).
2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
- Kinh tế EU quan hệ chặt chẽ với hoạt động thương mại, phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu;
- Các nước thành viên dỡ bỏ thuế quan với nhau và có chung một mức thuế;
- EU dẫn đầu thế giới về hoạt động thương mại, chiếm 31,0% trị giá xuất khẩu và chiếm 29,6% trị giá nhập khẩu của thế giới;
- EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển;
- EU hạn chế nhập nhiều mặt hàng công nghiệp và trợ giá cho nông sản;
- EU ủng hộ chính sách tự do thương mại trên toàn cầu. Tuy nhiên, EU cũng thực hiện nhiều chính sách tăng cường phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất và thị trường nội khối.
? mục III
Dựa vào hình 10.6, hình 10.7 và thông tin trong bài, hãy phân tích một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong EU.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách, báo và phương tiện truyền thông
Lời giải chi tiết:
1. Thị trường chung Châu Âu
a, Tự do lưu thông
Từ 1/1/1993, EU đã thiết lập một thị trường chung, trong đó hàng hoá, con người, dịch vụ và tiền vốn được đảm bảo tự do lưu thông giữa các nước thành viên.
– Tự do di chuyển: quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tự do chọn lựa nơi làm việc được đảm bảo.
– Tự do lưu thông dịch vụ: tự do đốĩ với các dịch vụ như dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch…
– Tự do lưu thông hàng hoá; các sản phẩm hợp pháp ở một nước thuộc EU được tự do lưu thông và bán trong toàn bộ thị trường chung châu Âu mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
– Tự do lưu thông tiền vốn: các hạn chế đối với giao dịch, thanh toán bị bãi bỏ. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản tại các ngân hàng trong khối.
b, Đồng tiền chung Châu Âu ( EURO )
– Euro là đồng tiền chung của EU được đưa vào giao dịch từ 1999. Đến 2006, đã có 13 nước thành viên sử dụng.
– Việc đưa vào sử dụng đồng tiền chung có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu, thủ tiêu những rủi ro khi chuyên đổi tiền tệ, tạo thuận lợi trong chuyển giao vốn trong EU và đơn giản công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
2. Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ
Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ là một trong những mục tiêu hàng đầu của EU nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất và sức mạnh kinh tế.
- Trong lĩnh vực công nghiệp, các nước EU hợp tác với nhau ngành công nghiệp hàng không vũ trụ ( máy bay E-bớt ), sản xuất ô tô, điện tử - tin học,…
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng cường hợp tác sản xuất và tiêu thụ nông sản, bảo đảm an ninh lương thực chung và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới;
- Trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ vận tải được thúc đẩy mạnh mẽ thông qua chính sách lưu thông. Hệ thống giao thông vận tải ( đường ô tô, đường sắt cao tốc, đường hàng không, đường thuỷ nội địa, đường biển và đường ống ) ở các quốc gia thành viên EU được kết nối thông suốt và hiện đại, giúp việc đi lại nhanh và an toàn hơn.
3. Liên kết vùng châu Âu
Liên kết vùng là một khu vực biên giới của EU, ở đó người dân các nước khác nhau thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về các mặt kinh tế – xã hội và văn hoá nhằm mục tiêu chung và vì lợi ích chung của các nước.
Liên kết vùng có thế’ nằm hoàn toàn ở bên trong ranh giới EU hoặc có một phần nằm ngoài ranh giới EU (giữa các nước EU và các nước châu Âu khác).
Hiện nay, EU có khoảng 158 liên kết vùng, với mục đích nhằm:
- Tăng cường quá trình liên kết và nhất thể hoá ở EU ;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền và người dân ở vùng biên giới cùng nhau thực hiện các dự án chúng trong kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh để tận dụng lợi thế so sánh riêng của mỗi nước;
- Tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân các nước ở khu vực biên giới;
* Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ
+ Hình thành ở biên giới của ba nước Hà Lan, Đức và Bỉ.
+ Hàng ngày có khoảng 30 nghìn người đi sang nước láng giềng làm việc.
+ Hàng tháng, ở khu vực này xuất bản một tạp chí bằng ba thứ tiếng.
+ Các trường đại học trong khu vực phối hợp tổ chức các khóa đào tạo chung.
+ Các con đường xuyên biên giới được xây dựng.
Luyện tập 1
Vẽ sơ đồ thể hiện mục tiêu của EU
Lời giải chi tiết:
Luyện tập 2
Dựa vào bảng 10.3, vẽ biểu đồ thể hiện trị giá xuất, nhập khẩu của EU, giai đoạn 2000 - 2021. Nhận xét
Phương pháp giải:
Xem lại bảng 10.3 và vẽ biểu đồ
Lời giải chi tiết:
- Nhận xét:
+ Giá trị xuất nhập khẩu của EU tăng liên tục qua các năm.
+ Giá trị xuất nhập khẩu của EU không đều giữa các năm.
Luyện tập 3
Nêu ý nghĩa của việc tự do lưu thông trong EU
Lời giải chi tiết:
+ Xóa bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế.
+ Thực hiện một chính sách thương mại với các nước ngoài liên minh Châu Âu.
+ Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU đối với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
Vận dụng
Hãy lựa chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1. Sưu tầm thông tin và trình bày về một lĩnh vực hợp tác sản xuất trong EU
- Nhiệm vụ 2. Sưu tầm và trình bày về một liên kết vùng trong EU
Lời giải chi tiết:
Nhiệm vụ 1. Sưu tầm thông tin và trình bày về một lĩnh vực hợp tác sản xuất trong EU
- Tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt (Airbus) có trụ sở Tu-lu-dơ (Pháp), do Pháp, Đức, Anh sáng lập.
- Đang phát triển mạnh và cạnh tranh có hiệu quả với các hãng chế tạo máy bay hàng đầu của Hoa Kì.
Nhiệm vụ 2. Sưu tầm và trình bày về một liên kết vùng trong EU
Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ
- Đây là một ví dụ cụ thể về liên kết vùng. Hình thành tại biên giới Hà Lan, Đức và Bỉ.
- Hàng ngày có khoảng 30 nghìn người đi sang nước láng giềng làm việc.