Bài 15. Tác dụng của dòng điện xoay chiều Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9 — Không quảng cáo

Giải vth khtn 9, soạn vở thực hành khoa học tự nhiên 9 KNTT Chương 4. Điện từ


Bài 15. Tác dụng của dòng điện xoay chiều Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9

Quan sát Hình 15.1 SGK KHTN 9 và cho biết: 1. Cảm giác của tay thế nào khi chạm vào vỏ nhựa máy sấy tóc đang hoạt động?

15.1 1

Quan sát Hình 15.1 SGK KHTN 9 và cho biết:

1. Cảm giác của tay thế nào khi chạm vào vỏ nhựa máy sấy tóc đang hoạt động?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế

Lời giải chi tiết:

1. Cảm giác tay hơi nóng khi chạm vào vỏ nhựa máy sấy tóc đang hoạt động

15.1 2

2. Hơi nóng thổi ra từ đầu sấy của máy sấy tóc chứng tỏ năng lượng điện được chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế

Lời giải chi tiết:

2. Hơi nóng thổi ra từ đầu sấy của máy sấy tóc chứng tỏ năng lượng điện được chuyển hóa thành nhiệt năng

15.1 3

3. Từ kết quả trên chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế

Lời giải chi tiết:

3. Từ kết quả trên chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt

15.2

Nêu các ví dụ trong cuộc sống để chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Dòng điện xoay chiều chạy qua bình nước nóng, ấm đun nước, máy sấy tóc,… có tác dụng nhiệt

15.3 1

1. Gia đình em thường sử dụng loại đèn điện nào để chiếu sáng? Dòng điện được sử dụng để chiếu sáng là dòng điện một chiều hay dòng điện xoay chiều?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế

Lời giải chi tiết:

1. Gia đình em thường sử dụng đèn huỳnh quang, đèn led và đèn sợi đốt để chiếu sáng. Dòng điện được sử dụng để chiếu sáng là dòng xoay chiều

15.3 2

2. Quan sát các Hình 15.2 và 15.3 SGK KHTN 9, cho biết dòng điện xoay chiều có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế

Lời giải chi tiết:

2. Dòng điện xoay chiều có tác dụn phát sáng

15.4

Nêu ví dụ trong cuộc sống chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng phát sáng.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Dòng điện xoay chiều chạy qua đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang có tác dụng phát sáng

15.5 1

Quan sát Hình 15.4 SGK KHTN 9 và cho biết:

1. Khi đóng công tắc K để dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây thì đinh sắt bị hút lên, chứng tỏ dòng điện có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế và quan sát hình

Lời giải chi tiết:

1. Khi đóng công tắc K để dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây thì đinh sắt bị hút lên, chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ

15.5 2

2. Hiện tượng xảy ra có gì khác hay không nếu thay dòng điện xoay chiều bởi dòng điện một chiều?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế và quan sát hình

Lời giải chi tiết:

2. Hiện tượng xảy ra có khác nếu thay dòng điện xoay chiều bởi dòng điện một chiều

15.6

Nêu ví dụ trong cuộc sống chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng từ.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Dòng điện xoay chiều chạy trong dây dẫn thẳng hay trong cuộn dây dẫn sinh ra từ trường

15.7 1

1. Nêu ví dụ trong cuộc sống chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lí.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế

Lời giải chi tiết:

1. Ví dụ: Dòng điện xoay chiều đi qua cơ thể sẽ làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở, thần kinh bị tê liệt,…

15.7 2

2. Nêu một số ứng dụng của dòng điện xoay chiều trong y tế để điều trị cho bệnh nhân.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế

Lời giải chi tiết:

2. Một số ứng dụng của dòng điện xoay chiều trong y tế để điều trị cho bệnh nhân: Máy khử rung tim,…

15.8

Trong các thiết bị điện sau, thiết bị nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều?

A. Ấm đun nước siêu tốc.

C. Máy phát điện xoay chiều.

B. Bếp từ.

D. Quạt điện.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về tác dụng của dòng điện

Lời giải chi tiết:

A. Ấm đun nước siêu tốc: Sử dụng điện năng để sinh nhiệt làm sôi nước. Đây là thiết bị hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.

B. Bếp từ: Hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ, tạo ra dòng điện trong đáy nồi, dẫn đến sinh nhiệt. Tuy nhiên, nhiệt này không trực tiếp từ tác dụng nhiệt của dòng điện trong cuộn dây của bếp từ mà từ dòng điện cảm ứng trong nồi.

C. Máy phát điện xoay chiều: Chuyển đổi cơ năng thành điện năng, không liên quan đến tác dụng nhiệt của dòng điện.

D. Quạt điện: Sử dụng tác dụng cơ học của dòng điện để quay cánh quạt, không liên quan đến tác dụng nhiệt của dòng điện.

Đáp án A

15.9

Tác dụng phát sáng của dòng điện xoay chiều được ứng dụng trong thiết bị điện nào sau đây?

A. Nồi cơm điện.

B. Màn hình máy tính.

D. Bàn là.

C. Máy bơm nước.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về tác dụng của dòng điện

Lời giải chi tiết:

A. Nồi cơm điện: Sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện để nấu chín thức ăn, không liên quan đến tác dụng phát sáng.

B. Màn hình máy tính: Có khả năng phát sáng nhờ các đèn LED hoặc các công nghệ hiển thị khác, nhưng không hoàn toàn do tác dụng trực tiếp của dòng điện xoay chiều mà là nhờ các linh kiện điện tử.

C. Máy bơm nước: Sử dụng tác dụng cơ học của dòng điện để bơm nước, không liên quan đến tác dụng phát sáng.

D. Bàn là: Sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện để ủi quần áo, không liên quan đến tác dụng phát sáng.

Đáp án B


Cùng chủ đề:

Bài 10. Kính lúp. Bài tập thấu kính Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 11. Điện trở. Định luật Ohm Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 12. Đoạn mạch nối tiếp, song song Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 13. Năng lượng của dòng điện và công suất điện Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 14. Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 15. Tác dụng của dòng điện xoay chiều Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 16. Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hóa thạch Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 17. Một số dạng năng lượng tái tạo Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 18. Tính chất chung của kim loại Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 19. Dãy hoạt động hóa học Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 20. Tách kim loại và việc sử dụng hợp kim Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9