Bài 7. Quản lí thu, chi trong gia đình - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều — Không quảng cáo

Giáo dục kinh tế và pháp luật 12, giải gdcd 12 cánh diều Chủ đề 6. Quản lí thu, chi trong gia đình


Bài 7. Quản lí thu, chi trong gia đình - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều

Có ý kiến cho rằng: Nếu mỗi thành viên trong gia đình biết cách quản lí thu, chi hợp lí thì có thể ổn định cuộc sống và chủ động với các kế hoạch trong tương lai. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?

Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 49 SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12 – Cánh diều

Có ý kiến cho rằng: Nếu mỗi thành viên trong gia đình biết cách quản lí thu, chi hợp lí thì có thể ổn định cuộc sống và chủ động với các kế hoạch trong tương lai. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc ý kiến và bày tỏ quan điểm của bản thân về ý kiến đó. Giải thích.

Lời giải chi tiết:

(*) Tham khảo:

Tôi đồng ý với ý kiến đó. Việc thành viên trong gia đình biết cách quản lí thu chi hợp lí không chỉ giúp gia đình duy trì sự ổn định về mặt tài chính mà còn giúp họ có thể chủ động hơn trong việc lập kế hoạch cho tương lai.

Đầu tiên, quản lí thu chi hợp lí giúp gia đình duy trì sự ổn định tài chính. Nếu mỗi thành viên trong gia đình có hiểu biết về cách quản lí tiền bạc, họ có thể phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí hay thiếu hụt đột ngột. Việc này giúp hạn chế căng thẳng trong gia đình liên quan đến tiền bạc và tạo ra môi trường sống ổn định hơn.

Thứ hai, việc biết quản lí thu chi cũng giúp gia đình có thể lập kế hoạch cho tương lai. Bằng cách tiết kiệm và đầu tư một cách có chủ đích, họ có thể tích luỹ được quỹ dự trữ và đầu tư vào những mục tiêu dài hạn như mua nhà, nuôi dưỡng con cái, hay tiết kiệm cho việc hưu trí. Việc có kế hoạch rõ ràng giúp gia đình tự tin hơn trong việc đối mặt với những thách thức tài chính trong cuộc sống.

Cuối cùng, sự chủ động trong quản lí tài chính cũng dạy cho các thành viên trong gia đình về trách nhiệm và kỹ năng quản lí. Những kỹ năng này không chỉ có ích trong gia đình mà còn giúp họ phát triển và thành công trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp.

Tóm lại, việc mỗi thành viên trong gia đình biết cách quản lí thu chi hợp lí có thể mang lại nhiều lợi ích, từ việc duy trì ổn định tài chính đến khả năng lập kế hoạch và phát triển cá nhân. Vì vậy, đồng ý với ý kiến trên là hoàn toàn hợp lý và cần thiết để gia đình có thể sống và phát triển bền vững hơn trong tương lai.

Khám phá 1a

Trả lời câu hỏi mục 1 a trang 50 SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12 – Cánh diều

Từ thông tin trên, em hãy cho biết thế nào là quản lí thu, chi trong gia đình. Hãy lấy vi dụ minh hoạ.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin và thực hiện các yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

- Khái niệm: Quản lí thu, chi là việc cân đối các khoản thu và chi nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần cho các thành viên gia đình có tính đến rủi ro và mục tiêu tài chính.

- Ví dụ: Chị D luôn ghi chép tất cả các khoản chi và lập bảng theo dõi chi tiêu hằng tháng của gia đình để có sự điều chỉnh vào tháng sau nếu cần thiết.

Vận dụng 1b

Trả lời câu hỏi mục 1b trang 50 SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12 – Cánh diều

Theo em, những thói quen chi tiêu không hợp lí sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tài chính của gia đình?

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trang 49, 50 và thực hiện các yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

Những thói quen chi tiêu không hợp lý có thể tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với tài chính của gia đình như:

+ Tăng nợ và áp lực tài chính.

+ Mất kiểm soát trong ngân sách.

+ Ảnh hưởng đến mục tiêu tài chính.

+ Gây xung đột gia đình.

+ Gây tâm lí căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của mỗi cá nhân

+ ...

Khám phá 1c

Trả lời câu hỏi mục 1c trang 50 SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12 – Cánh diều

Em hãy xác định những thói quen chi tiêu hợp lí và giải thích sự cần thiết của việc quản lí thu, chi trong gia đình.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trang 38, 39, 40 và thực hiện các yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

- Những thói quen chi tiêu hợp lí:

+ Xây dựng kế hoạch thu, chi rõ ràng hằng tuần/ hàng tháng và chi tiêu theo đúng kế hoạch

+ Thiết lập mục tiêu tài chính

+ Thường xuyên theo dõi, trao đổi, đánh giá và điều chỉnh về hoạt động chi tiêu

+ Sử dụng các công cụ hỗ trợ trong quản lí tài chính gia đình.

+ Chỉ mua sắm những hàng hóa thiết yếu và phù hợp với khả năng tài chính của bản thân.

- Sự cần thiết của việc quản lí thu, chi trong gia đình:

+ Kiểm soát được các nguồn thu, chi trong gia đình.

+ Chủ động thực hiện kế hoạch tài chính của gia đình.

+ Giúp cân bằng tài chính, chủ động ứng phó với những tình huống rủi ro có thể xảy ra trong gia đình.

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình.

Khám phá 2a

Trả lời câu hỏi mục 2a trang 46 SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12 – Cánh diều

Theo em, để lập kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình, em cần thực hiện những nội dung nào?

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trang 51, 52 và thực hiện các yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

Những nội dung cần thực hiện khi lập kế hoạch quản lí thu, chi:

+ Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình

+ Bước 2: Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình

+ Bước 3: Thống nhất các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu trong gia đình

+ Bước 4: Thống nhất tỉ lệ phân chia khoản thu, chi

+ Bước 5: Thực hiện các khoản thu, chi theo kế hoạch; ghi chép, đánh giá điều chỉnh kế hoạch (nếu có)

Khám phá 2b

Trả lời câu hỏi mục 2b trang 46 SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12 – Cánh diều

Em hãy làm rõ từng nội dung của việc lập kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình và thực hành lập kế hoạch quản lí thu, chi theo những nội dung trên.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trang 51, 52 và thực hiện các yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

Làm rõ các nội dung

- Bước 1. Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình

+ Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình là quá trình xác định và thiết lập các mục tiêu tài chính cụ thể mà gia đình muốn đạt được trong tương lai.

+ Lập danh sách các mục tiêu tài chính của gia đình: liệt kê tất cả những mục tiêu tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn,...

+ Xác định mức độ ưu tiên thực hiện các mục tiêu và thời hạn hoàn thành mục tiêu tài chính của gia đình.

+ Lưu ý: Khi xác định mục tiêu cần đảm bảo các tiêu chí cụ thể, đo lường được, có tính khả thi và giới hạn thời gian hoàn thành.

- Bước 2. Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình

+ Xác định các nguồn thu nhập giúp mỗi gia đình biết được tình hình tài chính hiện tại và có cơ sở để xây dựng kế hoạch tài chính.

+ Lập danh sách các nguồn thu nhập trong gia đình (bao gồm tiền lương, thu nhập từ kinh doanh, tiền lãi từ tiết kiệm và đầu tư, thu nhập bổ sung....).

+ Lưu ý: Kiểm tra và xem xét ngân sách gia đình thường xuyên, duy trì thu nhập ổn định.

- Bước 3. Thống nhất các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu trong gia đình

+ Phân loại các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu trong gia đình.

▪ Các khoản chi thiết yếu: Xác định và ưu tiên các khoản chi thiết yếu như tiền mua nhu yếu phẩm, hoá đơn điện, nước, tiền học phí, thuốc men, chăm sóc sức khoẻ....

▪  Các khoản chi không thiết yếu: Giải trí, mua sắm, ăn uống bên ngoài và các chi tiêu cá nhân khác.

+ Lưu ý nguyên tắc,

Luôn ưu tiên cho những nhu cầu thiết yếu.

Lựa chọn các khoản có thể cắt giảm chi tiêu.

Đảm bảo chi tiêu theo đúng danh sách đã lập, tránh chi tiêu không kiểm soát.

- Bước 4. Thống nhất tỉ lệ phân chia khoản thu, chi

+ Tính toán tỉ lệ phân chia các khoản chi phù hợp với đặc điểm của gia đình.

+ Phân bổ số tiền cụ thể cho từng khoản chi

+ Điều chỉnh tỉ lệ: trong quá trình thực hiện nếu thấy không hợp li có thể điều chỉnh tỉ lệ để phù hợp hơn.

- Bước 5. Thực hiện các khoản thu, chi theo kế hoạch; ghi chép, đánh giá điều chỉnh kế hoạch (nếu có)

+ Sau khi xác định các khoản thu, chi và phân chia tỉ lệ khoản chi tiêu, các gia đình sẽ thực hiện chi tiêu theo kế hoạch, ghi chép tất cả các khoản thu và chi tiêu hằng tháng.

+ Nguyên tắc:

Không trì hoãn, quyết tâm thực hiện mục tiêu tài chính đã đề ra.

Không nên thực hiện quá nhiều mục tiêu cùng lúc.

Loại bỏ các thói quen chi tiêu không hợp lí.

Sử dụng các ứng dụng, công cụ để quản lí thu, chi

+ Điều chỉnh kế hoạch: So sánh kế hoạch chi tiêu với thực tế để điều chỉnh cho hợp li. Việc thường xuyên đánh giá và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu giúp đảm bảo cho gia đình có thể thực hiện được mục tiêu tài chính của mình.

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 53 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều

Em hãy liệt kê các thói quen chỉ tiêu hợp lí không hợp lí trong gia đình và nêu cách khắc phục những thói quen chỉ tiêu không hợp lí.

Thói quen chi tiêu hợp lí

Thói quen chi tiêu không hợp lí

Cách khắc phục những thói quen chi tiêu không hợp lí

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học trong bài để đưa ra các tiêu chí đánh giá

Lời giải chi tiết:

Thói quen chi tiêu hợp lí

Thói quen chi tiêu không hợp lí

Cách khắc phục những thói quen chi tiêu không hợp lí

- Xây dựng kế hoạch thu, chi rõ ràng hằng tuần/ hàng tháng và chi tiêu theo đúng kế hoạch

- Không cân đối những khoản chi tiêu trong gia đình, chi tiêu không có kế hoạch

- Xây dựng kế hoạch chi tiêu rõ ràng, hợp lí.

- Thiết lập mục tiêu tài chính

- Không có quỹ dự phòng, tiết kiệm

- Thiết lập quỹ dự phòng, tiết kiệm (ví dụ: quỹ dự phòng bằng khoảng 15% hoặc 20% thu nhập mỗi tháng).

- Thường xuyên theo dõi, trao đổi, đánh giá và điều chỉnh về hoạt động chi tiêu

- Chi tiêu quá mức thu nhập, chi tiêu theo cảm xúc

- Chi tiêu theo kế hoạch đã đề ra; chỉ mua những mặt hàng thiết yếu và trong khả năng chi trả của bản thân.

- Sử dụng các công cụ hỗ trợ trong quản lí tài chính gia đình.

- Không theo dõi, đánh giá để điều chỉnh về các khoản chi tiêu

- Thường xuyên theo dõi, trao đổi, đánh giá và điều chỉnh về hoạt động chi tiêu

- Chỉ mua sắm những hàng hóa thiết yếu và phù hợp với khả năng tài chính của bản thân.

- Không trao đổi và thống nhất giữa các thành viên trong gia đình về các khoản chi tiêu

- Trao đổi và thống nhất giữa các thành viên trong gia đình về các khoản chi tiêu

Luyện tập 2

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 53 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều

Em hãy lập danh sách các chi tiêu trong gia đình và tính toán tỉ lệ phân chia các khoản chi tiêu theo gợi ý dưới đây:

Các khoản chi tiêu

Nội dung chi tiêu

Tỉ lệ phân chia các khoản chi

- Thiết yếu:

- Không thiết yếu:

Phương pháp giải:

Dựa vào gợi ý sau để lập danh sách

- Mục tiêu tài chính trên cơ sở thu nhập thực tế của gia đình

- Phân bổ tài chính, đặt giới hạn chi tiêu

Lời giải chi tiết:

Các khoản chi tiêu

Nội dung chi tiêu

Tỉ lệ phân chia các khoản chi

- Thiết yếu:

Tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ăn uống, tiền học của con,...

60%

- Không thiết yếu:

Giải trí, mua sắm, ăn uống bên ngoài và các chi tiêu cá nhân khác…

20%

- Tiết kiệm

Quỹ tiết kiệm, dự phòng rủi ro

20%

Luyện tập 3

Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 53 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều

Em hãy xác định một số lưu ý khi thực hiện những nội dung dưới đây:

- Xác định mục tiêu tài chính gia đình.

- Xác định nguồn thu của gia đình.

- Phân loại các khoản chi tiêu trong gia đình.

- Lập kế hoạch thu, chi của gia đình.

- Thực hiện và giám sát kế hoạch thu, chi của gia đình.

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức đã học trong bài, kết hợp đọc kĩ trường hợp để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Nội dung

Lưu ý khi thực hiện

- Xác định mục tiêu tài chính gia đình.

- Khi xác định mục tiêu cần đảm bảo các tiêu chí cụ thể, đo lường được, có tính khả thi và giới hạn thời gian hoàn thành.

- Xác định nguồn thu của gia đình.

- Kiểm tra và xem xét ngân sách gia đình thường xuyên, duy trì thu nhập ổn định.

- Phân loại các khoản chi tiêu trong gia đình.

- Tuân thủ các nguyên tắc:

+ Luôn ưu tiên cho những nhu cầu thiết yếu.

+ Lựa chọn các khoản có thể cắt giảm chi tiêu.

+ Chi tiêu theo đúng danh sách đã lập, tránh chi tiêu không kiểm soát.

- Lập kế hoạch thu, chi của gia đình.

- Phân chia các khoản chi phù hợp với đặc điểm của gia đình.

- Phân bổ số tiền cụ thể cho từng khoản chi

- Điều chỉnh tỉ lệ: trong quá trình thực hiện nếu thấy không hợp lí có thể điều chỉnh tỉ lệ để phù hợp hơn.

- Thực hiện và giám sát kế hoạch thu, chi của gia đình.

- Tuân thủ các nguyên tắc:

+ Không trì hoãn, quyết tâm thực hiện mục tiêu tài chính đã đề ra.

+ Không nên thực hiện quá nhiều mục tiêu cùng lúc.

+ Loại bỏ các thói quen chi tiêu không hợp lí.

+ Sử dụng các ứng dụng, công cụ để quản lí thu, chi

Luyện tập 4

Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 53 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều

Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Trường hợp 1. Gia đình anh T có thu nhập khá cao nhưng tháng nào chỉ tiêu cũng thiếu. Thói quen chỉ tiêu không kế hoạch khiến gia đình anh luôn gặp phải áp lực tài chính và nợ nần.

Trường hợp 2. Tháng vừa rồi, gia đình bạn N phát sinh một số khoản chỉ ngoài kế hoạch nên mẹ của N đã cắt giảm một số khoản chi không thiết yếu của các thành viên trong gia đình.

a. Em hãy chỉ ra những thói quen chi tiêu hợp lí, không hợp lí của các gia đình trong mỗi trường hợp trên.

b. Em sẽ đưa ra lời khuyên cho các gia đình trên như thế nào để quản lí thu, chi trong gia đình hiệu quả hơn?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học trong bài, kết hợp với khảo sát thực trạng địa phương để hoàn thành bài tập

Lời giải chi tiết:

a.

- Trường hợp 1: Gia đình anh T có thói quen chi tiêu chưa tốt, mua hàng theo cảm tính, không cân đối được thu, chi.

- Trường hợp 2: Gia đình bạn N có thói quen chi tiêu tốt khi đã: xác định và phân chia tỉ lệ hợp lí giữa chi tiêu thiết yếu và chi tiêu không thiết yếu.

b.

- Trường hợp 1: Gia đình anh T nên lập một kế hoạch chi tiêu cụ thể và tuân thủ nó. Việc này bao gồm việc xác định các khoản chi tiêu thiết yếu và không thiết yếu, và phân bổ tỷ lệ thu nhập cho mỗi khoản. Điều này sẽ giúp gia đình anh T kiểm soát tốt hơn việc chi tiêu và giảm bớt áp lực tài chính.

- Trường hợp 2: Gia đình bạn N đã có một thói quen tốt là cắt giảm các khoản chi không thiết yếu khi cần thiết. Tuy nhiên, để tránh phát sinh các khoản chi ngoài kế hoạch, họ nên lập một kế hoạch chi tiêu dự phòng cho những trường hợp bất ngờ.

Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 54 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều

Em hãy lập kế hoạch quản lí thu, chi hằng tháng trong gia đình em theo gợi ý dưới đây và thực hiện theo kế hoạch đã lập. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch và cho biết ý nghĩa của việc lập và thực hiện kế hoạch.

Kế hoạch quản lí thu, chi

Thời gian: Tháng...(Từ ngày...đến ngày ...)

Xác định mục tiêu tài chính của gia đình, mục tiêu cần ưu tiên thực hiện.

Xác định các khoản thu nhập trong gia đình.

Phân loại các khoản chi tiêu thiết yếu, không thiết yếu và tỉ lệ phân chia.

Thống nhất các nguyên tắc thực hiện.

Kết quả thực hiện.

Ý nghĩa của việc lập và thực hiện kế hoạch.

Phương pháp giải:

Em tìm kiếm một bản kế hoạch kinh doanh có tính khả thi, từ đó rút ra bài học

Lời giải chi tiết:

Kế hoạch quản lí thu, chi

Thời gian: 3 tháng (từ ngày 1/1/2025 đến ngày 1/4/2025)

Xác định mục tiêu tài chính của gia đình, mục tiêu cần ưu tiên thực hiện.

Sau 3 tháng mua một chiếc xe đạp điện chuẩn bị cho em gái em vào học trung học phổ thông

Xác định các khoản thu nhập trong gia đình.

- Thu nhập từ tiền lương của bố mẹ em: 22 triệu đồng

- Lãi suất từ hai quyển sổ tiết kiệm của gia đình đã tích luỹ được trước đó: 2 triệu đồng

- Thu nhập từ tiền làm thêm của bố, mẹ: 5 triệu đồng

Phân loại các khoản chi tiêu thiết yếu, không thiết yếu và tỉ lệ phân chia.

- Chi tiêu thiết yếu: tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ăn uống, tiền học của con,...

- Chi tiêu không thiết yếu: giải trí, mua sắm, ăn uống bên ngoài và các chi tiêu cá nhân khác

Thống nhất các nguyên tắc thực hiện.

- Thực hiện triệt để quy tắc 50/30/20, trong đó:

+ 50% thu nhập dành cho các chi tiêu thiết yếu

+ 30% thu nhập được dùng cho các mục tiêu tài chính như trả nợ, tiết kiệm, quỹ dự phòng,...

+ 20% thu nhập dành cho các chi tiêu không thiết yếu

Kết quả thực hiện.

- Sau 3 tháng, gia đình em đã mua được chiếc xe đạp điện cho em gái em.

Ý nghĩa của việc lập và thực hiện kế hoạch.

- Kiểm soát được các nguồn thu, chi trong gia đình.

- Chủ động thực hiện kế hoạch tài chính của gia đình.

- Giúp cân bằng tài chính, chủ động ứng phó với những tình huống rủi ro có thể xảy ra trong gia đình.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình.

Vận dụng 2

Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 54 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều

Em hãy sưu tầm và chia sẻ với các bạn trong lớp các công cụ, ứng dụng, phần mềm giúp quản lí thu, chi hiệu quả trong gia đình.

Phương pháp giải:

Em tìm kiếm một bản kế hoạch kinh doanh có tính khả thi, từ đó rút ra bài học

Lời giải chi tiết:

(*) Tham khảo: Một số công cụ, ứng dụng, phần mềm giúp quản lí thu, chi hiệu quả trong gia đình

+ Sổ thu chi Misa: Ứng dụng này giúp theo dõi thu nhập và chi tiêu hàng ngày.

+ Money Lover: Đây là một ứng dụng quản lý tài chính cá nhân phổ biến, giúp theo dõi thu nhập, chi tiêu, và tiết kiệm.

+ HomeBudget: Phần mềm này giúp quản lý thu, chi, và ngân sách gia đình.

+ PocketGuard: Ứng dụng này giúp theo dõi thu nhập, chi tiêu, và tiết kiệm.

+ Spendee: Công cụ này giúp theo dõi và phân loại chi tiêu.

+ Money Helper: Ứng dụng này giúp quản lý thu nhập và chi tiêu.


Cùng chủ đề:

Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều
Bài 3. Bảo hiểm - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều
Bài 4: An sinh xã hội - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều
Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều
Bài 6. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều
Bài 7. Quản lí thu, chi trong gia đình - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều
Bài 8. Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế
Bài 9. Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; tôn trọng tài sản của người khác - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều
Bài 10. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều
Bài 11. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều