Bài 11. Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7
Tại sao phải quy định tốc độ giới hạn đối với các phương tiện giao thông khác nhau, trên những cung đường khác nhau? So sánh tốc độ tối đa của các phương tiện giao thông khác nhau trong bảng và giải thích tại sao có sự khác biệt giữa các tốc độ này (xem Hình 11.1 SGK KHTN 7).
11.1
Tại sao phải quy định tốc độ giới hạn đối với các phương tiện giao thông khác nhau, trên những cung đường khác nhau? So sánh tốc độ tối đa của các phương tiện giao thông khác nhau trong bảng và giải thích tại sao có sự khác biệt giữa các tốc độ này (xem Hình 11.1 SGK KHTN 7).
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông
Lời giải chi tiết:
- Phải quy định tốc độ giới hạn đối với các phương tiện giao thông khác nhau, trên những cung đường khác nhau nhằm đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện giao thông cũng như người tham gia giao thông.
- So sánh tốc độ tối đa của các phương tiện giao thông khác nhau trong bảng:
+ Ô tô chở người dưới 30 chỗ ngồi (trừ ô tô buýt); ô tô có trọng tải dưới 3,5 tấn có tốc độ tối đa là 80 km/h
+ Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (trừ ô tô buýt); ô tô có trọng tải trên 3,5 tấn có tốc độ tối đa là 70 km/h
+ Ô tô buýt; ô tô đầu kéo; ô tô chuyên dụng và xe mô tô có tốc độ tối đa là 60 km/h
+ Ô tô kéo xe khác; xe gắn máy (< 50 cm 3 ) có tốc độ tối đa là 50 km/h.
- Có sự khác nhau giữa các tốc độ vì mỗi loại phương tiện có tải trọng khác nhau, mức độ an toàn khác nhau và đồng thời để đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện giao thông cũng như người tham gia giao thông.
11.2
Giải thích sự khác biệt về tốc độ tối đa khi trời mưa và khi trời không mưa của biển báo tốc độ trên đường cao tốc ở Hình 11.2 SGK KHTN 7.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông
Lời giải chi tiết:
Có sự khác biệt về tốc độ tối đa khi trời mưa và khi trời không mưa của biển báo tốc độ trên đường cao tốc ở Hình 11.2 SGK KHTN 7 là để đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện giao thông vì khi trời mưa, sức bám của bánh xe và mặt đường giảm do trên mặt đường có nước mưa đọng sẽ gây ra hiện tượng trượt nước. Dẫn đến, trường hợp cần phanh gấp thì quãng đường phanh sẽ dài hơn so với điều kiện đường khô ráo. Vì vậy, tốc độ tối đa của các phương tiện tham gia giao thông sẽ giảm xuống khi trời mưa.
11.3
Tại sao người ta phải quy định khoảng cách an toàn ứng với các tốc độ khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường bộ (xem Bảng 11.1). Tìm cách chứng tỏ người điều khiển phương tiện giao thông có tốc độ càng lớn thì càng không có đủ thời gian cũng như khoảng cách để tránh va chạm gây tai nạn.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông
Lời giải chi tiết:
Người ta phải quy định khoảng cách an toàn ứng với các tốc độ khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường bộ để giúp người điều khiển phương tiện giao thông có đủ thời gian phanh, tránh va chạm gây tai nạn. Vì khi đi với tốc độ càng lớn, thì thời gian cần để dừng xe hay tránh va chạm sẽ phải dài hơn, nếu khoảng cách quá gần thì xe sẽ không đủ thời gian để dừng lại nên sẽ khó kiểm soát được xe, dễ xảy ra tai nạn.
11.4
Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để làm gì? Dùng quy tắc “3 giây” để ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68 km/h.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông
Lời giải chi tiết:
Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để quy định khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường bộ. Trên mỗi đoạn đường khác nhau sẽ có biển báo tốc độ giới hạn cho phép và khoảng cách an toàn để người tham gia giao thông nắm được và điều khiển phương tiện tuân thủ biển báo đó.
Đổi: \(68km/h \approx 18,89\,m/s\)
Áp dụng quy tắc 3 giây ta có thể ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68 km/h là: s = v. t = 18,89 . 3 = 56,67 m
11.5
Để đảm bảo an toàn giao thông thì người tham gia giao thông phải:
- Có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông.
- Có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.
Hãy thảo luận về tầm quan trọng của hai yếu tố trên.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông
Lời giải chi tiết:
Để đảm bảo an toàn giao thông thì người tham gia giao thông phải:
- Có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông để mọi người dân đều chấp hành theo đúng quy định, giảm thiểu các vấn đề: tắc đường, lấn làn, tai nạn, … khi tham gia giao thông.
- Có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông để điều khiển phương tiện giao thông với tốc độ phù hợp trên các cung đường đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình và người khác.
Cả hai yếu tố trên đều có tầm quan trọng như nhau.