Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay SGK lịch sử 12 Kết nối tri thức
Hình ảnh trên là một biểu hiện về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Hãy chia sẻ những thành tựu khác của công cuộc Đổi mới về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa,… mà em biết. Theo em, từ thực tiễn công cuộc Đổi mới có thể rút ra được những bài học gì?
Mở đầu
Hình ảnh trên là một biểu hiện về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Hãy chia sẻ những thành tựu khác của công cuộc Đổi mới về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa,… mà em biết. Theo em, từ thực tiễn công cuộc Đổi mới có thể rút ra được những bài học gì?
Phương pháp giải:
Kết hợp các kiến thức đã học, tìm kiếm thông tin thông qua sách báo để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Thành tựu của công cuộc Đổi mới:
+ Chính trị:
- Nền tảng chính trị được củng cố, hệ thống pháp luật được hoàn thiện.
- Mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế sâu rộng.
- Nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.
+ Kinh tế:
- Kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, GDP bình quân đầu người tăng cao.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Mở rộng giao thương quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài
+ Xã hội:
- Đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh.
- Giáo dục và y tế phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao.
- An sinh xã hội được bảo đảm, an ninh trật tự được giữ vững.
+ Văn hóa:
- Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được phát triển.
- Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
- Mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế, nâng cao vị thế văn hóa quốc gia.
Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn công cuộc Đổi mới
+ Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
+ Đổi mới tư duy, đổi mới cách làm việc.
+ Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa - xã hội.
+ Mở rộng hội nhập quốc tế.
+ Bảo vệ môi trường.
+ Nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.
? mục 1 a
Khai thác thông tin và Tư liệu 1 trong mục, hãy nêu những thành tựu cơ bản của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến nay) trên lĩnh vực kinh tế.
Phương pháp giải:
Kết hợp các kiến thức đã học, tìm kiếm thông tin thông qua sách báo để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước (từ năm 1986 đến nay), đã đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng.
- Kinh tế Việt Nam có sự chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
- Tốc độ tăng trưởng:
+ Trong thời kì Đổi mới, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam khá cao và tương đối bền vững.
+ Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP trên 6%/năm (năm 2020, 2021 do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, mức tăng GDP lần lượt chỉ đạt 2,91% và 2,59%, nhưng vẫn là mức tăng trưởng dương và Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới). Năm 2022, GDP của Việt Nam tăng 8,02% so với năm trước. Quy mô nến kịnh tế được mở rộng đáng kể.
- Cơ cấu kinh tế theo ngành và theo thành phần:
+ Cơ cấu kinh tế theo ngành chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong cơ cấu GDP (phân theo khu vực kinh tế).
+ Tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ trong cơ cấu GDP năm 1986 lần lượt là 28,88% và 33,06%; đến năm 2022 đã tăng lên 38,26% và 41,33%. Tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản từ 38,06% năm 1986 giảm xuống còn 11,88% năm 2022.
+ Cơ cấu kinh tế theo thành phần có sự thay đổi theo hướng đa dạng hoá, Các thành phần kinh tế đóng vai trò tích cực vào phát triển đất nước.
- Cơ sở hạ tầng: Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và xây dựng hiện đại.
- Hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh tế đối ngoại phát triển đã đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Thị trường xuất, nhập khẩu mở rộng, nguồn vốn đầu tư của nước ngoài tăng nhanh chóng.
? mục 1 b
Hãy trình bày thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới trên lĩnh vực chính trị, an ninh – quốc phòng.
Phương pháp giải:
Kết hợp các kiến thức đã học, tìm kiếm thông tin thông qua sách báo để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh.
- Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố, tăng cường
🡪 Những thành tựu trên lĩnh vực chính trị, an ninh - quốc phòng đã góp phần giữ vững sự ổn định chính trị và môi trường hoà bình cho công cuộc xây dựng, công cuộc Đổi mới của Việt Nam.
? mục 1 c
Khai thác thông tin và Tư liệu 2 trong mục, hãy trình bày thành tựu cơ bản của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới trên lĩnh vực văn hóa – xã hội.
Phương pháp giải:
Kết hợp các kiến thức đã học, tìm kiếm thông tin thông qua sách báo để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Công cuộc xoá đói, giảm nghèo đã được thực hiện thành công, đất nước đã bước ra khỏi tình trạng kém phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Tỉ lệ hộ có thu nhập trung bình và thu nhập cao ngày càng tăng, tỉ lệ hộ nghèo giảm. Y tế đạt được nhiều tiến bộ khí mức sống ngày càng cải thiện.
- Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở, hạ tầng thông tin – truyền thông được cải thiện đáng kể. Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng lên qua các năm.
- Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm, tuổi thọ trung bình tăng. Chỉ số chăm sóc sức khoẻ toàn dân cao hơn mức trung bình khu vực và trung bình thế giới.
- Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, có sự đa dạng hoá về loại hình trường lớp ở các bậc học. Khoa học - công nghệ và văn hoá có nhiều chuyển biến tích cực.
- Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tiếp thu, làm chủ và ứng dụng hiệu quả các công nghệ tiên tiến và hiện đại.
- Văn hoá truyền thống được bảo tồn và phát huy. Các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được xác định và đánh giá theo chuẩn quốc tếiện và không ngừng nâng cao.
? mục 1 d
Hãy nêu thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới trên lĩnh vực hội nhập quốc tế.
Phương pháp giải:
Kết hợp các kiến thức đã học, tìm kiếm thông tin thông qua sách báo để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Hội nhập về chính trị: Việt Nam tăng cường mối quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và bạn bè truyền thống. Việt Nam tích cực xây dựng, định hình các thể chế đa phương, sẵn sàng đóng góp có trách nhiệm vào công việc của thế giới.
- Hội nhập kinh tế: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam diễn ra sâu rộng, trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là mở rộng đầu tư nước ngoài và tăng trưởng xuất khẩu.
- Hội nhập về an ninh - quốc phòng: Về quan hệ song phương, đối ngoại quốc phòng của Việt Nam được triển khai theo hướng chủ động mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, triển khai các hoạt động hợp tác quốc phòng với các nước.
Hội nhập về văn hoá và các lĩnh vực khác:
+ Về văn hoá, Việt Nam triển khai hợp tác, giao lưu văn hoá, thông tin đối ngoại với nhiều quốc gia và khu vực.
+ Về giáo dục, khoa học - công nghệ. Việt Nam đấy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời là thành viên tích cực của các tổ chức giáo dục quốc tế. Hợp tác trong lĩnh vực khoa học - công nghệ diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
Trong lĩnh vực y tế, lĩnh vực bảo vệ môi trường.... Việt Nam tăng cường hợp tác với các nước và đạt được nhiều thành tựu.
+ Việt Nam tăng cường hợp tác với các nước và đạt được nhiều thành tựu. Với việc mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường chuyển giao kĩ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, Việt Nam đã thực hiện được các kĩ thuật cao trong y tế chuyên sâu, đạt được trình độ cao tương đương với các nước có nền y học hiện đại trong khu vực và trên thế giới.
+ Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Việt Nam mở rộng hợp tác thông qua nhiều đối tác song phương cũng như các tổ chức quốc tế đa phương. Các nội dung hợp tác đi vào chiều sâu bao gồm hầu hết các lĩnh vực quản lí mỗi trường như: đánh giá tác động môi trường, kiểm soát ô nhiễm, xử lí ô nhiễm hóa chất tồn lưu, bảo tồn đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu.
? mục 2
Nêu những bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Phương pháp giải:
Kết hợp các kiến thức đã học, tìm kiếm thông tin thông qua sách báo để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
- Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.
- Kết hợp sức mạnh nội lực và ngoại lực, sức mạnh dân tộc với thời đại trong điều kiện mới nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Luyện tập 1
Lập và hoàn thành nội dung bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây vào vở)
Phương pháp giải:
Kết hợp các kiến thức đã học, tìm kiếm thông tin thông qua sách báo để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Lĩnh vực |
Thành tựu nổi bật |
Kinh tế |
+ Đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng. + Kinh tế Việt Nam có sự chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. |
Chính trị, An ninh – quốc phòng |
+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh. + Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả. + Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. + Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố, tăng cường |
Văn hóa – xã hội |
+ Công cuộc xoá đói, giảm nghèo đã được thực hiện thành công, đất nước đã bước ra khỏi tình trạng kém phát triển. + Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện + Tỉ lệ hộ có thu nhập trung bình và thu nhập cao ngày càng tăng, tỉ lệ hộ nghèo giảm. + Y tế đạt được nhiều tiến bộ khí mức sống ngày càng cải thiện. + Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, có sự đa dạng hoá về loại hình trường lớp ở các bậc học. + Khoa học - công nghệ và văn hoá có nhiều chuyển biến tích cực. |
Hội nhập quốc tế |
+ Việt Nam tăng cường mối quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và bạn bè truyền thống. + Việt Nam tích cực xây dựng, định hình các thể chế đa phương, sẵn sàng đóng góp có trách nhiệm vào công việc của thế giới. + Về quan hệ song phương, đối ngoại quốc phòng của Việt Nam được triển khai theo hướng chủ động mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, triển khai các hoạt động hợp tác quốc phòng với các nước. |
Luyện tập 2
Lựa chọn một bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến nay) mà em tâm đắc nhất và giải thích vì sao?
Phương pháp giải:
Kết hợp các kiến thức đã học, tìm kiếm thông tin thông qua sách báo để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Bài học về: đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp vì:
- Tăng cường sức cạnh tranh: Cần phải áp dụng Đổi mới toàn diện để cải thiện tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và xã hội, từ sản xuất đến giáo dục, y tế, và hạ tầng. Điều này giúp tăng cường sức cạnh tranh toàn diện của quốc gia trên thị trường quốc tế.
- Tối ưu hóa tài nguyên: Quá trình Đổi mới cần được triển khai một cách đồng bộ để tối ưu hóa tài nguyên. Sự kết hợp hài hòa giữa các lĩnh vực khác nhau giúp tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, tránh lãng phí và tăng cường bền vững.
- Đảm bảo tính bền vững: Việc thực hiện Đổi mới theo từng bước giúp quốc gia tránh được những tác động tiêu cực không mong muốn. Điều này tạo ra một quá trình phát triển bền vững và ổn định hơn, giảm thiểu rủi ro và xử lý được những vấn đề nảy sinh.
- Tận dụng lợi thế cơ hội: Đối với từng ngành, từng vùng, cần áp dụng hình thức và cách làm phù hợp. Sự linh hoạt trong cách thức triển khai Đổi mới giúp tận dụng lợi thế cơ hội, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển.
- Đáp ứng nhanh chóng với biến động: Cần Đổi mới toàn diện và có bước đi để quốc gia có thể nhanh chóng thích ứng với biến động trong kinh tế và xã hội. Mô hình này giúp ngăn chặn sự trì trệ và đảm bảo quốc gia luôn linh hoạt trong môi trường biến đổi nhanh.
Câu 9
Kết hợp các kiến thức đã học, tìm kiếm thông tin thông qua sách báo để trả lời câu hỏi
Vận dụng 1
Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh từ sách, báo và internet về một thành tựu nổi bật của thời kì Đổi mới ở Việt Nam và xây dựng infographic giới thiệu về thành tựu đó.
Phương pháp giải:
Kết hợp các kiến thức đã học và tìm kiếm các thông tin trong sách báo để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Thành tựu về kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016- 2020:
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó kinh tế có sự phát triển vượt bậc, thuộc nhóm 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới và là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất.
Vận dụng 2
Tìm hiểu và giới thiệu một số thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội ở địa phương em sinh sống (tỉnh, thành phố) trong công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến nay).
Phương pháp giải:
Kết hợp các kiến thức đã học và tìm kiếm các thông tin trong sách báo để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến nay):
- Kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
+ GDP bình quân đầu người năm 2023 đạt 72 triệu đồng, gấp 48 lần so với năm 1986.
+ Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 6,8%/năm.
- Cơ cấu kinh tế:
+ Chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm, khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng.
- Thu hút đầu tư:
+ Thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước tăng mạnh.
+ Nhiều dự án lớn được triển khai, tạo động lực cho phát triển kinh tế.
- Du lịch:
+ Ngành du lịch phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
+ Lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế ngày càng tăng.
Xóa đói giảm nghèo:
+ Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, từ 16,7% (năm 2006) xuống còn 2,38% (năm 2023).
- Xã hội:
- Giáo dục:
+ Tỷ lệ người biết chữ đạt 98,7%.
+ Chất lượng giáo dục được nâng cao.
- Y tế:
+ Hệ thống y tế được phát triển rộng khắp.
+ Sức khỏe người dân được cải thiện.
- Văn hóa:
+ Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
+ Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân.
- An sinh xã hội:
+ Chăm sóc tốt các đối tượng yếu thế.
+ Mạng lưới an sinh xã hội được củng cố.