Bài 11. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
Em hãy liệt kê một số quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh mà em biết.
Mở đầu
Trả lời câu hỏi trang 80 SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12 – Cánh diều
Em hãy liệt kê một số quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh mà em biết.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
- Công dân có quyền bình đẳng về cơ hội học tập:
+ Được học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với bản thân, được học không hạn chế, học thường xuyên, học suốt đời, được tạo điều kiện để phát triển tài năng;
+ Được bảo vệ và được tôn trọng trong học tập;
+ Được cung cấp đầy đủ các thông tin về việc học tập, rèn luyện được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,...
- Công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
- Trong học tập, công dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về học tập; tôn trọng quyền học tập của người khác; thực hiện đúng nội quy của các cơ sở giáo dục, đào tạo; tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục;...
Khám phá 1a
Trả lời câu hỏi mục 1 a trang 82 SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12 – Cánh diều
Căn cứ vào thông tin 1, em hãy xác định quyền học tập của công dân trong thông tin 2 và trường hợp trên.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin và thực hiện các yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
+ Trong thông tin 2, người dân tộc thiểu số được thực hiện quyền học tập thông qua các chính sách ưu tiên và tạo điều kiện như học bổng, miễn giảm học phí, trợ cấp xã hội, hỗ trợ chi phí ăn, ở, học tập; chính sách cử tuyển, ưu tiên tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, chính sách phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người.
+ Trong trường hợp của K, quyền học tập được thể hiện qua việc: K nhận được sự hỗ trợ từ Chi hội khuyến học của thôn A và Ban khuyến học của xã để tiếp tục học tập.
Khám phá 1b
Trả lời câu hỏi mục 1b trang 82 SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12 – Cánh diều
Em có đồng ý với ý kiến của bạn T trong tình huống 1 không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trang 80, 81 và thực hiện các yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
- Không đồng ý với ý kiến của bạn T trong tình huống 1.
- Vì: theo quy định của pháp luật, mỗi công dân có quyền tự do lựa chọn ngành nghề học tập phù hợp với khả năng, năng khiếu, sở thích và điều kiện của bản thân. Do đó, M hoàn toàn có quyền tự quyết định ngành học của mình mà không nhất thiết phải tuân theo ý kiến của bố mẹ.
Khám phá 1c
Trả lời câu hỏi mục 1c trang 50 SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12 – Cánh diều
Nếu là chị H trong tình huống 2, em sẽ làm gì để thực hiện quyền học tập của mình.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trang 80, 81 và thực hiện các yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
Nếu là chị H trong tình huống 2, để thực hiện quyền học tập, em sẽ lựa chọn học đại học theo hình thức vừa làm vừa học như anh D đã khuyên. Điều này không chỉ giúp chị H nâng cao trình độ học vấn mà còn giúp chị H duy trì công việc hiện tại để hỗ trợ gia đình. Ngoài ra, em cũng tìm hiểu về các chương trình học bổng hoặc hỗ trợ tài chính khác để giảm bớt gánh nặng kinh tế và tham gia các khóa học trực tuyến miễn phí để học hỏi và nâng cao kiến thức.
Khám phá 2a
Trả lời câu hỏi mục 2a trang 46 SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12 – Cánh diều
Từ nội dung của thông tin, em hãy nhận xét hành vi của mỗi chủ thể trong các tình huống, trường hợp trên.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trang 81, 82 và thực hiện các yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
- Tình huống:
+ D và K đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của công dân.
+ Một số bạn trong lớp đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ của công dân trong học tập khi các bạn này đã: trêu chọc; cản trở việc học tập của bạn K.
- Trường hợp 1: P đang có ý định bỏ học để đi làm, điều này vi phạm nghĩa vụ học tập của công dân theo quy định của pháp luật. Mẹ của P đã đúng khi khuyên P nên hoàn thành chương trình học tập ở bậc trung học cơ sở.
- Trường hợp 2: Ông T đã thực hiện quyền học tập của mình bằng cách quyết định đi học đại học sau khi nghỉ làm. Ông T đã tuân thủ nghĩa vụ học tập của mình bằng cách hoàn thành chương trình học tập theo quy định.
Khám phá 2b
Trả lời câu hỏi mục 2b trang 46 SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12 – Cánh diều
Theo em, các hành vi vi phạm nghĩa vụ học tập của công dân sẽ để lại tác hại và hậu quả gì?
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trang 81, 82 và thực hiện các yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
Hành vi vi phạm nghĩa vụ của công dân trong học tập có thể dẫn tới các hậu quả như:
+ Xâm phạm quyền học tập của công dân, khiến công dân gặp khó khăn, mất cơ hội học tập;
+ Gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động bình thường của cơ sở giáo dục và việc học tập của công dân;
+ Ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng học tập và tương lai của bản thân người vi phạm;...
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 83 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều
Căn cứ vào quy định của pháp luật, em hãy xác định các hành vi sau đây đã thực hiện nội dung nào trong quyền học tập của công dân.
A. T là sinh viên của trường đại học Anhưng theo học hai chương trình khác nhau.
B. Là học sinh dân tộc thiểu số nên V đã được cộng điểm khi xét tuyển đại học.
C. Sau một thời gian bảo lưu kết quả học tập để chữa bệnh, bạn C đã quyết định quay trở lại trường học tiếp.
D. P đã được các thầy cô bồi dưỡng về môn Toán để tham gia kì thi học sinh giỏi.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học trong bài để đưa ra các tiêu chí đánh giá
Lời giải chi tiết:
- Trường hợp a. T là sinh viên của trường đại học A nhưng theo học hai chương trình khác nhau : Đây là việc thực hiện quyền tự do lựa chọn học tập của công dân. T có quyền tự do lựa chọn học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với khả năng, năng khiếu, sở thích và điều kiện của bản thân.
- Trường hợp b. Là học sinh dân tộc thiểu số nên V đã được cộng điểm khi xét tuyển đại học : Đây là việc thực hiện quyền được hưởng ưu đãi trong học tập của công dân. Nhà nước có chính sách ưu tiên, tạo điều kiện cho người dân tộc thiểu số thực hiện quyền học tập.
- Trường hợp c. Sau một thời gian bảo lưu kết quả học tập để chữa bệnh, bạn C đã quyết định quay trở lại trường học tiếp : Đây là việc thực hiện quyền học tập suốt đời của công dân. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời bằng nhiều hình thức khác nhau và các loại hình trường lớp khác nhau.
- Trường hợp d. P đã được các thầy cô bồi dưỡng về môn Toán để tham gia kì thi học sinh giỏi: Đây là việc thực hiện quyền được học, được rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của công dân. P có quyền được học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục.
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 84 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều
Theo em, hành vi nào sau đây là thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập theo quy định của pháp luật? Vì sao?
A. Bạn T thường không mặc đồng phục khi đến trưởng vì cho rằng đó là quyền tự do của cá nhân.
B. Do không có điều kiện học trực tiếp nên bạn H đã đăng kí khoá học trực tuyến để phát triển bản thân.
C. Bạn N không tập trung vào việc học tập mà thường xuyên làm thêm các công việc khác để có tiền đi chơi cùng các bạn.
D. S là học sinh vùng cao khi trúng tuyển đại học đã được nhà trường sắp xếp cho ở kí túc xá và trao tặng học bổng.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học trong bài để đưa ra các tiêu chí đánh giá
Lời giải chi tiết:
- Các hành vi thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập theo quy định của pháp luật là: hành vi của bạn H (trong trường hợp B) và hành vi của bạn S (trong trường hợp D). Cụ thể:
+ Trường hợp b. Bạn H đã đăng ký khóa học trực tuyến để phát triển bản thân: Đây là việc thực hiện quyền học tập suốt đời của công dân. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời bằng nhiều hình thức khác nhau và các loại hình trường lớp khác nhau.
+ Trường hợp c. S là học sinh vùng cao khi trúng tuyển đại học đã được nhà trường sắp xếp cho ở ký túc xá và trao tặng học bổng: Đây là việc thực hiện quyền được hưởng ưu đãi trong học tập của công dân. Nhà nước có chính sách ưu tiên, tạo điều kiện cho người dân tộc thiểu số thực hiện quyền học tập.
Luyện tập 3a
Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 a trang 84 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều
Ông C là người trông giữ xe máy cho khách hàng của siêu thị P theo hợp đồng được kí kết giữa ông và siêu thị. Thực hiện nhiệm vụ của mình, ông C thường xuyên trông giữ xe cẩn thận và có trách nhiệm. Nhưng một lần, lợi dụng tình hình khách hàng ra vào đông, kẻ gian đã lấy trộm chiếc xe máy trong số xe ông C có trách nhiệm trông coi. Siêu thị đã yêu cầu ông C bồi thường cho chủ xe máy bị mất với giá trị tương đương thực tế của xe.
Theo em, ông C có quyền và nghĩa vụ gì khi thực hiện nhiệm vụ trông coi xe máy của siêu thị?
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức đã học trong bài, kết hợp đọc kĩ trường hợp để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Ông C có nghĩa vụ trông giữ xe máy cho siêu thị, có quyền không cho người không có vé lấy xe của khách.
Luyện tập 3b
Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 b trang 47 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều
Do bố mẹ thường xuyên đi làm ăn ở địa phương khác nên K sống cùng ông bà. Thấy K lười học và không có mục tiêu trong học tập, ông bà thường xuyên nhắc nhở nhưng K không nghe lời. Cô giáo chủ nhiệm đã động viên, quan tâm nhưng K cho rằng bản thân có thể tự quyết định việc học của mình và từ chối hợp tác với cô giáo trong học tập.
Nếu là bố mẹ của K, em sẽ làm gì?
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức đã học trong bài, kết hợp đọc kĩ trường hợp để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Nếu là bố mẹ của K, em sẽ thực hiện các bước sau:
+ Trò chuyện với K để hiểu rõ hơn về lý do K không muốn học tập và không nghe lời khuyên của người lớn.
+ Giải thích cho K hiểu về tầm quan trọng của việc học tập, cũng như quyền và nghĩa vụ học tập của công dân.
+ Đề xuất các phương pháp học tập phù hợp với K, có thể bao gồm việc thay đổi môi trường học tập, tham gia các hoạt động ngoại khóa hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ một gia sư.
+ Nếu cần, có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ một chuyên gia tâm lý để giúp K định hình được mục tiêu học tập và phát triển bản thân.
Luyện tập 4a
Trả lời câu hỏi Luyện tập 4a trang 84 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều
S là sinh viên năm thứ nhất của một trường đại học. Sau khi tìm hiểu các quy định của trường, S đã quyết định đăng kí thêm các môn học khác so với chương trình tiêu chuẩn mỗi học kì. S nhận thấy các môn có sự liên kết nhất định với nhau và nếu tích luỹ đủ các tín chỉ theo chương trình đào tạo có thể ra trường sớm hơn so với các bạn. Tuy nhiên, bố mẹ lại phản đối không cho S đăng kí học vượt với lí do không phù hợp với trình độ nhận thức.
Theo em, việc làm của S là thực hiện quyền nào của công dân trong học tập?
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức đã học trong bài, kết hợp đọc kĩ trường hợp để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Việc làm của S là thực hiện quyền tự do lựa chọn học tập của công dân. Theo quy định của pháp luật, mỗi công dân có quyền tự do lựa chọn học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với khả năng, năng khiếu, sở thích và điều kiện của bản thân.
- Trong trường hợp này, S đã tự quyết định đăng ký thêm các môn học khác so với chương trình tiêu chuẩn mỗi học kỳ để có thể ra trường sớm hơn.
Luyện tập 4b
Trả lời câu hỏi Luyện tập 4b trang 84 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều
S là sinh viên năm thứ nhất của một trường đại học. Sau khi tìm hiểu các quy định của trường, S đã quyết định đăng kí thêm các môn học khác so với chương trình tiêu chuẩn mỗi học kì. S nhận thấy các môn có sự liên kết nhất định với nhau và nếu tích luỹ đủ các tín chỉ theo chương trình đào tạo có thể ra trường sớm hơn so với các bạn. Tuy nhiên, bố mẹ lại phản đối không cho S đăng kí học vượt với lí do không phù hợp với trình độ nhận thức.
Em có đồng tình với hành vi của bố mẹ S không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức đã học trong bài, kết hợp đọc kĩ trường hợp để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Không đồng tình với hành vi của bố mẹ S, bởi S là người trực tiếp học tập và S có quyền tự do lựa chọn học tập của mình. Nếu S đã cân nhắc kỹ và tin tưởng rằng mình có thể đối phó với khối lượng học tập lớn hơn, thì S nên được khuyến khích thực hiện quyền tự do lựa chọn học tập của mình. Việc này không chỉ giúp S phát triển bản thân mà còn giúp S nắm bắt được cơ hội học tập và tiến bộ trong tương lai. Bố mẹ S nên tôn trọng quyền tự do lựa chọn học tập của S và hỗ trợ S trong quá trình học tập.
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 84 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều
Em hãy viết một bài luận tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học để viết bài luận
Lời giải chi tiết:
(*) Bài viết tham khảo:
Học tập không chỉ là một nghĩa vụ mà còn là một quyền của mỗi học sinh. Quyền này không chỉ đơn thuần là được cung cấp môi trường học tập, mà còn bao gồm quyền được giáo dục, phát triển và đạt được tiến bộ cá nhân. Tuy nhiên, đi kèm với quyền là nghĩa vụ của học sinh phải chấp hành các quy định, rèn luyện và nỗ lực hết mình để tận dụng hết tiềm năng của bản thân.
Đầu tiên và quan trọng nhất, học sinh có quyền được tiếp cận với một giáo dục chất lượng và công bằng. Điều này bao gồm việc có cơ hội học tập trong môi trường an toàn, thân thiện và được trang bị đầy đủ tài liệu, cơ sở vật chất và công nghệ giáo dục hiện đại. Quyền này đòi hỏi các tổ chức giáo dục phải cam kết cải thiện chất lượng giảng dạy, phát triển các chương trình học phù hợp và khuyến khích sự sáng tạo trong học tập.
Thứ hai, quyền học tập cũng bao gồm quyền được đối xử công bằng và tôn trọng. Học sinh không nên phải chịu bất kỳ hình phạt về mặt vật lý hay tinh thần nào không phù hợp. Họ cũng có quyền được nghe và được lắng nghe trong quá trình giảng dạy và đưa ra ý kiến một cách tự do.
Tuy nhiên, không thể chỉ nhắc đến quyền mà không nhắc đến nghĩa vụ. Nghĩa vụ học tập của học sinh là phải thực hiện nghiêm túc các hoạt động học tập và rèn luyện mỗi ngày. Họ cần phải đặt mục tiêu học tập, tự rèn luyện và chủ động tham gia các hoạt động ngoại khóa để phát triển toàn diện.
Hơn nữa, nghĩa vụ của học sinh cũng bao gồm sự tôn trọng và tuân thủ nội quy, quy định của trường học. Họ cần phải giữ vệ sinh cá nhân, tham gia các hoạt động xã hội vì môi trường học tập tốt là môi trường an toàn và hỗ trợ phát triển cá nhân của họ.
Cuối cùng, học tập không chỉ là quyền lợi của riêng từng cá nhân mà còn là nền tảng cho sự phát triển của xã hội. Chỉ khi học sinh thực sự hưởng thụ quyền học tập một cách đầy đủ và nghiêm túc, họ mới có thể đóng góp hiệu quả và bền vững cho cộng đồng và quốc gia.
Như vậy, quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh là một khía cạnh không thể thiếu trong xây dựng nền giáo dục phát triển, mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Để xây dựng một xã hội văn minh, chúng ta cần thúc đẩy việc thực thi và bảo vệ quyền này một cách toàn diện và công bằng.
Vận dụng 2
Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 84 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều
Em hãy xây dựng một kế hoạch thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân trong học tập theo quy định của pháp luật.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học ở trong bài để xây dựng kế hoạch
Lời giải chi tiết:
(*) Tham khảo:
- Mục tiêu: học tập tốt môn tiếng Anh
- Những việc em sẽ làm:
+ Học thêm từ vựng;
+ Rèn luyện, củng cố ngữ pháp;
+ Rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết
- Khó khăn, thách thức:
+ Từ vựng tiếng Anh rất phong phú, em không biết nên học từ gì? bắt đầu từ đâu?
+ Các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của bản thân em còn yếu, em sẽ cảm thấy xấu hổ, ngại giao tiếp với người bản xứ.
- Một số biện pháp khắc phục:
+ Mua từ điển; học từ vựng theo từng chủ đề
+ Xem phim hoặc nghe nhạc tiếng Anh
+ Đọc truyện tranh song ngữ (Việt – Anh)
+ Gạt bỏ tâm lí xấu hổ, tự ti để học tập với thái độ chủ động, tích cực, cầu tiến…