Bài 6: Cách mạng tháng tám năm 1945 SGK lịch sử 12 Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Soạn Lịch sử 12, giải Sử 12 Kết nối tri thức Chủ đề 3: Cách mạng tháng tám năm 1945, chiến tranh giả


Bài 6: Cách mạng tháng tám năm 1945 SGK lịch sử 12 Kết nối tri thức

Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện quan trọng, gần với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Cách mạng tháng Tám đã diễn ra trong bối cảnh nào, diễn biến ra sao? Vì sao nói: Cách mạng tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc?

Mở đầu

Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện quan trọng, gần với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Cách mạng tháng Tám đã diễn ra trong bối cảnh nào, diễn biến ra sao? Vì sao nói: Cách mạng tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc?

Phương pháp giải:

Kết hợp các kiến thức đã học, tìm kiếm thông tin thông qua sách báo để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Bối cảnh:

+ Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Từ ngày 17-7-1945 đến ngày 2-8 - 1945, Hội nghị Pốt-xđam quyết định giao việc giải giáp vũ khí của quân phiệt Nhật Bản ở Đông Dương cho quân Trung Hoa Dân quốc ở khu vực phía Bắc vĩ tuyến 16, cho quân Anh ở khu vực phía Nam vĩ tuyến 16. Ngày 6 và ngày 9-8-1945, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki của Nhật Bản. Cũng trong ngày 9-8 - 1945, quân đội Xô viết tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc.

+ Đến ngày 15-8-1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Ngay sau khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh, quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang. Điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc Tổng khởi nghĩa đã đến.

+ Đến ngày 15-8-1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Ngay sau khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh, quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang. Điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc Tổng khởi nghĩa đã đến.

+ Ngày 16, 17-8- 1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập tại Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

- Diễn biến:

+ Đến giữa tháng 8 – 1945, khí thế cách mạng đã sục sôi trong cả nước. Từ ngày 14 – 8, một số cấp bộ Đảng và tổ chức Việt Minh căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương đã phát động nhân dân khởi nghĩa.

+ Tại Hà Nội, ngày 19-8- 1945, quần chúng cách mạng có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu lần lượt chiếm Phủ Khâm sai, Sở Cảnh sát Trung ương, Sở Bưu điện,... Đến tối,, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

+ Tại Huế, ngày 23 - 8, hàng vạn nhân dân biểu tình thị uy, chiếm các công sở giành chính quyền về tay nhân dân.

+ Ngày 25-8, sau khi chiếm được các cơ quan đầu não của chính quyền cũ như: Sở Mật thám, Sở Cảnh sát.... nhân dân Sài Gòn và các vùng phụ cận đã tham gia cuộc mít tỉnh lớn do Mặt trận Việt Minh tổ chức, chính quyền cách mạng ra mắt nhân dân. Khởi nghĩa ở Sài Gòn giành thắng lợi.

+ Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố với toàn thể nhân dân và thế giới sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Cách mạng tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc vì:

+ Đã lật đổ ách cai trị của thực dân Pháp trong hơn 80 năm, của quân phiệt Nhật Bản gần 5 năm; chấm dứt thời kì quân chủ hơn 1000 năm; lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Đảng Cộng sản Đông Dương từ một đảng bí mật trở thành đảng cầm quyền, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.

+ Đánh dấu một bước tiến nhảy vọt trong lịch sử dân tộc: mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và phát triển dưới chế độ dân chủ cộng hoà.

+ Góp phần vào thắng lợi của các lực lượng hoà bình, dân chủ, tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống phát xít, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân và cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.

? mục 1

Trình bày khái quát bối cảnh lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Phương pháp giải:

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc các thông tin trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

- Từ ngày 17-7-1945 đến ngày 2-8 - 1945, Hội nghị Pốt-xđam quyết định giao việc giải giáp vũ khí của quân phiệt Nhật Bản ở Đông Dương cho quân Trung Hoa Dân quốc ở khu vực phía Bắc vĩ tuyến 16, cho quân Anh ở khu vực phía Nam vĩ tuyến 16. Ngày 6 và ngày 9-8-1945, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki của Nhật Bản. Cũng trong ngày 9-8 - 1945, quân đội Xô viết tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc.

- Đến ngày 15-8-1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Ngay sau khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh, quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang. Điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc Tổng khởi nghĩa đã đến.

- Trước đó, từ tháng 3 đến tháng 8 – 1945, cao trào kháng Nhật, cứu nước đã diễn ra trong cả nước, góp phần chuẩn bị lực lượng, tập dượt cho quần chúng đấu tranh, sân sàng tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến.

- Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc, ban bố Quân lệnh số 1, chính thức phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

- Ngày 14, 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang), thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những văn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.

- Ngày 16, 17-8- 1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập tại Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

? mục 2

Khai thác thông tin và Tư liệu 1 trong mục, hãy trình bày những diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Phương pháp giải:

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc các thông tin trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Đến giữa tháng 8 – 1945, khí thế cách mạng đã sục sôi trong cả nước. Từ ngày 14 – 8, một số cấp bộ Đảng và tổ chức Việt Minh căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương đã phát động nhân dân khởi nghĩa.

- Chiều ngày 16-8- 1945, một đơn vị Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đường tiến về Hà Nội.

- Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam giành được chỉnh quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước.

- Tại Hà Nội, ngày 19-8- 1945, quần chúng cách mạng có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu lần lượt chiếm Phủ Khâm sai, Sở Cảnh sát Trung ương, Sở Bưu điện,... Đến tối,, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

- Tại Huế, ngày 23 - 8, hàng vạn nhân dân biểu tình thị uy, chiếm các công sở giành chính quyền về tay nhân dân.

- Ngày 25-8, sau khi chiếm được các cơ quan đầu não của chính quyền cũ như: Sở Mật thám, Sở Cảnh sát.... nhân dân Sài Gòn và các vùng phụ cận đã tham gia cuộc mít tỉnh lớn do Mặt trận Việt Minh tổ chức, chính quyền cách mạng ra mắt nhân dân. Khởi nghĩa ở Sài Gòn giành thắng lợi.

- Các địa phương khác trong cả nước từ rừng núi, nông thôn, thành thị nối tiếp nhau khởi nghĩa. Đến ngày 28- 8, Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là những địa phương cuối cùng giành chính quyền.

- Trong Cách mạng tháng Tám, trước áp lực và hoạt động khôn khéo của lực lượng cách mạng, quân Nhật ở Hà Nội và các địa phương phải án binh bất động, không can thiệp vào tiến trình khởi nghĩa. Nhờ đó, khởi nghĩa diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu.

- Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố với toàn thể nhân dân và thế giới sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

? mục 3 a

Nêu nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Phương pháp giải:

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc các thông tin trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Đường lối lãnh đạo cách mạng đúng đắn, sáng tạo: Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin để lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Trung ương Đảng và Mặt trận Việt Minh đã linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo chớp thời cơ, phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.

+ Truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân dân: Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đoàn kết, vì vậy khi Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc thì toàn dân đã đoàn kết, đồng lòng đứng lên cứu nước.

+ Quá trình chuẩn bị lực lượng lâu dài, chu đáo: Đảng Cộng sản Đông Dương đã có quá trình chuẩn bị liên tục trong suốt 15 năm. Lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng từng bước được xây dựng, cùng cố; quần chúng được tập dượt đấu tranh. Trong quá trình khởi nghĩa giành chính quyền, có sự phối hợp sáng tạo giữa các lực lượng và hình thức đấu tranh: lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang; đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang và đấu tranh ngoại giao.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Thắng lợi của lực lượng Đồng minh và Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống phát xít, đặc biệt là chiến thắng quân phiệt Nhật Bản, đã tạo ra thời cơ khách quan thuận lợi, cùng cố niềm tin cho toàn Đảng, toàn dân vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.

? mục 3 b

Khai thác thông tin và Tư liệu 2 trong mục, phân tích ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng tám năm 1945.

Phương pháp giải:

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc các thông tin trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Cách mạng tháng Tám năm 1945 là sự kiện lịch sử vĩ đại, đã lật đổ ách cai trị của thực dân Pháp trong hơn 80 năm, của quân phiệt Nhật Bản gần 5 năm; chấm dứt thời kì quân chủ hơn 1000 năm; lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Đảng Cộng sản Đông Dương từ một đảng bí mật trở thành đảng cầm quyền, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.

- Cách mạng tháng Tám đã đánh dấu một bước tiến nhảy vọt trong lịch sử dân tộc: mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và phát triển dưới chế độ dân chủ cộng hoà.

- Cuộc cách mạng đã chứng tỏ năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự sáng tạo và tinh thần yêu nước của nhân dân; chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo của cách mạng Việt Nam.

- Về mặt quốc tế, Cách mạng tháng Tám đã góp phần vào thắng lợi của các lực lượng hoà bình, dân chủ, tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống phát xít, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân và cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.

? mục 2 d

Phân tích bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng 8 năm 1945.

Phương pháp giải:

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc các thông tin trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Bài học về sự lãnh đạo của Đảng: Đảng là nhân tố quyết định đối với thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Do đó, Đảng phải có đường lối đúng đắn trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào thực tiễn Việt Nam; chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo cách mạng.

- Bài học về xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 gắn liền với vai trò quan trọng của Mặt trận Việt Mình trong tập hợp, tổ chức và đoàn kết toàn dân. Thực tiễn đó cho thấy, cần có các hình thức phong phú, sáng tạo để tập hợp, tổ chức quần chúng, đẩy mạnh các phong trào thi đua để khơi dậy tinh thần yêu nước và sức mạnh đoàn kết dân tộc.

- Bài học về nắm bắt thời cơ: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám cho thấy cần xác định đúng thời cơ, chủ động và mau lẹ chớp thời cơ hành động nhằm đưa cách mạng đến thành công.

Luyện tập 1

Lập trục thời gian (theo ý tưởng của em) về diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Phương pháp giải:

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc các thông tin trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Luyện tập 2

Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ý nghĩa bước ngoặt và để lại nhiều bài học đối với lịch sử dân tộc Việt Nam. Hãy dựa vào kiến thức trong bài học để làm rõ nhận định trên.

Phương pháp giải:

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc các thông tin trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Ý nghĩa:

+ Lật đổ ách cai trị của thực dân Pháp trong hơn 80 năm, của quân phiệt Nhật Bản gần 5 năm; chấm dứt thời kì quân chủ hơn 1000 năm; lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

+ Đánh dấu một bước tiến nhảy vọt trong lịch sử dân tộc: mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và phát triển dưới chế độ dân chủ cộng hoà.

+ Chứng tỏ năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự sáng tạo và tinh thần yêu nước của nhân dân.

+ Góp phần vào thắng lợi của các lực lượng hoà bình, dân chủ, tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống phát xít, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân và cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.

  • Bài học:

+ Bài học về sự lãnh đạo của Đảng: Đảng là nhân tố quyết định đối với thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Do đó, Đảng phải có đường lối đúng đắn trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào thực tiễn Việt Nam; chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo cách mạng.

+ Bài học về xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 gắn liền với vai trò quan trọng của Mặt trận Việt Mình trong tập hợp, tổ chức và đoàn kết toàn dân.

+ Bài học về nắm bắt thời cơ: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám cho thấy cần xác định đúng thời cơ, chủ động và mau lẹ chớp thời cơ hành động nhằm đưa cách mạng đến thành công.

Vận dụng

Vận dụng kiến thức đã học, hãy cho biết những bài học kinh nghiệm nào từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể được vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Phương pháp giải:

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc các thông tin trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Sức mạnh thời đại : Thời cơ “ ngàn năm có một”: Nhật Bản đầu hàng đồng minh; sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

- Sức mạnh dân tộc :

+ Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Sự chuẩn bị của Đảng và Nhân dân về lực lượng cách mạng và qua các cuộc tập dượt.

+ Tinh thần đoàn kết và yêu nước của nhân dân Việt Nam.

Hiện nay, trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, bài học này cần được áp dụng triệt để: vừa tranh thủ sự mở rộng của thị trường thế giới, vốn đầu tư của nước ngoài,… vừa phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân xây dựng đất nước.


Cùng chủ đề:

Bài 1: Liên Hợp Quốc SGK Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Bài 2: Trật tự thế giới trong chiến tranh lạnh SGK lịch sử 12 Kết nối tri thức
Bài 3: Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh SGK lịch sử 12 Kết nối tri thức
Bài 4: Sự ra đời và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN) SGK lịch sử 12 Kết nối tri thức
Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực SGK lịch sử 12 Kết nối tri thức
Bài 6: Cách mạng tháng tám năm 1945 SGK lịch sử 12 Kết nối tri thức
Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) SGK lịch sử 12 Kết nối tri thức
Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) SGK lịch sử 12 Kết nối tri thức
Bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc từ năm 1945 đến nay SGK lịch sử 12 Kết nối tri thức
Bài 10: Khái quát về công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay SGK lịch sử 12 Kết nối tri thức
Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay SGK lịch sử 12 Kết nối tri thức