Bài 10. Một số nét văn hoá ở làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo
Em hãy chỉ ra những sự khác biệt trong hai bức ảnh dưới đây:
Khởi động
Trả lời câu hỏi mục khởi động trang 41 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4 - Chân trời sáng tạo
Em hãy chỉ ra những sự khác biệt trong hai bức ảnh dưới đây:
Lời giải chi tiết:
- Điểm khác nhau trong 2 bức ảnh:
+ Hình 1: nhịp sống hiện đại, sầm uất ở thành phố Hà Nội.
+ Hình 2: làng quê thanh bình, vẫn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống ở khu vực ngoại thành Hà Nội.
Khám phá 1
Trả lời câu hỏi mục khám phá 1 trang 41 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4 - Chân trời sáng tạo
Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4, 5, 6, em hãy mô tả phong cảnh làng quê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Lời giải chi tiết:
- Mô tả phong cảnh làng quê ở Đồng bằng Bắc Bộ
+ Làng quê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Người dân ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ sống thành từng làng theo quan hệ họ hàng, làng xóm.
+ Phong cảnh quen thuộc ở làng quê thường có cổng làng, cây đa, luỹ tre, giếng nước, chùa, đình làng,...
+ Mỗi làng đều có một ngôi đình thờ Thành hoàng, là nơi hội họp, tổ chức các lễ hội truyền thống của người dân trong làng.
Khám phá 2
Trả lời câu hỏi mục khám phá 2 trang 42 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4 - Chân trời sáng tạo
Đọc thông tin và quan sát các hình 7, 8, em hãy:
- Cho biết các lễ hội được tổ chức vào thời gian nào và có ý nghĩa gì.
- Nêu những hoạt động chính trong lễ hội Chùa Hương và hội Lim.
Lời giải chi tiết:
* Yêu cầu số 1: Ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu để cầu cho một năm mạnh khỏe, mùa màng bội thu. Ví dụ như: lễ hội Chùa Hương, hội Lim, lễ hội Chùa Keo,...
* Yêu cầu số 2:
- Những hoạt động chính trong Lễ hội chùa Hương:
+ Diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Lễ hội bắt đầu từ ngày 6 tháng giêng và thường kéo dài đến hết tháng ba âm lịch.
+ Mở đầu là lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,... Bên cạnh phần lễ, phần hội ở chùa Hương là nơi hội tụ nhiều nét sinh hoạt văn hoá dân tộc độc đáo như: hát chèo, hát văn,...
- Những hoạt động chính trong Hội Lim:
+ Được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 14 tháng Giêng âm lịch hằng năm, tại núi Lim (núi Hồng Vân) và đôi bờ sông Tiêu Tương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
+ Trong phần lễ, người ta thực hiện các nghi thức rước, tế lễ Thành hoàng các làng, các vị anh hùng của quê hương, dâng hương cúng Phật,..
+ Sau phần lễ, hội Lim còn có nhiều trò chơi dân gian như: đấu vật, đấu cờ, dệt vải,...
+ Đặc sắc nhất là phần hát Quan họ với những tiết mục biểu diễn thuyền rồng.
Luyện tập
Trả lời câu hỏi mục luyện tập trang 43 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4 - Chân trời sáng tạo
Dựa vào các thông tin đã học, em hãy mô tả một nét văn hoá ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ mà em thích.
Lời giải chi tiết:
(*) Mô tả: Đời sống ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ
- Làng quê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Người dân ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ sống thành từng làng theo quan hệ họ hàng, làng xóm.
- Phong cảnh quen thuộc ở làng quê thường có cổng làng, cây đa, luỹ tre, giếng nước, chùa, đình làng,...
- Mỗi làng đều có một ngôi đình thờ Thành hoàng, là nơi hội họp, tổ chức các lễ hội truyền thống của người dân trong làng.
Vận dụng
Trả lời câu hỏi mục vận dụng trang 43 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4 - Chân trời sáng tạo
Nếu được tham gia một lễ hội ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ, em chọn tham gia lễ hội nào? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
(*) Tham khảo:
- Nếu được tham gia một lễ hội ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ, em chọn tham gia lễ hội đền Phù Đổng (ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội). Vì:
+ Hội Gióng ở đền Phù Đổng gắn với truyền thuyết Thánh Gióng, được tổ chức hằng năm từ ngày 7 đến 9 tháng 4 âm lịch, nhằm: tưởng nhớ công ơn đánh giặc giữ nước của Thánh Gióng và các bậc tiền nhân; đồng thời thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân Việt Nam.
+ Vào chính hội, trước tiên dân làng tổ chức các nghi thức tế Thánh, sau đó là các nghi lễ, như: lễ rước nước lau rửa tự khí; lễ rước cờ “lệnh”; lễ khám đường, lễ duyệt tướng … Ngày chính hội mùng 9 tháng 4, Hội Gióng diễn ra trang trọng, linh thiêng và náo nhiệt nhất là hai trận đánh: trận thứ nhất - đánh cờ ở Đống Đàm và trận thứ hai - đánh cờ ở Soi Bia.
+ Hội Gióng ở đền Phù Đổng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 11 năm 2010.