Bài 6. Một số vấn đề an ninh toàn cầu - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Soạn Địa 11, giải bài tập Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Phần 1. Một số vấn đề về kinh tế - Xã hội thế giới


Bài 6. Một số vấn đề an ninh toàn cầu - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo

Dựa vào hình 6.2 và thông tin trong bài, hãy lựa chọn và trình bày ít nhất một vấn đề về an ninh toàn cầu hiện nay

? mục I

Dựa vào hình 6.2 và thông tin trong bài, hãy lựa chọn và trình bày ít nhất một vấn đề về an ninh toàn cầu hiện nay

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách, báo và phương tiện truyền thông

Lời giải chi tiết:

- Khái niệm

+Năng lượng là nhân tố tác động trực tiếp đến kinh tế - xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế.

+An ninh Năng lượng được hiểu là việc duy trì các nguồn cung cấp năng lượng, giá cả hợp lý, đồng thời phải tiến hành bảo vệ môi trường và cung cấo khả năng ứng phó trong trường hợp khẩn cấp.

- Tình trạng An ninh Năng lượng trên Thế giới hiện nay

+ Các nguồn năng lượng truyền thống đang dần cạn kiệt

+ Nhu cầu tiêu thụ năng lượng lớn và tốc độ gia tăng nhu cầu tiêu thụ năng lượng nhanh của khu vực đe dọa nghiêm trọng đến tình hình an ninh năng lượng ở khu vực do cung không đáp ứng đủ cầu, đồng thời dẫn đến những vấn đề về môi trường.

+ Nguy cơ gián đoạn nguồn cung ngày càng tăng do tình hình bất ổn chính trị ở các quốc gia Trung Đông - nơi có nguồn cung cấp dầu mỏ và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) lớn.

+ Vấn đề an toàn khi vẩn chuyển trên biển như: biến đổi khí hậu thường xuyên có bão, hoạt động của cướp biển ngày càng nhiều, tình hình chính trị bất ổn định ở một số quốc gia ven biển,…

- Giải pháp nhằm giải quyết vấn đề năng lượng

+ Sử dụng tiết kiệm, khai thác hợp lý, tìm kiếm và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng thay thế;

+ Xây dựng cơ chế hợp tác an ninh năng lượng toàn khu vực và trên thế giới

+ Mỗi quốc gia chủ động kiểm soát và sử dụng năng lượng có hiệu quả và có trách nhiệm.

? mục II

Dựa vào hình 6.3 và thông tin trong bài, hãy cho biết vì sao phải cần thiết bảo vệ nền hoà bình trên thế giới.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách, báo và phương tiện truyền thông

Lời giải chi tiết:

Tổng quan

Bảo vệ hoà bình là bảo đảm tình trạng bình yên, ổn định cho phát triển, không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, duy trì mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp pháp giữa các quốc gia, dân tộc, người dân.

Bảo vệ hòa bình chính là bảo vệ cuộc sống của ko chỉ chúng ta nhưng mà còn của con cháu chúng ta đời đời kiếp kiếp về sau. Giá trị của hòa bình ko có gì có thể đánh đổi được, có hòa bình chúng ta mới có thể tăng trưởng mọi mặt, mọi sự tăng trưởng đều được đặt trên nền móng của hòa bình.

Lợi ích của bảo vệ hoà bình: Giúp tăng trưởng kinh tế, tăng cường các mối quan hệ hợp tác kinh tế, tạo ra sự thịnh vượng chung cho các quốc gia, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân loại

=> Do đó, việc bảo vệ hoà bình là việc làm cần thiết và là trách nhiệm của mỗi quốc gia và mỗi công dân trên thế giới.

Để bảo vệ nền hoà bình thế giới, các quốc gia cần:

  • Giải quyết các xung đột, mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia bằng pháp đàm phán, hoà bình, không để xảy ra chiến tranh.

  • Loại bỏ vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt khác,…

  • Có ý thức bảo vệ hoà bình mọi lúc, mọi nơi; tuyên truyền và ngăn chăm các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch;

  • Tích cực tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc;

  • Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, nhân ái giữa mọi người; không kì thị phân biệt màu da.

Luyện tập

Dựa vào kiến thức đã học, lựa chọn một vấn đề an ninh toàn cầu và hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây vào vở.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách, báo và phương tiện truyền thông

Lời giải chi tiết:

Vận dụng

Hãy tìm hiểu về vai trò và một số hoạt động của Liên hợp quốc trong việc giữ gìn hòa bình trên thế giới

Phương pháp giải:

Em chủ động tìm hiểu trên sách, báo, internet

Lời giải chi tiết:

- Hoạt động gìn giữ hòa bình là một trong những hoạt động quan trọng nhất của Liên hợp quốc. Từ năm 1948 đến tháng 7/2020, Liên hợp quốc đã triển khai tất cả 70 phái bộ được thành lập; có tới 125/193 nước thành viên Liên hợp quốc đang đóng góp lực lượng cho các phái bộ.

- Mỗi một hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đều có một đặc thù riêng tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi một cuộc xung đột, sự tham gia của các nước và các bên mà Hội đồng Bảo an quy định chức năng khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản chức năng của các hoạt động gìn giữ hòa bình có những điểm chung, và có thể phân chia thành hai loại hình chính với những khác biệt nhất định.

+ Một là, hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc truyền thống chỉ bao gồm các chức năng đơn giản như: giám sát ngừng bắn, rút quân theo thỏa thuận hòa bình hoặc ngừng bắn được ký kết giữa các bên liên quan; ngăn chặn xung đột dọc biên giới; thiết lập vùng đệm giữa các bên đối địch, tạo điều kiện cho các cuộc thương lượng chính trị đang được tiến hành…. Các hoạt động này tuân theo nguyên tắc không sử dụng vũ lực và hoàn toàn đặt dưới sự chỉ huy và kiểm soát của Liên hợp quốc.

+ Hai là, hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc mở rộng là các hoạt động được triển khai trong tổng thể chiến lược về giải quyết xung đột vũ trang, bao gồm: các chức năng truyền thống và có thêm các chức năng mở rộng như ngoại giao phòng ngừa, kiến tạo hòa bình, cưỡng chế hòa bình và xây dựng hòa bình sau xung đột.

- Hiện nay, xu hướng phổ biến trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là đa diện, đa chức năng.


Cùng chủ đề:

Bài 1. Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - Xã hội của các nhóm nước - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
Bài 2. Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế - Xã hội của các nhóm nước - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
Bài 3. Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
Bài 4. Thực hành: Tìm hiểu về toàn cầu hóa, khu vực hóa - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
Bài 5. Một số tổ chức quốc tế và khu vực - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
Bài 6. Một số vấn đề an ninh toàn cầu - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
Bài 7. Thực hành: Tìm hiểu nền kinh tế tri thức - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
Bài 8. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Mỹ La tinh - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
Bài 9. Thực hành: Tìm hiểu tình hình kinh tế - Xã hội Cộng hòa Liên bang Bra - Xin - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
Bài 10. Liên minh châu Âu - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
Bài 11. Thực hành: Tìm hiểu sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo