Bài 12. Thủy quyển, nước trên lục địa SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Soạn Địa 10, giải bài tập Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 5: Thủy quyển


Bài 12. Thủy quyển, nước trên lục địa SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

1. Nêu khái niệm thủy quyển. Xác định giới hạn trên và dưới của thủy quyển. 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. 3. Phân loại hồ dựa theo nguồn gốc hình thành và mô tả đặc điểm của các loại hồ. 4. Trình bày đặc điểm của nước băng tuyết...

? mục I

Trả lời câu hỏi mục I trang 52 SGK Địa lí 10

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

- Nêu khái niệm thủy quyển.

- Xác định giới hạn trên và dưới của thủy quyển.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục I (Khái niệm thủy quyển).

Lời giải chi tiết:

- Khái niệm: Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển,…

- Giới hạn: thủy quyển có thể thâm nhập tới giới hạn trên của tầng đối lưu trong khí quyển và tồn tại trong tầng nước ngầm của thạch quyển.

? mục II

Trả lời câu hỏi 1 mục II trang 52 SGK Địa lí 10

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin mục 2 (Các nân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông).

- Phân tích các nhân tố:

+ Nguồn cung cấp nước sông.

+ Các nhân tố tự nhiên khác (địa hình; thực vật; hồ, đầm).

Lời giải chi tiết:

Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông:

* Nguồn cung cấp nước sông:

- Tùy thuộc nguồn cung cấp nước mà mùa lũ ở các sông khác nhau:

+ Sông chỉ có 1 nguồn cấp nước (mưa) => chế độ nước đơn giản.

+ Sông có nhiều nguồn cấp nước (mưa, băng, tuyết tan) => chế độ nước tương đối phức tạp.

- Nước ngầm có vai trò quan trọng trong điều hòa chế độ nước sông:

+ Vùng cấu tạo bởi đá thấm nước (granit, biến chất), nguồn nước ngầm phong phú => sông ngòi có lượng nước dồi dào.

+ Vùng cấu tạo bởi đá không thấm nước (đá phiến sét), mùa mưa lũ lên rất nhanh, mùa khô nước sông cạn kiệt hoặc rất ít nước.

* Các nhân tố tự nhiên khác:

- Địa hình: miền núi do địa hình dốc nên sông có tốc độ dòng chảy nhanh hơn ở đồng bằng.

- Thực vật: khi nước mưa rơi xuống, 1 lượng lớn nước được tán cây giữ lại, thấm dần vào đất tạo những mạch nước ngầm. Rừng ở thượng nguồn giúp điều hòa dòng chảy, giảm lũ lụt,…

- Hồ, đầm: điều hòa chế độ nước sông (mùa lũ, 1 phần nước sông chảy vào hồ, đầm; mùa cạn cung cấp nước cho sông).

Trả lời câu hỏi 2 mục II trang 53 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 12.1 và thông tin trong bài, em hãy phân loại hồ dựa theo nguồn gốc hình thành và mô tả đặc điểm của các loại hồ.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 12.1 và đọc thông tin mục 2 (hồ).

Lời giải chi tiết:

Dựa theo nguồn gốc hình thành, có thể chia các hồ tự nhiên thành 2 nhóm chính:

- Hồ có nguồn gốc nội sinh:

+ Hồ kiến tạo: hình thành do các đứt gãy lớn (VD: Hồ Bai-can, Vĩ-to-ri-a,…).

+ Hồ núi lửa: hình thành trên miện núi lửa đã tắt (VD: Biển Hồ Plei-ku, hồ Crây-tơ,…).

- Hồ có nguồn gốc ngoại sinh:

+ Hồ do băng hà tạo ra (VD: Ngũ Hồ, hồ Gấu Lớn,…).

+ Hồ bồi tụ do sông (VD: hồ Hoàn Kiếm, Việt Nam).

Trả lời câu hỏi 3 mục II trang 54 SGK Địa lí 10

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm của nước băng tuyết.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 3 (Nước băng tuyết).

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm của nước băng tuyết:

- Phân bố: trên các đỉnh núi cao và vùng cực, chiếm 10% diện tích lục địa.

+ Nước băng tuyết phân bố rải rác ở đỉnh núi cao là nguồn cung cấp nước cho nhiều con sông lớn.

+ Nước băng tuyết ở vùng cực và cận cực có diện tích rộng lớn, bao phủ toàn bộ châu Nam Cực và phần lớn phía bắc châu Âu, châu Á và châu Mỹ.

- Vai trò:

+ Điều hòa nhiệt độ Trái Đất.

+ Cung cấp nước ngọt – chiếm 70% lượng nước ngọt trên Trái Đất.

- Nước băng tuyết hiện nay đang giảm dần do biến đổi khí hậu.

Trả lời câu hỏi 4 mục II trang 54 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 12.2 và đọc thông tin trong bài, em hãy:

- Trình bày các đặc điểm của nước ngầm.

- Nêu những nhân tố ảnh hưởng tới mực nước ngầm.

Phương pháp giải:

Đặc điểm của nước ngầm:

+ Tồn tại thường xuyên trong tầng chứa nước.

+ Mực nước ngầm luôn thay đổi phụ thuộc nguồn cung cấp nước.

+ Nước ngầm cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, ổn định dòng chảy, chống sụt lún,…

- Những nhân tố ảnh hưởng tới mực nước ngầm:

+ Nước mưa;

+ Hơi nước trong không khí;

+ Nước từ sông ngòi thấm xuống;

+ Địa hình;

+ Cấu tạo đất đá,…

? mục III

Trả lời câu hỏi mục III trang 55 SGK Địa lí 10

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết vì sao phải bảo vệ nguồn nước ngọt.

- Nêu những giải pháp cụ thể để bảo vệ nguồn nước ngọt.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục 3 (Bảo vệ nguồn nước ngọt).

Lời giải chi tiết:

* Cần phải bảo vệ nguồn nước ngọt vì:

- Nước ngọt có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người, các hoạt động sinh hoạt và sản xuất:

+ Cơ thể con người cần 1 lượng nước để duy trì sự sống, nếu thiếu nước cơ thể sẽ mệt mỏi, bệnh tật.

+ Nước ngọt cần thiết cho sinh hoạt (ăn uống, tắm giặt, rửa bát,…).

+ Tưới tiêu cho cây trồng, làm mát máy móc, thiết bị công nghiệp,…

- Nước ngọt chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong thủy quyển và đang ngày càng khan hiếm (thủy quyển bao phủ tới 76% bề mặt Trái Đất, nhưng chỉ có 2,5% là nước ngọt, trong đó thì 70% lượng nước ngọt này tồn tại dưới dạng băng tuyết).

* Giải pháp cụ thể để bảo vệ nguồn nước ngọt:

- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới;

- Sử dụng nguồn nước hợp lí;

- Hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước,…

Luyện tập

Giải bài luyện tập 1 trang 56 SGK Địa lí 10

Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện các thành phần của thủy quyển.

Phương pháp giải:

Nhớ lại các thành phần của thủy quyển, gồm:

- Nước trong các biển và đại dương;

- Nước trong lục địa;

- Hơi nước trong khí quyển.

Lời giải chi tiết:

Giải bài luyện tập 2 trang 56 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 12.3, hãy trình bày chế độ nước của sông Hồng.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 12.3, trình bày chế độ nước của sông Hồng theo các tiêu chí:

Các tháng mùa lũ, các tháng mùa cạn, lưu lượng nước tháng cao nhất, lưu lượng nước tháng thấp nhất.

Lời giải chi tiết:

- Chế độ nước của sông Hồng được chia thành 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa lũ (tháng 5 – 10) với lưu lượng nước tháng cao nhất (tháng 8) đạt khoảng 9 100 m 3 /s.

+ Mùa cạn (tháng 11 – 4) với lưu lượng nước tháng thấp nhất (tháng 3) chỉ đạt khoảng 1 000 m 3 /s.

=> Lưu lượng nước tháng cao nhất gấp 9,1 lần lưu lượng tháng thấp nhất.

- Như vậy, chế độ nước sông Hồng thay đổi theo mùa với 1 mùa lũ và 1 mùa cạn, tương ứng với mùa mưa và mùa khô.

Vận dụng

Giải bài vận dụng trang 56 SGK Địa lí 10

Em hãy viết một báo cáo ngắn tìm hiểu về các đặc điểm và vai trò của những sông (hồ) ở địa phương em sinh sống.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân và tìm kiếm thêm các thông tin trên Internet, sách báo,…

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Đặc điểm và vai trò của sông ở Hà Nội.

- Đặc điểm:

+ Mạng lưới sông tương đối dày (gồm sông Hồng và các chi lưu như sông Đáy, sông Nhuệ, sông Đuống,...).

+ Chế độ nước khá thất thường, mùa lũ lệch về thu đông.

- Vai trò:

+ Hệ thống trữ nước, cấp nước và tưới tiêu cho cây trồng;

+ Phát triển giao thông đường thủy;

+ Bồi tạo các bờ bãi tốt tươi,…


Cùng chủ đề:

Bài 7. Ngoại lực SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
Bài 8. Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
Bài 9. Khí áp và gió SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
Bài 10. Mưa SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
Bài 11. Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
Bài 12. Thủy quyển, nước trên lục địa SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
Bài 13. Nước biển và đại dương SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
Bài 14. Đất SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
Bài 15. Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
Bài 16. Thực hành phân tích sự phân bố của đất và sinh vật trên Trái Đất SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
Bài 17. Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo