Bài 19. Dãy hoạt động hóa học Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9 — Không quảng cáo

Giải vth khtn 9, soạn vở thực hành khoa học tự nhiên 9 KNTT Chương 6. Kim loại. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và


Bài 19. Dãy hoạt động hóa học Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9

Tiến hành thí nghiệm 1. Khảo sát pahrn ứng của các kim loại Na, Fe, Cu với nước (trang 92, SGK KHTN 9) và thực hiện yêu cầu sau:

19.1

Tiến hành thí nghiệm 1. Khảo sát pahrn ứng của các kim loại Na, Fe, Cu với nước (trang 92, SGK KHTN 9) và thực hiện yêu cầu sau:

Dựa vào khả năng phản ứng với nước, có thể chia các kim loại natri, đồng và sắt thành mấy nhóm? So sánh mức độ hoạt động hóa học của các nhóm kim loại này.

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 18.6 bài 18

Lời giải chi tiết:

Chia kim loại thành 2 nhóm: nhóm phản ứng với nước và nhóm không phản ứng với nước

Mức độ hóa học của Na mạnh hơn đồng và sắt

19.2

Tiến hành thí nghiệm 2. Khảo sát phản ứng của kim loại Fe, Cu với dung dịch acid (trang 92, SGK KHTN 9) và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Hãy cho biết kim loại nào phản ứng được với dung dịch HCl (đẩy được hydrogen khỏi acid)?

b) So sánh mức độ hoạt động hóa học của sắt, đồng với hydrogen

c) So sánh mức độ hoạt động hóa học của sắt với đồng

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 19.1

Lời giải chi tiết:

a) Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch HCl

b) Mức độ hoạt động hóa học của Fe > H > Cu

c) Mức độ hoạt động hóa học của Fe > Cu

19.3

Tiến hành thí nghiệm 3. SO sánh mức độ hoạt động hóa học của kim loại Ag và Cu (trang 93, SGK KHTN 9) và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Mô tả hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra

b) So sánh mức độ hoạt động hóa học của kim loại đồng và bạc. Giải thích

c) Qua ba thí nghiệm ở trên, hãy sắp xếp mức độ hoạt động hóa học của các kim loại Na, Fe, Cu, Ag và H thành dãy theo chiều giảm dần

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 19.2

Lời giải chi tiết:

a) Hiện tượng: dây đồng trước khi phản ứng có màu đỏ nâu, dung dịch AgNO3 trong suốt. Sau phản ứng, có một lớp kim loại bám vào dây đồng, dung dịch trong suốt dần chuyển thành màu xanh lam

PTHH: Cu + 2AgNO 3 \( \to \)Cu(NO 3 ) 2 + 2Ag

b) Mức độ hoạt động của Cu mạnh hơn Ag. Vì Cu đẩy được Ag ra khỏi dung dịch AgNO 3

c) Qua ba thí nghiệm trên, mức độ hoạt động hóa học theo chiều giảm dần: Na, Fe, H, Cu, Ag

19.4

Kim loại hoạt động hóa học mạnh như K, Na, Ca phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo ra sản phẩm gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào mức độ hoạt động của kim loại.

Lời giải chi tiết:

Kim loại hoạt động hóa học mạnh như K, Na, Ca phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo dung dịch base và khí H 2

19.5

Kim loại đứng trước H phản ứng với dung dịch acid (H 2 SO 4 loãng, HCl,…) tạo sản phẩm gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào mức độ hoạt động của kim loại.

Lời giải chi tiết:

Kim loại đứng trước H phản ứng với dung dịch acid tạo ra muối và khí H 2

19.6

Nêu khái quát về vị trí trong dãy hoạt động của

- Kim loại hoạt động hóa học mạnh;

- Kim loại hoạt động hóa học trung bình;

- Kim loại hoạt động hóa học yếu

Phương pháp giải:

Dựa vào mức độ hoạt động của kim loại.

Lời giải chi tiết:

Kim loại hoạt động hóa học mạnh thường ở vị trí IA, IIA trong bảng tuần hoàn như: Na, K, Ca, Ba, Mg

Kim loại hoạt động hóa học trung bình là: Al, Zn, Fe

Kim loại hoạt động hóa học yếu thường đứng sau H: Cu, Ag, Au,

19.7 1

Dự đoán hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học của phản ứng (nếu có) trong các thí nghiệm sau:

1. Rót dung dịch H 2 SO 4 loãng vào 3 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3 ml. Lần lượt cho vào mỗi ống nghiệm vào một mẩu kim loại trong ba kim loại sau: Mg, Ag, Zn

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại

Lời giải chi tiết:

1. Hiện tượng xảy ra: Các mẩu kim loại tan dần, có bọt khí bám xung quanh mẩu kim loại

PTHH: Mg + H 2 SO 4 \( \to \)MgSO 4 + H 2

2Al + 3H 2 SO 4 \( \to \) Al 2 (SO 4 ) 3 + 3H 2

Zn + H 2 SO 4 \( \to \) ZnSO 4 + H 2

19.7 2

2. Cho viên kẽm vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO 3

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại

Lời giải chi tiết:

2. Hiện tượng xảy ra: có một lớp kim loại bám trên viên kẽm

PTHH: Zn + 2AgNO 3 \( \to \) Zn(NO 3 ) 2 + 2Ag

19.7 3

Rót vào ba cốc thủy tinh loại 100 ml, mỗi cốc 25ml nước cất. Cho vào mỗi cốc một mẩu kim loại trong số ba kim loại sau: Cu, Fe, Ca

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại

Lời giải chi tiết:

3. Hiện tượng hóa học

Cốc thủy tinh đựng kim loại Cu và Fe: không có hiện tượng

Cốc thủy tinh đựng kim loại Ca: mẩu Ca tan dần

PTHH: Ca + 2H 2 O \( \to \) Ca(OH) 2 + H 2

19.8

Để điều chế hydrogen trong phòng thí nghiệm, người ta có thể dùng kim loại nào sau đây để phản ứng với dung dịch acid HCl? Viết phương trình hóa học của phản ứng.

K, Al, Cu, Fe, Zn, Ag.

Giải thích tại sao không lựa chọn các kim loại còn lại.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại

Lời giải chi tiết:

Các kim loại tác dụng với dung dịch HCl tạo khí hydrogen là: K, Al, Fe, Zn.


Cùng chủ đề:

Bài 14. Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 15. Tác dụng của dòng điện xoay chiều Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 16. Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hóa thạch Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 17. Một số dạng năng lượng tái tạo Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 18. Tính chất chung của kim loại Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 19. Dãy hoạt động hóa học Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 20. Tách kim loại và việc sử dụng hợp kim Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 21. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 22. Giới thiệu về hợp chất hữu cơ Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 23. Alkane Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
Bài 24. Alkene Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9